Đồng dưỡng phu có nghĩa là gì

  • Ông sơ, bà sơ: Cao tổ phụ, cao tổ mẫu.
  • Chít: Huyền tôn.
  • Ông cố, bà cố: Tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu.
  • Chắt: Tằng tôn.
  • Ông nội, bà nội: Nội tổ phụ, nội tổ mẫu.
  • Cháu nội: Nội tôn.
  • Ông nội, bà nội chết rồi thì xưng: Nội tổ khảo, nội tổ tỷ.
  • Cháu xưng là: Nội tôn.
  • Con trai của Đích thê xưng là: Đích tử.
  • Con trai lớn tuổi nhất xưng là: Trưởng tử.
  • Con trai lớn tuổi nhất và là con trai của Đích thê xưng là: Đích trưởng tử.
  • Cháu trai của Đích thê (tức các con trai của các Đích tử) xưng là: Đích tôn: (cháu nội).
  • Cháu trai lớn tuổi nhất xưng là: Trưởng tôn: (cháu nội).
  • Đích trưởng tử của Đích trưởng tử xưng là : Đích trưởng tôn: (cháu nội).
  • Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu: (cũng gọi là ngoại công, ngoại bà).
  • Ông ngoại, bà ngoại chết rồi thì xưng: Ngoại tổ khảo, ngoại tổ tỷ.
  • Cháu ngoại: Ngoại tôn.
  • Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc tổ phụ, nhạc tổ mẫu.
  • Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi thì xưng: Nhạc tổ khảo, nhạc tổ tỷ.
  • Cháu nội rể: Tôn nữ tế.
  • Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, hiển tỷ.
  • Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử (con trai), cô nữ (con gái).
  • Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử (con trai), ai nữ (con gái).
  • Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
  • Cha ruột: Phụ thân.
  • Cha ghẻ: Kế phụ.
  • Cha nuôi: Dưỡng phụ.
  • Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
  • Con trai lớn: Trưởng nam.
  • Con gái lớn: Trưởng nữ.
  • Con kế: Thứ nam, thứ nữ.
  • Con út: Trai: Út nam. Gái: Út nữ.
  • Con duy nhất, con một: Trai: Quý nam. Gái: Ái nữ.
  • Mẹ ruột: Sinh mẫu, từ mẫu
  • Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ gọi vợ lớn của cha là Đích mẫu, mẫu thân
  • Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
  • Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
  • Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Di nương.
  • Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
  • Bà vú: Nhũ mẫu.
  • Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
  • Cháu rể: Điệt nữ tế.
  • Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
  • Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.
  • Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
  • Cha chồng: Công công.
  • Mẹ chồng: Bà bà.
  • Dâu lớn: Trưởng tức.
  • Dâu thứ: Thứ tức.
  • Dâu út: Quý tức.
  • Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.
  • Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.
  • Rể: Tế.
  • Chị, em gái của cha, ta gọi bằng cô: Thân cô, cô mẫu, cô cô
  • Ta tự xưng là: Nội điệt, Nữ: Điệt nữ
  • Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng, cô phụ
  • Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.
  • Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
  • Còn ta tự xưng : Sanh tôn.
  • Cậu vợ: Cựu nhạc.
  • Cháu rể: Sanh tế.
  • Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
  • Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
  • Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
  • Vợ lớn: Chánh thất.
  • Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
  • Anh ruột: Bào huynh.
  • Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.
  • Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội
  • Chị ruột: Bào tỷ.
  • Anh rể: Tỷ trượng, Tỷ phu.
  • Em rể: Muội trượng, muội phu còn gọi là: Khâm đệ.
  • Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
  • Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
  • Chị chồng: Đại cô.
  • Em chồng: Tiểu cô.
  • Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
  • Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.
  • Chị vợ: Đại di.
  • Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.
  • Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
  • Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.
  • Con gái đã có chồng: Giá nữ.
  • Con gái chưa có chồng: Sương nữ.
  • Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
  • Tớ trai: Nghĩa bộc.
  • Tớ gái: Nghĩa nô, nô tì
  • Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn đích trưởng tử của đích trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích trưởng tôn thừa trọng.
  • Cha và đích trưởng tôn chết trước, sau ông nội chết, tôn con của đích trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
  • Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu;Đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
  • Mới chết: Tử.
  • Đã chôn: Vong.
  • Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
  • Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
  • Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ túc, tổ cô.
  • Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn
  • Con riêng: Tư sinh tử
  • Con rể: Hiền tế

  • SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2010 (tr. 91)

Đồng dưỡng phu có nghĩa là gì

Chương 1:

Nàng cầm một chén cơm thừa căn cặn tản bộ trên đường, quần áo chắp vá, nước bẩn bôi đen mặt, chỉ có một đôi mắt to linh động, giống như vô tình kì thực lại tỉ mỉ nhìn kĩ mỗi một người qua đường.

Bỗng nhiên, nàng đứng trước mặt một tiểu nam hài quần áo còn rách rưới hơn nàng, ngoắc ngoắc tay với hắn: “Uy! Có muốn đi theo ta không?

”Tiểu nam hài nghi hoặc nhìn nàng: “Đi theo ngươi?”

Nàng dùng sức gật đầu, lớn tiếng tuyên bố: “Không sai! Làm đồng dưỡng phu của ta!”

Một vị khách bất hạnh đang ăn mì ở sạp bên cạnh nghe xong mì từ thất khiếu phun phụt ra. (Hề: thất khiếu: hai mắt, hai mũi, hai tai, miệng =)))

Làm đồng dưỡng phu của nàng đến năm thứ tư, hắn chín tuổi, nàng mười bốn tuổi.

Lúc nhặt hắn về tuổi nàng gần gấp đôi hắn, hắn cũng thực coi nàng như thần tiên, tuyệt không trái lệnh.

Đương nhiên, lúc đó hắn căn bản không biết “đồng dưỡng phu” có nghĩa gì, thực ra lúc đó ngoài nàng ra, không có ai nói qua cụm từ ba chữ này. Lúc sáu tuổi hắn cảm thấy đi theo một đại tỷ cao hơn mình nhiều thì ít nhất sẽ được ăn no hơn một chút, làm sao lại đi suy xét ba chữ “đồng dưỡng phu” có nghĩa là gì.

“Tất cả nghe, đây là tiểu đệ hôm nay ta mới mang về, từ nay về sau, không ai được bắt nạt hắn! Bằng không chính là đối nghịch với Diêu Hạnh Hoa ta!” Ngày đó nàng dẫn hắn về ngôi miếu đổ nát, hào khí ngút trời giới thiệu hắn cho đám khất cái, cũng không biết uy tín cao như vậy là từ đâu mà có, cư nhiên dám lớn tiếng với một đám nam nhân lớn hơn nàng không biết bao nhiêu tuổi như vậy. Tóm lại từ ngày hắn được nàng nhặt về, nàng trong cảm nhận của hắn đã là tiên nữ tỷ tỷ. Chẳng qua, hắn luôn cảm thấy tên của tiên nữ tỷ tỷ rất không độc đáo, ở trên đường kêu lớn “Hạnh Hoa” thì hận không thể có đến mười cô nương quay đầu lại, quả thực là quá tầm thường.

Sau này hắn mới biết được hóa ra tên nàng là Diêu Tín Hoa, mùa hoa thì giờ, mà không phải là Diêu Hạnh Hoa. Nhưng đây đã là chuyện của mười năm sau.

“Nghe! Từ hôm nay trở đi, ngươi cứ ngoan ngoãn ở trong nhà làm việc cho ta, học làm việc nhà, không được tự tiện đi ra ngoài, hiểu không?” Nàng vênh mặt hất hàm sai khiến hắn, nghiễm nhiên đối xử với hắn như thể hắn là vật sở hữu của mình. Nàng để hắn ở trong nhà, mình thì ra ngoài xin cơm. Mỗi ngày đều đúng giờ mang về các loại cơm thừa canh cặn cho hắn lấp đầy bụng, sau đó không đứng đắn bẹo khuôn mặt non mềm nhỏ nhắn của hắn, tặng thêm hai tiếng cười hắc hắc – sau này hắn biết người ta gọi đó là “cười dâm đãng”.

Kỳ thật cái gọi là “nhà” cũng bất quá chỉ là cái miếu thờ đổ nát ở mặt sau tượng thần có mấy miếng vải bố vây lại, bên trong đơn giản chỉ có chút rơm rạ và hai cái giường cùng mấy cái lọ sành mẻ các loại.

Ngay từ đầu, hắn chỉ cần mỗi ngày sắp xếp rơm rạ cho chỉnh tề, mang đồ ra phơi nắng, cố gắng quét sạch sẽ bụi đất cùng tiêu diệt bọn rận, bọ chét, sau giờ ngọ cùng buổi tối chuẩn bị chăn nệm, để nàng có thể ngủ một giấc ngon lành, cơ bản đã tính là hoàn thành nhiệm vụ. Điều làm hắn thấy khá mất tự nhiên là mỗi lúc nàng đi ra ngoài và về nhà, đều phải quỳ gối ở cửa nhà – cũng chính là dưới mái hiên, cung tiễn cung nghênh, nói một câu: “Tỷ tỷ đi cẩn thận!” hoặc là “Tỷ tỷ đã về!”

Tuy hắn còn nhỏ tuổi, không biết đạo lí “dưới gối nam nhi có hoàng kim”, nhưng cũng biết các nam hài tử cùng tuổi hắn bình thường sẽ không làm chuyện như thế này với một nữ hài tử. Chẳng qua người dưới mái hiên không thể không cúi đầu, huống chi ăn bám người ta thì phải biết nghe lời, hắn ăn bám nàng, dù sao cũng phải trả giá không phải sao?

Lo liệu việc nhà, quỳ tiễn quỳ đón rồi buổi tối nghe nàng nói mớ một ít chuyện nghe không hiểu, đối với một tiểu nam hài sáu bảy tuổi mà nói, cũng không phải là rất khó. Điều quan trọng nằm ở giáo dục thôi!

Hơn nữa, khi đó hắn còn quá nhỏ, nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan gì đó đều chưa hình thành, cho nên đối với yêu cầu của nàng hắn cơ bản đều phục tùng vô điều kiện, không hề có tâm lí phản kháng gì.

Hắn ở trong nhà nhàm chán, dùng hòn đá vẽ tranh lên vách tường. Vách tường đầy tranh, hắn vẽ lên đất, mặt đất hết chỗ, hắn vẽ lên cột. Ban đầu trông không giống, nhưng càng vẽ càng đẹp, trông rất thú vị. Thậm chí các khất cái lúc rảnh rỗi liền đùa bảo hắn vẽ tranh cho bọn hắn. Mặc dù trông không giống như đúc, nhưng lại rất có thần.

Một hôm nàng trở về, bỗng chú ý tới bức tường chi chít tranh của hắn, xoa xoa cằm nhìn nửa ngày, sau đó xoa tóc hắn, nói một câu mà đối với hắn lúc ấy rất là thâm thúy: “Trẻ nhỏ dễ dạy.”

Sau này, nàng không biết từ chỗ nào mang kim thêu về, quăng cho hắn: “Vá quần áo cho ta!” Cũng không nói cho hắn biết là vá như thế nào, gục đầu ngủ mất.

Hắn đành phải mày mò từng chút từng chút một, lúc đầu đường may hết sức xiên xẹo, kết quả bị nàng đánh cho một trận. Cho đến khi hắn vá vừa tinh tế vừa chỉnh tề, nàng mới vừa lòng thưởng cho hắn vẻ mặt tươi cười, mặc quần áo hắn vá cho nàng đi ra ngoài xin cơm. Hơn nữa buổi tối không biết từ chỗ nào mang về một trái lê vừa to vừa ngọt cho hắn ăn.

Hắn cũng không khách khí, cầm lên từng ngụm từng ngụm gặm. Nàng nhìn chằm chằm hắn ăn lê, nhìn làm hắn có chút căng thẳng không biết có nên độc chiếm mĩ thực hay không. Vì thế đưa phần lê còn lại cho nàng: “Tỷ tỷ, cho ngươi.”

Không ngờ tới nàng bình thường luôn mang vẻ oai phong lẫm liệt ngang tàng bỗng nhiên lại mang vẻ mặt dịu dàng, trả lê lại cho hắn: “Hai người không thể chia một quả lê.”

Hắn không hiểu, hỏi vì sao.“Phân lê nghĩa là chia ly, tức rời nhau mà đi.” Nàng dừng một chút, “Ngươi muốn chia ly, rời ta mà đi sao?”

Hắn không chút suy nghĩ liền lắc đầu, sau đó từng ngụm từng ngụm ăn hết phần lê còn lại.Nàng nhìn hắn, nở một nụ cười ngọt ngào giống như lê.

Hắn dường như nhìn đến ngây người. Nàng bỗng nhiên đỏ mặt, đánh vào ót hắn một cái, dùng một giọng điệu thực nghiêm khắc nhưng lại làm người ta cảm thấy ấm lòng nói: “Đừng có mới cho ba phần nhan sắc đã mở phường nhuộm! Ăn xong rồi thì mau đi ngủ đi! Còn dậy sớm nấu nước cho ta rửa mặt nữa!” (ý là tưởng bở)

Hết chương 1