Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ

nguyên nhân : chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

diễn biến :

- Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).

- Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.

- Sau 3 tháng từ khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

kết quả :

Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.

Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

ý nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.

  • Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Link tải Giáo án Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân

- Biết được chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta.

- Lý Bí và nước Vạn Xuân:

+ Con người và sự nghiệp của Lý Bí (quê hương và hoạt động...).

+ Diễn biến khởi nghĩa (sự ủng hộ của các hào kiệt khắp nơi, khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân).

- Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (diễn biến chính: thời Lý Bí lãnh đạo, kết quả).

- Nhận xét chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu.

- Sau hơn 600 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.

- HS biết nhận thức rõ nguyên nhân của sự kiện, biết đánh giá sự kiện lịch sử.

- Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

- Năng lực chung:Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

- Ti vi.

- Máy vi tính.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Hình ảnh, lược đồ khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602).

- Phiếu học tập…

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là biết được nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa Lý Bí, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về Lý Bí.

? Em biết gì về các bức ảnh trên?

- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, nhà Lương siết chặt hơn nữa ách đô hộ đối với nhân dân ta. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ. Không cam chịu ách áp bức bóc lột, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh dưới ngọn cờ của Lý Bí. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Chính sách đô hộ của nhà Lương

- Mục tiêu: Biết được chính sách đô hộ của nhà Lương.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 1. Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận

+ Nhóm 1,2: ? Đầu thế kỉ VI ách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào? Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lương ở nước ta có gì thay đổi?

+ Nhóm 3,4: ? Em nghĩ gì về thái độ của nhà Lương đối với dân tộc ta?

+ Nhóm 5,6: ? Em biết gì về Tiêu Tư và chính sách cai trị của nhà Lương? Em có nhận xét gì chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Về hành chính: nhà Lương chia lại đất nước ta thành các quận, huyện và đặt tên mới: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hoá) ; Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ

- Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

- Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị.

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.

2. Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân

- Mục tiêu: Biết trình bày được theo lược đồ những nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi.

? Em biết gì về Lí Bí? Vì sao ông lại mộ quân khởi nghĩa?

? Những hào kiệt nào đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lí Bí? Vì sao?

? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?

- HS: Trình bày dựa vào lược đồ.

? Sau khi nghĩa quân chiếm các quận, huỵên quân Lương phản ứng như thế nào? Kết quả cuộc khởi nghĩa?

? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?

? Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào?

? Sau khi giành được ngày thắng lợi, Lí Bí đã làm gì?

? Vì sao Lý Bí không xưng vương mà lại xưng đế?

? Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

- Vạn Xuân có nghĩa vạn mùa xuân, mong muốn nước ta trường tồn như vạn mùa xuân...

- Lý Bí tổ chức nhà nước như thế nào? Nhận xét?

- GV: đây là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền sơ khai.

- GV chốt ý, tổng kết bài.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Nguyên nhân: do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta.

b. Diễn biến

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng:

- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.

- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ.

c. Kết quả, ý nghĩa: khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Nhà Lương đã chia nước Âu Lạc cũ thành các quận huyện nào?

A. Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Nhật Nam và Hoàng Châu.

B. Giao Chỉ, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

C. Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

D. Cửu Chân, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Câu 2: Sự kiện nào chứng tỏ nhà Lương rất khinh rẻ dân tộc ta?

A. Vua Tùy đòi vua ta là Lý Phật Tử phải sang chầu.

B. Khúc Thừa Dụ làm vua nước ta nhưng chỉ được phong làm Tiết độ sứ.

C. Bắt vua ta phải gởi con trai sang làm con tin.

D. Tinh Thiều là người nước ta, vốn học giỏi văn hay nhưng chỉ được giữ chức gác cổng thành.

Câu 3: Đâu không phải là lí do hào kiệt và nhân dân khắp nơi đều ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Muốn giành ngôi vua.

B. Nhân dân ta rất oán hận nhà Lương.

C. Ý chí giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.

D. Nhà Lương cai trị và bóc lột tàn bạo nhân dân ta.

Câu 4: Thứ sử Tiêu Tư đã có hành động gì trước cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

A. Tiêu Tư chặn nghĩa quân tại thành Long Biên.

B. Tiêu Tư hoảng sợ, bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

C. Tiêu Tư bỏ thành Long Biên nhưng sau đó đem quân đánh úp, nghĩa quân phải rút lui.

D. Tiêu Tư dùng mưu kế hiểm độc làm nghĩa quân phải rút về Nghệ An.

Câu 5: Kết quả của cuộc tấn công lần thứ nhất của quân nhà Lương?

A. Hai bên cầm cự hơn một năm, quân Lương rút về nước.

B. Nghĩa quân đánh bại quân nhà Lương, giải phóng thêm Hợp Phố

C. Nghĩa quân đánh bại quân nhà Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.

D. Quân Lương bao vây nghĩa quân trong thành Long Biên.

Câu 6: Sau cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thắng lợi, Lý Bí đã làm gì?

A. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế.

B. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ.

C. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Đại La.

D. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Thăng Long.

Câu 7: Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?

A. Đất nước tươi đẹp như vạn mùa xuân.

B. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc.

C. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ.

D. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm: HS

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn bài mới và trả lời các câu hỏi trong SGK bài 22

Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (tt)

+ Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

+ Sau 2 lần thất bại thái độ của nhà Lương như thế nào?

+ Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa.

+ Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao?

+ Sau khi đánh bại quân Lương Triệu Quang Phục đã làm gì?

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:

  • Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ

Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ

Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ

Diễn biến khởi nghĩa lý bí vì sao phải sợ

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.