Điều khoản hoàng hôn là gì

Hoàng hôn[1] hay còn gọi là chiều tà là từ thường dùng để chỉ một khoảng thời gian kể từ ngay sau khi Mặt Trời lặn cho tới khi trời tối hẳn (buổi tối). Nó là khái niệm gắn liền với vị trí biểu kiến của Mặt Trời ở phía dưới đường chân trời, trong tiếng Việt còn có các tên gọi như nhá nhem, chạng vạng, nhá nhem tối, tối nhọ mặt người, Hán-Việt: bàng vãn, bạc mộ...

Điều khoản hoàng hôn là gì

Landers, California vào lúc hoàng hôn thiên văn

Trong khoa học khí tượng và nhiều ngôn ngữ, người ta định nghĩa hoàng hôn (dusk) là một thời điểm tối nhất của chạng vạng chiều tối thay vì là một khoảng thời gian (cách gọi "hoàng hôn" thông dụng ở trên là tương đương với thời gian chạng vạng chiều tối).[2]

 

Các giai đoạn chạng vạng dân dụng, hàng hải và thiên văn.[3] Hoàng hôn là thời điểm tối nhất của chạng vạng buổi tối.

Thời điểm hoàng hôn, nói chính xác hơn là hoàng hôn thiên văn, là kết thúc của chạng vạng thiên văn, ngay trước lúc đêm tối bắt đầu và độ sáng của bầu trời là cực tiểu.[4] Hoàng hôn được phân loại thành ba thời điểm sau.

  • Hoàng hôn dân dụng (civil dusk trong tiếng Anh) là thời điểm mà đĩa Mặt Trời ở 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Nó đánh dấu kết thúc của chạng vạng dân dụng (bắt đầu từ khi Mặt Trời lặn). Vào thời điểm này các vật thể vẫn còn có thể phân biệt được và một số ngôi sao (các định tinh và một số hành tinh của hệ Mặt Trời) đã xuất hiện trên bầu trời, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi trời quang mây. Bầu trời có thể có một vài màu sắc phân biệt trong thời điểm này, chẳng hạn màu đỏ hay cam. Sau thời điểm này, ánh sáng nhân tạo có thể được cần đến cho các hoạt động ngoài trời.
  • Hoàng hôn hàng hải (nautical dusk) là thời điểm khi đĩa Mặt Trời ở 12 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Nó đánh dấu kết thúc của chạng vạng hàng hải (bắt đầu khi hoàng hôn dân dụng). Vào thời gian này, các vật thể và đường chân trời trở nên khó phân biệt rõ ràng, các ngôi sao và các hành tinh trở nên sáng hơn.
  • Hoàng hôn thiên văn (astronomical dusk) là thời điểm mà đĩa Mặt Trời ở 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Nó đánh dấu sự kết thúc của chạng vạng thiên văn (bắt đầu khi hoàng hôn hàng hải), và sự bắt đầu của ban đêm. Vào thời điểm này, Mặt Trời không còn rọi sáng lên bầu trời được nữa và như thế nó không thể gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.[4][5]
  • Chạng vạng
  • Bình minh
  • Mặt Trời mọc
  • Mặt Trời lặn
  • Giờ xanh
  • Giờ vàng (nhiếp ảnh)

  1. ^ Từ Hán-Việt, nghĩa tiếng Trung của "黄昏"
  2. ^ Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). “Astronomical Terms”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Van Flandern, T.; K. Pulkkinen (1980). “Low precision formulae for planetary positions”. Astrophysical Journal Supplement Series. 31 (3). Bibcode:1979ApJS...41..391V. doi:10.1086/190623.
  4. ^ a b “Full definition of Dusk”.
  5. ^ “Dusk – Definition and Meaning”. www.timeanddate.com.

  • Biểu tính toán thời gian chạng vạng cho khắp thế giới có thể tìm thấy tại www.gaisma.com/en/

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoàng_hôn&oldid=65497006”

Hoàng hôn hay còn gọi là chiều tà, nhá nhem, chạng vạng, nhá nhem tối, tối nhọ mặt người... là các cụm từ để chỉ một khoảng thời gian kể từ ngay sau khi Mặt Trời lặn cho tới khi trời tối hẳn (buổi tối). Nó là khái niệm gắn liền với vị trí biểu kiến của Mặt Trời ở phía dưới đường chân trời.

  • Hoàng hôn thiên văn là thời gian khi Mặt Trời nằm trong khoảng từ 12 tới 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều-tối. Vào thời gian này, Mặt Trời không còn rọi sáng lên bầu trời được nữa và như thế nó không thể gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.
  • Hoàng hôn hàng hải là thời gian khi Mặt Trời nằm trong khoảng từ 6 tới 12 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều-tối. Vào thời gian này, các vật thể không còn có thể phân biệt được nữa, đường chân trời cũng không còn nhìn thấy được bằng mắt thường.
Hoàng hôn dân dụng là khoảng thời gian mà Mặt Trời nằm từ 0 tới 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều-tối. Vào thời gian này các vật thể còn có thể phân biệt được và một số ngôi sao (các định tinh và một số hành tinh của hệ Mặt Trời) đã xuất hiện trên bầu trời, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi trời quang mây.

Tại sao khi sắp lặn mặt trời lại có màu đỏ? Nếu các bạn để ý trên bầu trời, lúc mới mọc và sắp lặn, mặt trời có màu đỏ hoặc đỏ cam. Ánh sáng dịu hơn nên chúng ta có thể trực tiếp ngắm nhìn mà không bị chói.

Trong khi đó, mặt trời lên cao lại có ánh sáng trắng chói mắt, nhất là vào giữa trưa.

Nguyên nhân này được lý giải dựa trên hiện tượng tán xạ ánh sáng:

– Cụ thể, theo nghiên cứu Trái đất chứa rất nhiều hạt nhỏ, đặc biệt là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%).

– Ánh sáng Mặt trời gồm 7 màu chiếu qua lớp khí quyển, chúng sẽ va chạm phân tử khí nitơ và oxy.

– Ánh sáng xanh da trời và tím sẽ bị tán xạ mạnh nhất vì chúng là các bước sóng ngắn. So với những ánh sáng đỏ, cam và vàng là những bước sóng dài. 

– Ban ngày, ánh sáng xanh và tìm được tán xạ khắp bầu trời nên ta mới nhìn thấy nền trời màu xanh.

– Khi mặt trời lặn, ánh sáng phải đi qua đoạn đường dài hơn trong khí quyển. Điều này dẫn đến ánh sáng bị tán xạ mạnh mẽ hơn nữa. Kết quả là ánh xanh, tím bị tán xạ nhiều lần, hầu hết không còn tới được mắt người nữa. Chỉ còn các ảnh sáng đỏ, cam, vàng có thể tới mắt người.

Đó là lý do hoàng hôn có màu đỏ, và bầu trời cũng như ngả màu vàng, đỏ dần về phía mặt trời.

Hoàng hôn là gì trong cảm hứng thơ ca, hội họa

Hoàng hôn là gì trong nghệ thuật?

Hoàng hôn xuất hiện rất nhiều trong cảm hứng nghệ thuật, bao trùm từ thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,…

Nó được xem nhưng khoảnh khắc đẹp nhất, hiếm hoi trong ngày.

Ở góc nhìn nghệ thuật, hoàng hôn là gì được khắc họa một cách “văn chương” hơn. Nó hay gắn liền với cảm xúc, thế giới nội tâm của con người. Giống như một cảm nhận rất tự nhiên, mỗi chúng ta đều từng thấy “buồn man mác” trước thời khắc ngày tàn.

Nhưng nếu giải thích một cách “khách quan” bằng lý lẽ thực tiễn. Tại sao thời gian ngày tàn / hoàng hôn lại tác động nhiều đến cảm xúc được như vậy?

Tại sao hoàng hôn gắn liền với nỗi buồn?

– Hoàng hôn gắn liền với nỗi buồn, tiếc nuối:

Mặt trời lặn đánh dấu sự “kết thúc” của ánh sáng, nhường chỗ cho màn đêm tối. Nó cũng đánh dấu cho sự kết thúc vĩnh viễn của một “ngày”.

Trong đó, chúng ta đều trải qua những sự việc, sự kiện nào đó. Khi mà sự việc đó đủ quan trọng, thì sự trôi qua một ngày sẽ làm ta nuối tiếc.

Nỗi buồn hoàng hôn là gì? Thực chất nó đến từ việc bạn đã bỏ lỡ, đã hối hận, đã tiếc nuối điều gì đó sắp kết thúc. Và hoàng hôn chỉ là thời gian có sự chuyển biến rõ rệt bằng mắt, khiến chúng ta nhận ra sự kết thúc của một ngày. Nên khi thấy hoàng hôn, lòng người mới dễ buồn như vậy.

Buổi chiều mùng 3 Tết, ta tiếc nuối thời gian vui vẻ náo nhiệt đón Tết. Chiều tan học cuối cùng, ta tiếc nuối cho thời gian gắn bó ở trường học, với bạn bè,… Tin rằng ai cũng từng trải qua!

– Hoàng hôn gắn liền với nhịp sống chậm rãi

Thời gian mặt trời lặn thường gắn liền với sự giải lao, kết thúc công việc trong ngày. Lúc này, con người rũ bỏ được những áp lực công việc, học tập,… trở về ăn uống, nghỉ ngơi. Vì thế, khoảnh khắc xế chiều cho cảm giác nhịp sống nhẩn nha, chậm rãi hơn.

– Hoàng hôn màu đỏ:

Nghiên cứu khoa học chỉ ra màu sắc có ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Màu xanh của bầu trời ban ngày cho cảm giác tươi sáng, vui vẻ. Màu đỏ trầm lúc hoàng hôn lại cho cảm giác trầm buồn, tĩnh lặng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàng hôn trên mảnh đất Việt Nam

Việc du lịch tham quan một địa điểm thắng cảnh nào đó cần đầu tư nhiều thời gian và có chi phí. Thế nhưng trong điều kiện không quá rảnh rỗi, không quá dư giả. Bạn lại muốn cùng ai đó giải khuây, ngắm cảnh thì ngắm nhìn hoàng hôn chính là lựa chọn tuyệt vời.

  • Hồ Tây – thủ đô Hà Nội
  • Đảo Quan Lạn – tỉnh Quảng Ninh
  • Sông Hương – T.P Huế
  • Bãi biển Mỹ Khê – T.P Đà Nẵng
  • Bãi Củi – tỉnh Nha Trang
  • Sunset Sanato Beach – Phú Quốc
  • Cánh đồng muối – tỉnh Ninh Thuận
Đồi Thiên Phúc Đức – T.P hoa Đà Lạt

Top địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nên thơ ở Hà Nội

Dù nằm trong top các thành phố đông đúc và sôi động nhất cả nước. Nhưng đâu đó thủ đô Hà Nội vẫn mang một nét đẹp hoài cổ, trầm tĩnh và nên thơ.

Hoàng hôn trên Hồ Tây, hồ Gươm

– Một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn ở Hà Nội tuyệt nhất chính là Hồ Tây.

Cổ kính với những tấm đã rêu phong, hàng cây cổ rủ những rễ già bên bỏ hồ. Nền trời khoác trên mình tấm áo đỏ vàng pha tối trầm mặc, nhuốm màu đượm buồn trên mặt nước.

Khoảng không rộng lớn khiến những cơn gió chiều tha hồ đáp xuống, thổi tóc bay bay. Dây thực sự là cảnh tượng mỹ miều, thích hợp cho những người nhiều tâm trạng.

– Một địa điểm khá “tương đồng” là cảnh quan trên hồ Gươm. Hoàng hôn nơi đây đẹp nhất khoảng tháng 9 cuối thu. Thiên nhiên dập dìu trong vũ điệu uốn lượn của lá cây, những xác lá vàng hòa trong ánh đỏ chiều tà trở nên đẹp rung động lòng người.

Hoàng hôn trên cầu Long Biên

Trên cầu Long Biên, cảm giác đặc biệt nhất khi ngắm hoàng hôn là gì? Có lẽ là nỗi buồn, sự hoài cổ in trên những thanh ray tàu cũ kỹ, rỉ sét. Ánh nắng ấm áp, vàng nhẹ tô màu cho mảnh đường tàu thêm huyền ảo.

Hoàng hôn trên đỉnh tòa Lotte Center, Keangnam

Cơ hội ngắm hoàng hôn từ trên cao những tòa nhà chọc trời Hà Nội. Tòa tháp 72 tầng Keangnam nổi tiếng sẽ mang đến cho bạn cơ hội ngắm nhìn toàn thành phố từ độ cao 300m.

Tại đây, ngoài ngắm nhìn thành phố trên đài quan sát SKY 72. Bạn còn có thể tranh thủ các hoạt động giải trí như rạp chiếu phim 5D, xem phim 3D hay ghé thăm bảo tàng sống.

Ngoài ta, Lotte Center mới khai trương tại 54 Liễu Giai. Bạn có thể xúng xính lên đồ với những góc hình chanh sả, đẹp thơ mộng trong màu hoàng hôn.

Người đăng: chiu Time: 2021-09-10 16:48:11