Doanh thu phí bảo hiểm gốc là gì

Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ:

Kết quả doanh thu phí bảo hiểm:

Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng trưởng 3.98 % so với cùng kỳ 2020 (số chưa bao gồm Opes) (năm 2020 tăng trưởng 6.63% so với năm 2019).

Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 27.9% trong tổng doanh thu toàn thị trường, ước đạt 16.196 tỷ đồng, giảm 6.3% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ước đạt 3.946 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.8% tổng doanh thu thị trường, giảm 9.5% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 12.222 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21.1% tổng doanh thu thị trường, giảm 5.2% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm sức khỏe (bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe) doanh thu bảo hiểm ước đạt 18.021 tỷ đồng, tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 31.1 % tổng doanh thu thị trường. Trong đó: bảo hiểm tai nạn con người đạt 9.442 tỷ đồng (giảm 7.3%), bảo hiểm y tế - chăm sóc sức khỏe doanh thu ước đạt 8.578 tỷ đồng (tăng trưởng 16.4%) so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu ước đạt 7.684 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13.3% tổng doanh thu thị trường, tăng trưởng 4.8% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm cháy nổ doanh thu ước đạt 7.470 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12.9% tổng doanh thu thị trường, tăng trưởng 18.9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ước đạt 5.971 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10.3%, tăng trưởng 26.6 % so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện ước đạt 1.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,6%, giảm 4.3% so với năm 2020.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu ước đạt 2.749 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.8%, tăng trưởng 21.7% so với cùng kỳ năm 2020.

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu ước đạt gần 2.347 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.1%, tăng trưởng 13.8% so với cùng kỳ năm trước.

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm: Bảo hiểm trách nhiệm doanh thu ước đạt 1.325 tỷ đồng, tăng trưởng 21.7% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm hàng không doanh thu ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng trưởng 47.7% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính doanh thu ước đạt 759 tỷ đồng, giảm 7.9% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh doanh thu ước đạt 252 tỷ đồng, tăng 9.5% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm nông nghiệp doanh thu ước đạt 57 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm bảo lãnh doanh thu ước đạt 29 tỷ đồng, giảm 6.4% so với cùng kỳ năm trước.

Bồi thường bảo hiểm gốc:

Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2021 khoảng 19.355 tỷ đồng (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc là 33.4%, thấp hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2020 (37.2%). Những nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao là: Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (74.2%), bảo hiểm hàng không (46.1%), bảo hiểm xe cơ giới (45%).

 Có 21 doanh nghiệp bảo hiểm và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong tổng số 30 DNBH hội viên có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc chung của thị trường và 9 DNBH còn lại có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi thường chung của thị trường.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ:

Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 12 tháng năm 2021 ước đạt   49.549 tỉ đồng tăng 18,5 % so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Manulife với 11.502 tỉ đồng, Prudential với 6.741 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 6.078 tỉ đồng, Dai-ichi Life là 5.987 tỉ đồng và AIA với 4.089 tỉ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt là 159.458 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 52,9%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 19,8%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 15,3%; sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng 10,1%. Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng 1,94%, trong đó, sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm 0,2%, sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 0,9%, sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,1%, sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm 0,3%, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm 0,47%, sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ chiếm 0,001%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm và thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường cụ thể như sau: Bảo Việt Nhân thọ (30.544 tỉ đồng và 19,15%), Manulife (29.695 tỉ đồng và 18,62%), Prudential (28.790 tỉ đồng và 18,06%), Dai-ichi Life (18.647 tỉ đồng và 11,69%), AIA (16.558 tỉ đồng và 10,38%), MB Ageas (5.876 tỉ đồng và 3,68% ), Chubb Life (4.500 tỉ đồng và 2,82%), Generali (4.340 tỉ đồng và 2,72%), FWD (4.174 tỉ đồng và 2,62%), Hanwha Life (3.961 tỉ đồng và 2,48%), AVIVA (3.445 tỉ đồng và 2,16%), Sun Life (3.333 tỉ đồng và 2,09%), Cathay Life (2.225 tỉ đồng và 1,40%), BIDV Metlife (1.573 tỉ đồng và 0,99%), các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại: FWD Assurance, Mirae Asset Prevoir, Phú Hưng Life, Fubon Life (1.797 tỉ đồng và 1,13%).

Về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (52,9%), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp (19,8%).

Về số lượng hợp đồng khai thác mới 12 tháng năm 2021 đạt 3.554.018 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 14,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 56,67% tăng 1,95% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 43,3% giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 13,4% tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 29,8% tăng 37,2% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 2,7% giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái; Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng 10,88%, tăng 186% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm tỷ trọng 0,4%, sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng 0,05%, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng 10,4%. 

Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) là 13.213.200 hợp đồng, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (50,9%) và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (26,5%).

Về chi trả quyền lợi bảo hiểm 12 tháng năm 2021 các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả là 32.814 tỉ đồng, tăng 24,78% với cùng kỳ năm trước./.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Có những yếu tố quan trọng nhất định bạn cần tìm hiểu rõ trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Trong đó phải kể đến số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm, bởi đây là yếu tố then chốt giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính. Vậy số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm là gì? Giữa hai yếu tố này có liên quan gì với nhau không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Số tiền bảo hiểm là gì?

Khá nhiều người cũng có thắc mắc Sum trong bảo hiểm là gì? Khái niệm này được hiểu là số tiền bảo hiểm.

Vậy số tiền bảo hiểm hoặc mệnh giá bảo hiểm (trong tiếng Anh được gọi là Sum Insured) là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng mà dựa vào đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiệnchi trả các quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia (quyền lợi ốm đau, bệnh tật, thương tật hay tử vong…).

Trước khi đặt bút ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia được tùy chọn số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng đóng phí và được công ty bảo hiểm chấp thuận.

Hiện nay, số tiền bảo hiểm được phân chia thành 3 loại:

  • Số tiền bảo hiểm gốc: Là số tiền bảo hiểm ghi nhận tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

  • Số tiền bảo hiểm gia tăng: Được xác định khi khách hàng điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm gốc vào Ngày kỷ niệm hợp đồng, tính từ năm hợp đồng thứ hai trở đi.

  • Số tiền bảo hiểm giảm: Trường hợp người mua bảo hiểm yêu cầu thay đổi mức phí bảo hiểm đã thỏa thuận trước đó với giá trị thấp hơn, thì số tiền bảo hiểm cũng giảm tương ứng vào Ngày kỷ niệm hợp đồng.

Phí bảo hiểm là gì?

Bên cạnh thuật ngữ số tiền bảo hiểm, thì khái niệm phí bảo hiểm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo đó, phí bảo hiểm là số tiền mà khách hàng phải đóng cho công ty bảo hiểm để duy trì hiệu lực hợp đồng. Mức phí bảo hiểm được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: loại sản phẩm bảo hiểm, khả năng bồi thường, tỷ lệ rủi ro, thu nhập từ đầu tư và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Doanh thu phí bảo hiểm gốc là gì

Thông thường, phí bảo hiểm được công ty bảo hiểm phân chia thành 2 loại chính là: phí thuần và phụ phí bảo hiểm.

  • Phí thuần: Là khoản phí dùng để chi trả trong các trường hợp người được bảo hiểm gặp các biến cố về tính mạng, thân thể, sức khỏe.

  • Phụ phí: Đây là khoản phí cần thiết để công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả cho các khoản phí trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm như truyền thông, quảng cáo, môi giới, thuế, quản lý hợp đồng cho khách hàng…

Về hình thức đóng phí bảo hiểm, người tham gia có thể đóng phí 1 lần duy nhất ngay từ khi bắt đầu hợp đồng hoặc chia ra đóng nhiều lần theo tháng/quý/năm (tùy theo thỏa thuận).

Thông thường, mọi người lựa chọn đóng phí bảo hiểm định kỳ theo tháng, quý hoặc năm bởi phương thức này vừa linh hoạt, vừa giúp hình thành thói quen tiết kiệm có kỷ luật. Song, nếu đã có nguồn tài chính vững chắc, bạn vẫn có thể lựa chọn đóng phí bảo hiểm 1 lần để an tâm tận hưởng quyền lợi bảo vệ tài chính dài lâu, không lo rủi ro phát sinh làm ảnh hưởng đến khả năng đóng phí.

>> Có thể bạn quan tâm:Hướng dẫn cách tính phí bảo hiểm nhân thọ

Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm có mối quan hệ thế nào?

Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với nhau, thể hiện rõ qua công thức:

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm

Trong đó: Tỷ lệ phí được công ty bảo hiểm tính toán khác nhau cho mỗi nhóm đối tượng ứng với từng sản phẩm bảo hiểm độc lập.

Từ công thức trên ta thấy được rằng, nếu số tiền bảo hiểm cao thì phí bảo hiểm cao và ngược lại. Trong đó, số tiền bảo hiểm là căn cứ để xác định quyền lợi cũng như định phí bảo hiểm. Khi người tham gia đóng phí đầy đủ và đúng hạn, công ty bảo hiểm sẽ dựa trên cơ sở đó thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm theo ghi nhận trên hợp đồng khi đáo hạn hoặc có sự kiện bảo hiểm phát sinh.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, nhờ đó giúp bản thân chủ động hoạch định tài chính tốt hơn và lựa chọn tham gia sản phẩm phù hợp. Nếu còn băn khoăn không biết nên tham gia gói bảo hiểm nào và mức phí bao nhiêu hợp lý, hãyliên hệ với Prudential ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!

>> Xem thêm các thuật ngữ bảo hiểm khác:TẠI ĐÂY