Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

Bài viết này nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật cho ăn qua sonde, giúp thân nhân có thể chăm sóc tốt bệnh nhân tại nhà và hạn chế biến chứng.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde
Hình minh họa - Nguồn Internet

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong qúa trình điều trị. Ở người bình thường, nhu cầu năng lượng từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, chia làm 4-5 bữa. Một chế độ ăn tốt phải bao gồm 4 thành phần chính: Đường (gạo, bột ngũ cốc…), đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), mỡ (mỡ, dầu…) và vitamin, khoáng (rau, trái cây…). Ở những bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu thì phải ăn theo chế độ riêng.Bệnh nhân không đặt sonde dạ dày, ăn bằng đường miệng thì nên chọn những thức ăn hợp khẩu vị với người bệnh. Chú ý cho người bệnh ăn từ từ, tránh ép bệnh nhân vì có thể gây nghẹn, sặc rất nguy hiểm..Những bệnh nhân không tự ăn được mà phải đặt sonde dạ dày, người chăm sóc phải biết cách cho ăn qua sonde. Bài viết này nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật cho ăn qua sonde, giúp thân nhân có thể chăm sóc tốt bệnh nhân tại nhà và hạn chế biến chứng.

Các bước thực hiện :



 Dụng cụ:
- Ly đựng nước chín để nguội- 1 khăn lông- Bơm tiêm 50cc- Bình đựng dung dịch thức ăn (sữa hoặc cháo xay nhuyễn lỏng).- Que gòn vệ sinh mũi.- Túi đựng rác.

Thực hiện:

- Người cho ăn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chuẩn bị dụng cụ và trước khi cho bệnh nhân ăn- Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300, mặt quay về phía người cho ăn- Choàng khăn quanh cổ và trước ngực bệnh nhân- Kiểm tra vị trí ống thông bằng cách xem vị trí cố định ống thông có đúng không hay xem mức làm dấu trên ống thông nếu tuột ống phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để đặt lại.- Dùng ống tiêm rút dịch dạ dày để kiểm tra có dịch dạ dày không và kiểm tra thức ăn có tiêu hóa hết không.- Nếu thức ăn còn nhiều và  chưa tiêu hơn 2/3 lượng thức ăn ban đầu, không cho ăn thêm.- Lắp bơm tiêm 50cc vào đầu ngoài ống thông, đổ thức ăn vào ống tiêm (đã được bỏ pitton).- Điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp ống tiêm.- Sau khi cho ăn đổ một ít nước chín vào ống tiêm để tráng ống.- Gập đầu ống thông lại để tránh thức ăn không bị trào ngược ra ngoài, giữ sạch đầu ngoài ống thông bằng cách bỏ vào bao nilong sạch vùng hầu họng gây hít sặc.- Tháo khăn lông, vẫn cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 phút để phòng tránh trào ngược thức ăn lên.- Dọn dẹp dụng cụ và rửa tay.- Rửa ống tiêm cho ăn để khô, giữ sạch.- Thay ống thông tại cơ sở y tế sau khi đã sử dụng ống 5 ngày.

ĐDT Đoàn Thị Nga

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

  • Từ khóa:
  • Hướng dẫn
  • bệnh nhân ăn qua ống thông
  • ĐDT Đoàn Thị Nga

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

Đọc nhiều nhất

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH


Page 2

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

Ngày 3/6/2011, Phòng Công nghệ thông tin (tiền thân là Tổ vi tính trực thuộc Phòng Hành chính quản trị) chính thức được thành lập theo quyết định số 359/QĐ-BV115.

Cơ cấu tổ chức - nhân sự:

Tổng số viên chức và người lao động tại Phòng Công nghệ thông tin - Bệnh viện Nhân dân 115 là 9 cán bộ, trong đó:

- Phụ trách phòng: Cử nhân Lê Văn Hiếu

- Phó trưởng phòng: Cử nhân Đặng Văn Hưng

- Trình độ Đại học: 8; Cao đẳng: 01

- Cơ sở vật chất: Khu A, Lầu 2, Phòng Công nghệ thông tin. Diện tích phòng 100m2 bao gồm: phòng máy chủ, phòng làm việc, phòng trưởng phòng, phòng sửa chữa, phòng nghỉ nhân viên.

Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động:

Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động CNTT trong Bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Ban giám đốc về các nội dung công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch mua sắm trang thiết bị tin học thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng;

- Quản lý, bảo trì, sửa chữa hệ thống CNTT của bệnh viện

- Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động của bệnh viện: quản lý người bệnh, quản lý cấp phát thuốc, quản lý thanh toán ra viện, quản lý tài chính… đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả;

- Đề xuất những giải pháp hoặc kiến nghị về công nghệ thông tin với Ban giám đốc nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Hoạt động:

Xây dựng các công cụ, phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý trong Bệnh viện:

- Báo cáo: bảng thông tin điện tử; bảng điện chạy thông tin lịch làm việc; báo cáo chuyển tuyến; quản lý biên bản nghiệm thu và bàn giao; báo cáo sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tiền chất và các dạng thuốc phối hợp; báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật DSA, tổng hợp thủ thuật, danh sách bệnh DSA; báo cáo danh sách PT-TT tại khoa HS ngoại….

- Triển khai mail server Bệnh viện; hệ thống phát số tại khu E- khoa khám bệnh; hệ thống phát số thứ tự khu A - CĐHA…

- Phần mềm: Phần mềm báo cáo thanh toán BHYT; Phần mềm quản lý người bệnh chuyển khoa…

- Triển khai nhiều phần mềm nghiệp vụ phục vụ cho các phòng chức năng của Bệnh viện.

Những thành tích nổi bật:

Phòng Công nghệ thông tin đã triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin tại Bệnh viện đã đạt được trong những lĩnh vực của quản lý Bệnh viện như sau:

- Triển khai phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện với đầy đủ các phân hệ.

- Quản lý tiếp đón bệnh nhân, cấp mã số bệnh nhân, quản lý bệnh nhân khám bệnh ngoại trú, quản lý bệnh nhân điều trị ngoại trú, quản lý bệnh nhân điều trị nội trú, quản lý viện phí ngoại trú, quản lý viện phí nội trú, quản lý bảo hiểm y tế, quản lý kê đơn thuốc ngoại trú, quản lý kê đơn thuốc nội trú, quản lý kho, quản lý hồ sơ bệnh án khi bệnh nhân đã xuất viện, quản lý báo cáo thống kê, quản lý kết quả cận lâm sàng, quản lý chẩn đoán hình ảnh, quản lý cận lâm sàng, Website/Cổng thông tin, các lĩnh vực quản lý khác: quản lý văn thư, lưu trữ ; quản lý nhân sự; các ứng dụng phần mềm kế toán, lương, quản lý tài sản, văn phòng phẩm…

- Các phân hệ có kết nối thông tin trực tiếp với nhau…

- Hoàn thành các mục tiêu chính sách chất lượng của bệnh viện cụ thể là tin học hóa quản lý nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng (QMS) ISO 9001:2008, hướng tới quản lý thông tin đạt các tiểu chuẩn quốc tế trong bộ tiêu chí JCI.

- Quản lý hệ thống CNTT trong bệnh viện được thông suốt, đảm bảo, đáp ứng, cung cấp thiết bị tin học theo dự trù của các khoa phòng, sửa chữa các thiết bị tin học.

- Triển khai kế hoạch tăng cường hệ thống an toàn hệ thống thông tin theo dõi báo cáo nếu có sự cố, rà soát tại khoa phòng hủy bỏ các hệ thống AP tự lắp đặt.

- Tham quan học tập các bệnh viện mô hình quản lý, qui trình, phần mềm để thực hiện đánh giá cải tiến qui trình hiện tại. Cùng với các khoa/phòng trong Bệnh viện tiếp tục soạn thảo các qui trình quản lý Bệnh viện hàng năm, hoặc có sửa đổi bổ sung.

- Phối hợp với các khoa phòng thực hiện các quy định về giá trong dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của BYT và UBND…

- Đã hoàn thành đúng tiến độ mã hóa danh mục phẩu thuật thủ thuật phục vụ cho giám định BHYT,  triển khai công văn số 1200 của SYT về triển khai công văn 9324/BYT và quyết định 5084 ngày 30/11/2015, 215/BHXH-GĐI ngày 23/3/2016 về triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT, 1122/BYT…

+ Công tác hỗ trợ tăng bảng giá viện phí mới theo Thông tư liên tịch  37 và các công văn hướng dẫn kèm theo.

+ Triển khai chuyển dữ liệu lên 2 cổng thông tin: www.gdbhyt.baohiemxahoi.gov.vn, http://congdulieuyte.vn để kịp tiến độ theo yêu cầu BHXH, Sở Y tế TPHCM, Bộ Y tế.

Hình ảnh đội ngũ cán bộ Phòng Công nghệ thông tin - Bệnh viện Nhân dân 115:

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

Phụ trách phòng - Cử nhân Lê Văn Hiếu
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde

Phó phòng - Cử nhân Đặng Văn Hưng


Page 3

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH