Dừa thư pháp 2023

Anh Huỳnh Thanh Tâm, ngụ thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay sẽ tung ra thị trường khoảng 2.000 quả dừa thư pháp với giá bán từ 300.000 đến 500.000 đồng/quả và tất cả sản phẩm đã được thương lái đặt mua.

Theo anh Tâm, năm nay sản phẩm dừa thư pháp được cải tiến mẫu mã với các chữ như: Lộc, tài, chúc mừng năm mới, Đinh Dậu, 2017… Đồng thời, một số chữ được làm theo yêu cầu của khách hàng như khắc tên lên quả dừa để tặng người thân, bạn bè trong dịp Tết.

Dừa thư pháp 2023

Anh Tâm làm dừa khắc chữ thư pháp bán trong dịp Tết

Hiện tại, anh Tâm đã ngưng nhận đơn đặt hàng vì làm không kịp nên năm nay sẽ có khoảng 2.000 quả dừa thư pháp trên thị trường. Vì vậy, dự kiến sản phẩm dừa thư pháp sẽ khan hiếm và giá cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Dừa thư pháp 2023

Dừa thư pháp 2023

Các sản phẩm dừa thư pháp dự kiến sẽ tung ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán năm nay

Hàng năm, tại khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân làm khuôn để sản xuất các loại quả tạo hình như: bưởi, xoài, dừa, dưa hấu, đu đủ… nhằm phục vụ thị trường trong dịp Tết. Do những sản phẩm này vừa “độc, lạ” lại rất khó làm nên thường xuyên khan hiếm hàng trong dịp Tết Nguyên đán.

Nguồn: Minh Giang/dantri.vn

Dừa song kê, khắc chữ thư pháp có mức giá từ 500.000 – 800.000 đồng/ trái được bán trên chợ hoa Hàng Lược phục vụ người dân Hà Thành chưng Tết Nguyên đán.

Tại chợ hoa truyền thống Hàng Lược, những trái dừa song kê, khắc chữ thư pháp nhận được sự chú ý của nhiều người tiêu dùng. Theo chị Minh Vy, chủ một gian hàng bán dừa song kê, khắc chữ thư pháp thì đây là dừa Bến Tre, tuy nhiên không phải dừa xiêm mà là dừa giống trái to. Những trái dừa này được người dân Bến Tre khắc lên thân hình song kê, chữ thư pháp mang lại sự độc đáo, mới lạ dùng để chưng Tết.

“Năm nay là năm đầu tiên dừa song kê, dừa khắc chữ thư pháp có mặt ở Hà Nội. Những năm trước loại dừa này chỉ có ở TP.HCM là chủ yếu vì người Hà Nội trên mâm ngũ quả cúng gia tiên thường không chọn dừa. Năm nay, tôi thử một lần mang dừa song kê ra Hà Nội bán, biết đâu nhận được sự thích thú và tò mò của người dân thủ đô”, chị Minh Vy nói.

Dừa thư pháp 2023

Dừa song kê Bến Tre lần đầu tiên có mặt tại thủ đô Hà Nội

Giá một trái dừa song kê tại gian hàng của chị Minh My khoảng 800.000 đồng, một trái dừa khắc chữ thư pháp khoảng 500.000 đồng. Dù mới được bày bán tuy nhiên, dừa song kê cũng thu hút rất lớn người dân tham quan, mua sắm trên chợ hoa Hàng Lược.

Chị Minh Vy cho biết thêm, khi dừa đang trong quá trình trưởng thành, người trồng dừa sẽ dùng khuôn và khắc lên thân trái dừa hình song kê, hình các vị thần Phúc – Lộc – Thọ hay các chữ thư pháp ý nghĩa. Cũng giống như dừa hồ lô, việc tạo ra dừa song kê, dừa khắc chữ thư pháp tỉ lệ thành công không lớn.

“Không phải 100% trái dừa khắc hình, khắc chữ đều đạt được như ý muốn, bởi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chỉ những người trồng dừa có kinh nghiệm nhiều năm trong việc khắc hình, chữ mới đạt được tỉ lệ thành công trên 75%, những nhà vườn mới bắt đầu thì tỉ lệ thành công khoảng 30%. Hơn hết, việc chọn lựa dừa để khắc chữ, in hình phải chọn lựa rất kĩ từng trái một”, chị Vy chia sẻ thêm.

Chị Vy nhấn mạnh, với những trái dừa nghệ thuật chưng Tết như thế này có thể để được một khoảng thời gian lâu dài. Theo đó, người dùng có thể chưng hết tháng Giêng mà dừa không bị hỏng hay có dấu hiệu gì khác.

Dừa thư pháp 2023

Dừa song kê có giá khoảng 800.000 đồng/trái, dừa khắc chữ khoảng 500.000 đồng/trái

Dù mâm ngũ quả của người Hà thành nói riêng và người miền Bắc nói chung không giống như với người miền Nam khi hội tụ đủ đầy theo câu quen thuộc, nhưng sự xuất hiện của dừa song kê, dừa khắc chữ thư pháp tại Hà Nội mang đến sự mới lạ và tò mò cho người dân Hà thành. Theo nhiều người, mức giá từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng một trái dừa nghệ thuật như vậy không hề đắt mà còn mang lại những ý nghĩa rất lớn cho năm mới Đinh Dậu.

“Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy trái dừa Tết vừa to lại đẹp đến thế. Tôi thích dừa song kê. Với mức giá 800.000 đồng/trái cũng không quá đắt vì người nông dân họ phải thực hiện những phương pháp khắc rất cầu kì mới có thể cho ra đời trái dừa độc đáo và lạ mắt đến vậy. Tôi nghĩ, trái dừa này không phù hợp mâm ngũ quả cúng gia tiên mà phù hợp để chưng Tết, cúng ông Địa, thần Tài”, cô Nguyễn Thanh Thi ( Hàng Lược – Hà Nội) cho biết.

Dừa thư pháp 2023

Nhiều người dân Hà thành thích thú với dừa song kê tại chợ hoa tết truyền thống Hàng Lược

Chợ hoa Hàng Lược tại Hà Nội đã bắt đầu khởi động, ngoài những loại hoa Tết đặc trưng như đào, mai, hoa ly thì chợ hoa Hàng Lược năm nay còn có nhiều gian hàng bày bán các sản vật lạ, độc phục vụ người dân thủ đô Tết Đinh Dậu 2017.

Theo VietQ