Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

2020-09-30 05:58:53

Trả lời:

Mỗi hạng Giấy phép lái xe khác nhau thì sẽ có quy định về độ tuổi học Giấy phép lái xe ô tô khác nhau. Đồng thời người lái xe cũng phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe.

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Theo quy định của điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ từng loại Giấy phép lái xe ô tô sẽ có những giới hạn độ tuổi yêu cầu khác nhau vì độ khó và điều khiển phương tiện đó cũng khác nhau.

Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe của người điều khiển phương tiện.

BBT

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Các loại bằng lái xe và độ tuổi được thi lấy bằng (Ảnh minh họa)

Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam được quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT,  cụ thể:

Hạng Giấy phép lái xe

Đối tượng cấp

Độ tuổi

Thời hạn

A1

- Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3;

- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Đủ 18 tuổi trở lên

Không thời hạn

A2

Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Đủ 18 tuổi trở lên

Không thời hạn

A3

Người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Đủ 18 tuổi trở lên

Không thời hạn

A4

Người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.

Đủ 18 tuổi trở lên

10 năm kể từ ngày cấp

B1 số tự động

Người không hành nghề lái xe để điều khiển:

- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Đủ 18 tuổi trở lên

 

B1

Người không hành nghề lái xe điều khiển:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Đủ 18 tuổi trở lên

Đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;

Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

B2

Người hành nghề lái xe để điều khiển:

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Đủ 18 tuổi trở lên

10 năm kể từ ngày cấp

C

Người lái xe để điều khiển:

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Đủ 21 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

D

Người lái xe để điều khiển:

- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Đủ 24 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

E

Người lái xe để điều khiển:

- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Đủ 27 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

FB2

Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.

Đủ 21 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

FC

Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

Đủ 24 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

FD

Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.

Đủ 27 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

FE

Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Đủ 27 tuổi trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về điều kiện đối với người học lái xe thì tính đến ngày dự sát hạch lái xe, người học lái xe phải đủ tuổi. Vậy độ tuổi học lái xe của người học phải bằng với độ tuổi được phép lái từng loại xe được quy định tại Điều 59, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Thu Trang

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Độ tuổi tối thiểu và tối đa được phép lái xe

 Cụ thể, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, Luật chỉ quy định độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, không quy định độ tuổi tối đa của người lái xe máy.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh

Độ tuổi của người được lái xe mô tô hai bánh
Ảnh minh họa

 Hỏi 

Hàng ngày tôi tham gia giao thông trên đường, thấy một hiện tượng là người cao tuổi vẫn tham gia điều khiển xe máy. Điều này khiến cho người tham gia giao thông như chúng tôi hết sức ái ngại và lo lắng vì nguy cơ gây tai nạn là rất cao. Vừa rồi tôi lại được chứng kiến thêm 1 vụ tai nạn do một cụ già hơn 80 tuổi điều khiển xe máy vào buổi tối. 

Tôi đã tìm hiểu các quy định hiện hành thì chỉ thấy quy định về độ tuổi tối thiểu mà không thấy quy định độ tuổi tối đa được tham gia điều khiển xe gắn máy. Vậy quy định độ tuổi của người của người lái xe mô tô, xe máy tham gia giao thông là như thế nào?

Độc giả: Nguyễn Thị Mai (Thạch Hà, Hà Tĩnh)

Trả lời 

Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên…”. 

Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe…”. 

Trong điều kiện phương tiện giao thông công cộng tại Việt Nam còn chưa phát triển, việc Luật giao thông đường bộ không quy định tuổi tối đa đối với người điều khiển mô tô, xe máy để tạo thuận lợi cho người dân sử dụng làm phương tiện đi lại, chở hàng hóa. Tuy nhiên, người điều khiển xe máy cần có sức khỏe đảm bảo theo quy định. 

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với Bộ Y tế xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe để phù hợp với tình hình thực tế. 

Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.