Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Văn - THPT Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lần 1 có hướng dẫn giải và file tải về

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

      Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                    TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận  ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

                                                                      (Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

                                  " Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

                                    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng: 

                                  " Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

                                     Chắc gì ta đã nhận ra ta”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Tải đề và hướng dẫn giải môn Văn file PDF tại đây

Để xem lời giải chi tiết tất cả các đề thi thử THPT quốc gia trường Hà Trung và các trường THPT khác trên các nước học sinh click vào đây

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy. Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh. Dù người phàm phu, hay kẻ tu hành, Đều phải sống từ những điều rất nhỏ. Ta vẫn hay chê cuộc đời méo mó,

Cớ sao ta không tròn tự trong tâm?

Đất ấp ôm, cho mọi hạt nảy mầm. Những chồi non vươn lên tìm ánh sáng. Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,

Chắc gì ta đã nhận ra ta.

Ai trong đời cũng có thể tiến xa, Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,

Không chỉ dành cho một riêng ai!

(Lưu Quang Vũ)

Câu 1 : Thể thơ tự do

Câu 2 :

Vì cuộc đời mỗi người chúng ta đều phải trải qua khó khăn thử thách mới tôi rèn bản thân trưởng thành hơn. Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những nỗi buồn, sự thất bại, khó khăn, trở ngại và những điều ấy dễ làm ta có những ý nghĩ tiêu cực, ca thán cuộc đời không như mình mong muốn (Chê cuộc đời méo mó). Những lúc như vậy thay vì ca thán, trách cứ số phận ta hãy làm thay đổi hoàn cảnh bằng chính nghị lực, sự nỗ lực, quyết tâm của ta (Tròn ngay tự trong tâm).

Câu 3 :

Qua hình ảnh đó ta thấy đươc̣ sức sống từ những chồi non, đất ấp ủ cho chúng nảy mầm nhưng chúng vẫn phải tự cố gắng nỗ lực vươn lên tìm ánh sáng để phát triển tốt hơn. Ai cũng có thể trở nên thành công và tốt đẹp hơn nếu luôn cố gắng nỗ lực.

Câu 4 :

- phép đối "đục" với "trong", "cao" với "thấp"

- điệp từ "dù"

nhấn mạnh ta thấy dù nước sông có trong hay đục thì con sông vẫn chảy, dù một cây có cao hay thấp nó vẫn có thể xanh tốt vậy nên con người dù bất kì hoàn cảnh khó khăn thế nào cũng không nên dễ dàng chấp nhận gục ngã chỉ có những người luôn cố gắng mới trở nên thành công.

~Chúc bạn học tốt a~

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

Câu 1.Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2.Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

" Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.

Câu 3.Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

" Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: biểu cảm

Câu 2: Ý nghĩa 2 câu thơ:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

- "Đất" - nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta.

- Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực.

Câu 3: Tác giả cho rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta"

- Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn

- Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức thì không đến được đích.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Câu 4: Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn

Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy - Đề số 2

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy,

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ rằng cho một riêng ai.

Câu 1 (0.5 đ): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (0.5 đ): Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Câu 3 (1.0 đ): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Câu 4 (1.0 đ): Anh/chị có đồng tình với lời khẳng định dưới đây của tác giả không? Vì sao?

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

Lời giải

1. Thể thơ tự do

2. Biện pháp tu từ:

- Điệp cấu trúc: Dù….

- Đối: đục – trong; cao – thấp; phàm tục – tu hành.

3. Có thể hiểu câu thơ như sau:

Cuộc sống vốn không bằng phẳng, chứa nhiều ngang trái, oái oắm, thậm chí là những điều xấu xa, tồi tệ. Bởi vậy, ta không nên đòi hỏi cuộc đời phải tròn vẹn, mà hãy làm cho tâm hồn mình “tròn” tức là luôn sống tích cực, có cái nhìn đúng đắn, lạc quan trước cuộc đời.

4.

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Vì:

Cũng như bầu trời, hạnh phúc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, bao quanh cuộc sống của chúng ta.

Hạnh phúc không thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân nào, bất kì ai cũng có thể có được hạnh phúc.

=> Tác giả đưa ra quan niệm về hạnh phúc: ai cũng có thể có được hạnh phúc và chính họ sẽ có thể tạo nên hạnh phúc đó cho mình.

Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy - Đề số 3

Đọcbài thơsau vàthực hiện các yêu cầutừcâu1 đếncâu 4:

Dù đục dù trong con sông vẫn chảy,

Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh,

Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành,

Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm,

Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,

Thì chắc gì ta nhận được ra ta.

Ai trong đời cũng có thể tiến xa,

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,

Không chỉ dành cho một riêng ai!

(Thơ tự sự –Nguyễn Quang Vũ).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3.Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

Câu 4.Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối

Tác dụng của các biện pháp tu từ :

- Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó

- Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn

Câu 3.Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

- Đường đời trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn

- Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình

=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Câu 4.Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Học sinh chọn 1 hoặc vài câu thơ . Giải thích cách lựa chọn của mình