Điều tra tại hiện trường là gì

Khám nghiệm hiện trường theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.  Hiện trường trong tố tụng hình sự được hiểu là nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm. Vì vậy việc khám nghiệm hiện trường rất quan trọng, được quy định cụ thể tại điều 201, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

» Mẫu Biên bản khám nghiệm hiện trường

Hiện trường chứa đựng nhiều thông tin về tội phạm đã xảy ra, nhiều khi nguồn tin từ hiện trường là nguồn tin duy nhất về tội phạm. Do đó, khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra quan trọng, được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

Căn cứ pháp lý về khám nghiệm hiện trường

Khoản 1, Điều 201, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về khám nghiệm hiện trường như sau:

“(1). Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

(2) Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. (3) Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.

Tại sao phải khám nghiệm hiện trường?

Hiện trường trong tố tụng hình sự được hiểu là nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm. Hiện trường chứa đựng nhiều thông tin về tội phạm đã xảy ra, nhiều khi nguồn tin từ hiện trường là nguồn tin duy nhất về tội phạm. Do đó, khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra quan trọng, được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

Thực tế cho thấy, khám nghiệm hiện trường có thể và thường được tiến hành trước khi khởi tố ,vụ án hình sự. Kết qủa khám nghiệm hiện trường giúp cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.

Ai có thẩm quyền khám nghiệm hiện trường?

Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

Về thành phần, lực lượng khám nghiệm hiện trường gồm sự tham gia bắt buộc của Điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm, Kiểm sát viên, người chứng kiến. Vì vậy, trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm hiện trường cũng phải có người chứng kiến.

Tùy từng trường hợp, khi cần thiết có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

Khám nghiệm hiện trường như thế nào?

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra vừa đòi hỏi tính chiến thuật cao, vừa đòi hỏi sự hỗ trợ của phương tiện kĩ thuật hình sự. Kết quả của hoạt động khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa lớn đối với hoạt động điều tra, giải quyết vụ án sau này.

Các hoạt động cơ bản khi tiến hành khám nghiệm gồm chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chồ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đên vụ án.

Các kết quả này phải được ghi rõ trong biên bản khám nghiệm hiện trường. Biên bản khám nghiệm hiện trường là nguồn chứng cứ và phải được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Hiện trường là gì? Trình tự, thủ tục khám nghiệm hiện trường được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiện trường là gì?

Hiện trường là nơi có thông tin, dấu vết của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm cần tiến hành khám nghiệm. Đó chính là nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm có dấu vết của tội phạm, vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác có liên quan đến vụ án và nhưng thông tin khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra vụ án.

Trình tự, thủ tục khám nghiệm hiện trường được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như thế nào?

– Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

– Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

– Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

>>Xem thêm: Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét theo Tố tụng hình sự

Trên đây là bài viết về “Khám nghiệm hiện trường theo Bộ luật tố tụng hình sự” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.