Đồng bằng ven biển miền Trung có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển

Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

* Vùng biển và thềm lục địa:

- Diện tích lớn gấp ba lần đất liền.

- Thềm lục địa phía Bắc và Nam đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bở. Thềm lục địa DH Nam Trung Bộ đáy sâu, bãi biển hẹp và có nhiều vũng vịnh.

- Thiên nhiên phóng phú và đa dạng.

* Vùng đồng bằng ven biển:

+ Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền
+ Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

* Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc: Cảnh quan nhiệt đới gió mùa do hướng núi hình vòng cung, hút gió đông bắc tạo nên một màu đông lạnh đến sớm.

- Vùng núi Tây Bắc: Cảnh quan phân hóa:

+ Vùng núi Hoàng Liên Sơn cảnh quan giống vùng ôn đới do núi cao, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
+ Vùng núi thấp phía nam cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng Trường Sơn Đông (DH miền Trung): 

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn nên khô nóng. + Mùa đông phần phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu.

+ Mưa vào thu đông, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.

- Vùng Trường Sơn Tây (Tây Nguyên): Mưa vào mùa hạ. Có một mùa khô sâu sắc.

b. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:

 Độ nông - sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển, cụ thể:

- Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm địa hình của vùng

Cách giải:

Dải đồng bằng ven biển miền Trung phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do đồi núi ăn lan ra sát biển => các đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt và nghèo dinh dưỡng (biển đóng vai trò chính trong quá trình thành tạo).

Chọn A.

Câu hỏi: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa là do?

A. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

B. Trong quá trình hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận được nhiều sỏi, cát trôi xuống

D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa

Trả lời:

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa là do trong quá trình hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu (sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án B

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết nội dung về khu vực Đồng bằng ven biển Miền Trung dưới đây

1. Vùng đồng bằng ven biển miền Trung

Vùng đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ Thanh Hóa tới Bình Thuận, cực Nam Trung Bộ, được chia thành 2 vùng chính:

- Vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ:

Từ Thanh Hóa tới Nghệ An, Hà Tĩnh ( Đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh) do lưu vực của sông Mã, sông Chu, sông Lam..tạo thành, có diện tích 6310 km2 , tương đối bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp ít hơn đồng bằng sông Hồng, đất đai kém màu mỡ hơn. Điều kiện thời tiết khí hậu và canh tác cơ bản giống vùng đồng bằng sông Hồng.

- Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và nam Trung Bộ:

Kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có diện tích là 8250 km2. Đồng bằng nhỏ hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường sơn phía tây và biển phía Đông. Vì vậy, các sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ thuỷ văn phức tạp. Mùa khô dễ bị hạn, mùa mưa dễ bị lũ lớn. Đất có thành phần cơ giới cát nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, vùng đất cát ven biển chụi ảnh hưởng của mặn. Điều kiện thời tiết khí hậu càng vào phía trong càng ấm dần. Từ đèo Hải Vân (Huế) trở ra còn có gió mùa Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở vào chỉ có mùa khô và mùa mưa.

Cánh đồng lúa tại Hà TĩnhMột cảnh đồng ruộng ở Quảng Bình

2. Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

- Dải đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích khoảng 15 nghìn km2. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Đồng bằng phân nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng).

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Khí hậu và thời tiết

Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vựcBắc Trung Bộchịu chế độgió mùa hạvàgió tây khô nóng(gió Lào) từ phía Tây, còn khu vựcDuyên hải Nam Trung Bộphần lớn chịu ảnh hưởng củagió mùa mùa đôngtừ biển thổi vào.

Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của cáccơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vựcBắc Trung Bộtrung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướngđông,đông bắcđổ vào.

Bên cạnh đó, đồng bằng duyên hải miền trung cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung Bộ.

3. Đặc điểm kinh tế xã hội của duyên hải miền Trung

Trước tiên chúng ta sẽ đi khám pháDuyên hải miền Trung gồm những tỉnh nào, thành phố nào?

Vùng duyên hải miền Trung có 5 tỉnh và thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đó là gồm có tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quãng Ngãi, Quảng Bình và cuối cùng là thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, khu vực này còn bao gồm cả 4 tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và cả Bình Thuận.

Tổng diện tích tự nhiên của vùng duyên hải miền trung là 49.409,7 km2 chiếm khoảng 14,93% tổng diện tích cả nước. Ngoài ra lãnh thổ của vùng này nằm trải dài ven biển với 1.430 km đường biển hẹp theo chiều ngang do đó chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng. Địa hình của vùng tương đối đa dạng với nhiều đồng bằng nhỏ hẹp ven bờ biển và bị chia cắt bới những dãy núi và con sông lớn.

Duyên hải miền Trung chiếm 11,36% dân số trên cả nước với hơn 10 triệu người và mật độ dân số là 204,4 người / km2. Đa số dân cư phân bố trải rộng theo tuyến quốc lộ, nhất là quốc lộ 1A và vùng đồng bằng ven biển.

Trên toàn vùng hiện đang có 6 sân bay gồm 4 sân bay quốc tế, 13 cảng biển gồm 7 cảng loại I, 6 khu kinh tế ven biển (trong khi cả nước chỉ có 15 khu). Ngoài ra vùng duyên hải miền Trung còn có cả 1 khu công nghệ cao và 15 tuyến quốc lộ, đường sắt Bắc Nam chạy qua.

Các vụ lúa chính và tập quán canh tác ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung

- Các vụ lúa chính

Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có 3 vụ lúa trong năm: vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa ( còn gọi là vụ ba, vụ tám và vụ mười ).

- Vụ đông xuân (vụ ba): bắt đầu từ cuối tháng 10 và thu hoạch vào tháng 4( tháng 3 âm lịch ).

- Vụ hè thu ( vụ tám) : bắt đầu từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 ( tháng 8 âm lịch).

- Vụ mùa ( vụ mười): bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11( tháng 10 âm lịch).

- Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng vùng đồng bằng ven biển miền Trung

- Những vùng không chủ động nước thường gieo mạ, cấy giống các tỉnh phía Bắc.

- Những vùng chủ động nước gieo vãi (gieo sạ), giống các tỉnh phía nam.

Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ do địa hình dốc và hẹp, nên yếu tố chính để quyết định thời vụ, phương thức gieo cấy là nước và đất.

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Vùng đồng bằng ben biển trung bộ có đặc điểm?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Địa lí 12 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Vùng đồng bằng ven biển trung bộ có đặc điểm?

A. hẹp ngang, bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt.

B. thu hẹp về phía nam, thiên nhiên trù phú.

C. đất đai màu mỡ, thiên nhiên phân hóa đa dạng.

D. mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. hẹp ngang, bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt.

- Vùng đồng bằng ven biển trung bộ có đặc điểmhẹp ngang, bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về “ Đặc điểm của Trung Bộ” dưới đây nhé

Kiến thức tham khảo về Đặc điểm của Trung Bộ

1. Vị trí địa lý của ven biển Trung Bộ

- Đồng bằng ven biển Trung bộlà một dải cácđồng bằng duyên hảiởmiền Trung Việt Nam, kéo dài từ Thanh HóađếnBình Thuận. Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí hậu, thời tiết thành 2 vùng riêng biệt làBắc Trung BộvàDuyên hải Nam Trung Bộ.

2. Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển trung bộ

- Dải đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích khoảng 15 nghìn km2.

- Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Đồng bằng phân nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng).

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng

- Từ Thanh Hóa tới Nghệ An, Hà Tĩnh ( Đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh) do lưu vực của sông Mã, sông Chu, sông Lam..tạo thành, có diện tích 6310 km2 , tương đối bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp ít hơn đồng bằng sông Hồng, đất đai kém màu mỡ hơn. Điều kiện thời tiết khí hậu và canh tác cơ bản giống vùng đồng bằng sông Hồng.

- Kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có diện tích là 8250 km2. Đồng bằng nhỏ hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường sơn phía tây và biển phía Đông. Vì vậy, các sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ thuỷ văn phức tạp.

- Mùa khô dễ bị hạn, mùa mưa dễ bị lũ lớn. Đất có thành phần cơ giới cát nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, vùng đất cát ven biển chụi ảnh hưởng của mặn. Điều kiện thời tiết khí hậu càng vào phía trong càng ấm dần. Từ đèo Hải Vân (Huế) trở ra còn có gió mùa Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở vào chỉ có mùa khô và mùa mưa.

3. Thời tiết và khí hậu vùng đồng bằng ven biển trung bộ

- Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía bắcđèo Hải Vân). Vàomùa đông, dogió mùathổi theohướng đông bắcmang theohơi nướctừ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêmgió mùa tây nam(còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đóđộ ẩmkhông khí lại rất thấp.

- Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của cáccơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vựcBắc Trung Bộtrung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướngđông,đông bắcđổ vào.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân). Gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãynúi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiệngió mùa Tây Namthổi mạnh từvịnh Thái Lanvà tràn quadãy núi Trường Sơnsẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

- Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.

- Bên cạnh đó, đồng bằng duyên hải miền trung cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung Bộ.những cồn cát này đượcgióvun lên thành những đụn cát và ngăn chặn cácđầmphá. Cùng thời gian đó hình thành nên cácđảo.