Em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ hơi ấm ổ rơm

PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC : 2010-2011 ( Vòng 2 ) Môn : Ngữ văn 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian phát đề )ĐỀ BÀI:Câu 1: ( 6.0 điểm )Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc lá tựa như mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ...( Khái Hưng)Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên.Câu 2 : (14.0 điểm)Hơi ấm ổ rơmNguyễn DuyTôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêmBà mẹ đón tôi trong gió đêm;- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủMẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủRồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằmTôi thao thức trong hương mật ong của ruộngTrong hơi ấm hơn nhiều chăn đệmCủa những cọng rơm xơ xác gầy gò.Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta noRiêng cái ấm nồng nàn như lửaCái mộc mạc lên hương của lúaĐâu dễ chia cho tất cả mọi người.Hơi ấm ổ rơm thuộc vào những bài thơ nhỏ, giản dị mà hàm ý sâu xa. Bài thơ đã ghi được những xúc cảm, những suy nghĩ của nhân vật “tôi” đi công tác trong đêm ghé vào ngủ nhờ nhà một người mẹ nghèo ven đồng chiêm. Cảm nhận của em về bài thơ trên.--------------------------------------------HẾT--------------------------------------PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn Vòng : 2HƯỚNG DẪN CHẤMCâu 1 : (6,0 đ) Yêu cầu : Học sinh biết xác định thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng để phân tích hiệu quả thẩm mỹ của nó trong đoạn văn. Qua phân tích làm sáng rõ câu văn chủ đề : “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng”- Nghệ thuật so sánh - nhân hoá trong từng câu văn : gợi hình ảnh - Nghệ thuật ẩn dụ trong cả đoạn văn : tạo sự liên tưởng* Tuỳ theo khả năng phân tích mà GV có thể định điểm cho học sinh sao cho phù hợp. Câu 2 : (14,0 đ)1. Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về một bài thơ mà các em chỉ được đọc và tìm hiểu trong chương trình trong sách Tư liệu văn học 7. Tác giả bài thơ, các em đã được biết đến khi học bài thơ Tre Việt Nam (không xa lạ).2. Đây là một đề bài yêu cầu học sinh phải viết một bài văn hoàn chỉnh nên nhất thiết phải có kiến thức văn học và có kỹ năng làm một bài văn nghị luận.3. Về kiến thức : + Có kiến thức về tác giả Nguyễn Duy - Một trong những tên tuổi xuất hiện trong thơ ca thời chống Mỹ cứu nước. + Có kiến thức để hiểu nội dung bài thơ : Những xúc cảm của nhân vật “tôi” trong cái “thao thức” khi nằm trong ổ rơm, những suy nghĩ của nhân vật “tôi” về tấm lòng yêu thương thơm thảo, ấm áp, ngọt ngào của người mẹ nghèo, của quê hương nghèo, đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy hết được. 4. Về kỹ năng : Có kỹ năng để phân tích những chi tiết, những hình ảnh, những từ ngữ có giá trị biểu cảm trong bài thơ : Những chi tiết có tính tự sự giống như văn xuôi : “tôi gõ cửa”, “bà mẹ đón tôi”, “mẹ chỉ phàn nàn”, “rồi mẹ ôm rơm lót ổ”,...; những hình ảnh gợi cảm : “rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” “cọng rơm xơ xác gầy gò”; những từ ngữ biểu cảm: “bọc”, “thao thức”, “nồng nàn”, “mộc mạc” ; biết diễn đạt những rung cảm của mình thành những câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.5. Bài viết cần có kết cấu rõ ràng. Có những nét riêng, sáng tạo trong cách cảm, cách hiểu. Có được những đoạn bình hay. Văn gọn, súc tích , giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Hạn chế lỗi diễn đạt.Tiêu chuẩn cho điểm:Điểm 13-14: Bài viết đạt được những yêu cầu trênĐiểm 10-12 : Bài viết đạt tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song không có được những sáng tạo riêng. Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt.Điểm 6-9 : Bài viết ở mức trung bình.Điểm 2-5 : Bài viết còn ở dạng nêu cảm nghĩ chung chung. Bố cục không rõ ràng. Văn viết không rõ ý. Mắc lỗi diễn đạt nhiều.Điểm 0-1 : Sai nghiêm trọng nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng chiếu lệ .

a. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

- Trong đêm khuya khi bị lỡ đường, một bà cụ đã cho tác giả ngủ nhờ. Là một ngôi tranh nhỏ bé ven đồng chiêm, nhà hẹp, thiếu thốn, vì vậy phải ôm rơm lót ổ để nằm ngủ một cách tạm bợ. Khi ngủ tác giả ngửi thấy mùi hương thoang thoảng của mật ong, cảm nhận được sự ấm áp, một sự ấm áp tuy khó diễn đạt nhưng rất dễ nhận ra.

$=>$ Vì vậy, tuy ở trong hoàn cảnh nghèo, vất vả, thiếu thốn vật chất nhưng sự ấm áp của tình yêu thương mà người mẹ đồng chiêm dành cho nhân vật trữ tình không bao giờ vơi cạn.

b. Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức là vì:

- Cảm nhận được sự mộc mạc, ân tình của mùi đồng ruộng quê hương.

- Cảm thấy hạnh phúc, biết ơn trước tấm lòng rộng lượng của bà cụ.

c. *Các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba:

- Nhân hóa ( Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no )

- So sánh ( Riêng cái ấm nồng nàn như lửa )

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( "cái ấm nồng nàn", "cái dịu ngọt lên hương" )

*Tác dụng:

- Thể hiện sự trân trọng đối với hạt gạo- thứ đã nuôi dưỡng con người, 

- Diễn tả cảm giác hạnh phúc của nhân vật trữ tình khi có được sự yêu thương ấm áp từ người mẹ quê. Ổ rơm đã trở thành biểu tượng cho sự nồng nàn, giản dị, tình cảm thiêng liêng quý báu của người với người.

d. Người mẹ trong bài thơ hiện lên một cách mộc mạc, giản dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Tuy bản thân trong có gì nhưng vẫn sẵn lòng giúp đỡ một cách chân thành, chu đáo. Qua đó thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự ấm áp giữa người với người. Trong cái giá lạnh của đêm khuya, lòng yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ ấy sưởi ấm cho người con, xua tan đi lạnh lẽo. Đó là một người mẹ với tấm lòng cao cả, sẵn sàng chia cơm sẻ áo cho những con người khó khăn, thiếu thốn.

$@vanw$

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Tuyển Bộ đề thi HSG 6,7,8 và luyện thi vào lớp 10 Phát triển năng lực

Phục vụ 24/7. Nhiều bạn hiểu rồi nên không cần giải thích nữa nhé

0833703100

PAGE

PAGE 1

SỞ GD & ĐT…

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn 9 ( 150 phút)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hơi ấm ổ rơm

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêmBà mẹ đón tôi trong gió đêm"Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ"Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủRồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệmCủa những cọng rơm xơ xác, gầy gò.

Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no, Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái dịu ngọt lên hương của lúaĐâu dễ chia cho tất cả mọi người./

(Nguyễn Duy – Cát trắng)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản?

Câu 2 (2,0 điểm).Vì sao trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức? Hình ảnh hương mật ong của ruộng thể hiện cảm nhận gì của tác giả khi nằm trong hơn ấm ổ rơm?

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba?

Câu 4 (1,5 điểm): Em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?

Câu 5: Hãy cho biết từ “ngọt” câu thơ …là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? hãy giải thích nghĩa của từ “ngọt” theo đúng nghĩa mà em đã chọn.

Câu này HS có thể chọn nghĩa gốc hay nghĩa chuyển đều cho điểm. Nhưng ý sau phải giải thích đúng với nghĩa mà các em chọn.

II. Phần Tập làm văn:

Câu 1(3,0 điểm): Từ sự thao thức của nhân vật trữ tình, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử khi nhận được một ân tình. (Trình bày trong đoạn văn khoảng 300 chữ)

Câu 2: (5 điểm) Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người.

Qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học ở chương trình Ngữ Văn 9, tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 3: (Câu phụ)

Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ

“ Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂUNỘI DUNGĐIỂMPHẦN ĐỌC HIỂU 6.0Câu 1 Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản:

- Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo sẵn sàng cho ngủ qua đêm.

- Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ.

0,25

0,25Câu 2Nhân vật trữ tình thao thức vì:

- Xúc động khi nhận được sự giúp đỡ, đùm bọc của bà cụ nghèo; cảm thấy hạnh phúc khi được trở che, yêu thương.

- Hương mật ong của ruộng là hương vị dịu ngọt, thanh đằm, thơm mát mà nhân vật trữ tình cảm nhận từ mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng; đó còn là hương vị ngọt ngào của lòng yêu thương bình dị, chân thành mà bà mẹ quê dành cho đứa con – người lính qua đường.

1,0

1,0Câu 3- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa hạt gạo nuôi (tất cả chúng ta no), so sánh cái ấm nồng nàn như lửa.  Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cái ấm nồng nàn, cái dịu ngọt.

- Tác dụng: Khẳng định hạt gạo nuôi dưỡng sự sống con người mỗi ngày nhưng hơi ấm rơm rạ từ lòng người sẽ cho con người một giá trị khác: lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn người.

+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ diễn tả gợi cảm niềm xúc động mãnh liệt của người lính khi nhận được tình yêu thương của người mẹ nghèo. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng thay cho chăn đệm, nhưng lại trở thành biểu tượng của tình yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành, nồng ấm, thiêng liêng.

0,75

0,5

0,75Câu 4HS có thể đưa ra nhiều cách cảm nhận khác nhau, trên cơ sở các gợi ý sau:

- Hình ảnh người mẹ nghèo trong bài thơ hiện lên trong một đêm người lính lỡ đường xin ngủ nhờ

- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ người lính lỡ đường bằng sự ấm áp, ngọt ngào của tình yêu thương mộc mạc, dân dã mà đầy chu đáo ân tình…

- Người mẹ ấy có tấm lòng thật cao cả, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, dù hoàn cảnh của mình cũng khó khăn. Mỗi hành động, lời nói của mẹ đầy tình yêu thương như ruột thịt.

0,5

0,5

0,5PHẦN TẬP LÀM VĂN14.0Câu 14.0

Câu 1

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Biết ơn là cách ứng xử cần thiết khi ta nhận được một ân tình.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

1. Giải thích:

- Ân tình là người giúp đỡ ta lúc khó khăn, lỡ bước, hoạn nạn; là người hỗ trợ, động viên ta vượt qua khó khăn, thử thách

- Ứng xử khi nhận được một ân tình là thể hiện bằng lòng biết ơn; luôn nghĩ đến chuyện đền trả và đáp lại

2. Bàn luận

- Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn nhận được những ân tình từ người khác: Khi hoạn nạn, ốm đau, khốn khó có người ra tay giúp đỡ; khi thất vọng, buồn đau, thất bại có người động viên, sẻ chia, khích lệ; khi cô đơn, cơ nhỡ có người trở che, đùm bọc… Nhiều khi ân tình nhận được lại chính từ những nghĩa cử cao đẹp: sẵn sàng nhường lại phần của bản thần mình cho người khốn khó hơn; bênh vực bảo vệ khi ta bị rơi vào thế yếu…

- Nhận được một ân tình là nhận được một sự tử tế trong cuộc đời. Không phải ai cũng sẵn lòng cho đi sự tử tế, bởi lòng tốt còn đi kèm với sự hi sinh

- Biết ơn là cách ứng xử cần có trước mỗi ân tình, bày tỏ lòng biết ơn và có thể trả ơn là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác; nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có của mỗi con người; giúp con người xích lại gần nhau; xã hội nhờ đó mà thêm tốt đẹp.

- Vẫn còn có người lại tỏ thái độ vô ơn, quên ơn; sẵn sàng quên đi những ân tình mà mình nhận được

- Vô ơn là trái với lẽ phải, trái với đạo lí cần lên án

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Ghi nhớ công ơn, biết ơn đối với người đã đến với ta lúc ta cần nhất

- Đáp lại bằng ân nghĩa, tình thương, hành động thiết thực

- Sẵn sàng giúp đỡ người khác để lan tỏa ân nghĩa; ứng xử tốt dẹp giữa người và người với nhau

0,5

2,5

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết được bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ rõ ràng.

Bài viết có cảm xúc, hành văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…

*Yêu cầu về kiến thức:

- Thí sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các đoạn trích đã học: Chị em Thúy Kiều,Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích; vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng rõ: Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người:

+ Nhà thơ phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều: về hình thức, tài năng và tâm hồn.

+ Nhà thơ băn khoăn, lo lắng cho số phận nhân vật Thúy Kiều

+ Đồng cảm, xót thương cho cảnh ngộ của Thúy Kiều: chịu nỗi đau về sự chia li cách ngăn, về thân phận chìm nổi, bấp bênh…

+ Phê phán những thế lực đẩy con người vào bi kịch.

- Từ đó cho thấy Nguyễn Du đã dành cho nhân vật của mình bao yêu thương, cảm phục. Những trang viết của ông vì thế chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc.

*Cho điểm:

Điểm 9,0 – 10 : Đạt các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức;lập luận chặt chẽ; am hiểu sâu về tác phẩm .

-Điểm 7,0-8,0:Kĩ năng phân tích, chứng minh tốt; còn mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt

-Điểm 5,0-6,0: Đạt được ½ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

- Điểm 3,0-4,0: Đạt 2/3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

-Điểm 1,0-2,0: Luận điểm không rõ ràng, sa vào phân tích các đoạn trích; còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để đánh giá.

Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ

“ Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

Mở bài: 1:

Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)

Mình có tuyển tập tất cả các bài văn lớp 9 theo cách như thế này. Rất công phu và bổ ích. GV dạy chỉ việc in ra và giới thiệu cách học, cách làm cho HS.

Sau khi được hướng dẫn cách làm, HS rất dễ nắm bắt và bắt chước sau đó sáng tạo.

Cách làm này y chang ghi nhớ về nghị luận một đoạn thơ, bài thơ của SGK.

Bạn nào cảm thấy phù hợp thì cứ nhắn tin, gọi điện gửi gmail nhé. Nhiều bạn có vẻ e ngại….. nhưng có gì đâu mà ngại. Nể nhất là có những cô giáo 50 tuổi mà tha thiết xin. Tâm huyết gấp vạn mình. (Tạm thời giữ bản quyền, không sửa được)

ĐT; 0833703100

Luận điểm 1:

+ Mở đầu bài thơ, tác giả đã tái hiện và gợi tả khung cảnh một gia đình đầm ấm:

“ Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai tiếng tới tiếng cười”.

Đây là một hình ảnh cụ thể về một mái ấm gia đình quen thuộc tràn đầy yêu thương hạnh phúc trong sự chăm chút cho con. Đánh giá về nghệ thuật phân tích nghệ thuật  Phép liệt kê “ Chân phải, chân trái; Một bước, hai bước” “tiếng nói, tiếng cười” đánh giá  đã giúp ta hình dung một không khí gia đình ấm áp, ngọt ngào, ríu rít, quấn quýt trong từng bước đi, tiếng nói bi bô của con trẻ. Trình bày suy nghĩ Dường như đàng sau những lời thơ giản dị ấy là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ. Tuy tấm lòng cha mẹ có bao dung, yêu thương rộng lớn đến đâu thì với con cũng là chưa đủ.

Luận điểm 2 Con không chỉ lớn lên bằng tình yêu thương của bố mẹ mà còn bằng cả sự che chở của quê hương.

“ Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”.

 giải thích  Quê hương trong thơ của Y Phương là “người đồng mình” là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc.  nhận xét, đánh giá  Đó là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm.  nhận xét, đánh giá Đó là cách gọi độc đáo, gần gũi, thân thương về những con người sống trên cùng miền đất, quê hương. Người cha đã lí giải với con về những phẩm chất cao quý của người dân quê hương và dạy con yên lấy những gì thân thuộc nhất của người đồng mình. Đó là cốt cách tài hoa và tâm hồn trong sáng. Dưới bàn tay khéo léo của người đồng mình – những nan nứa, nan tre trở thành những dụng cụ hữu ích.  nhận xét cách dùng từ  Các động từ “ đan, cài, ken” được sử dụng rất uyển chuyển, khéo léo tạo cảm giác quấn quýt, thân thương, nó còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của quê hương. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken, cài bằng những câu hát trao duyên tìm bạn của những chàng trai chân chất, mộc mạc.  bộc lộ suy nghĩ  Thì ra dưới dáng vẻ thô sơ, mộc mạc ấy là một tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời. Có thể nói Y Phương phải là một người yêu quê hương, gắn bó, tự hào về quê hương, dân tộc mình thì mới có được những cảm xúc và diễn tả hay đến vậy.

+ Quê hương trong lòng nhà thơ là hình ảnh những con đường nghĩa tình và cảnh TN đẹp thơ mộng: “ Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng”. Bằng cách nói nhân hoá tác giả đã làm thiên nhiên thật đẹp lãng mạn và giàu nghĩa tình.

+ Qua lời thơ giản dị người cha muốn nói với con về gia đình, quê hương và khẳng định đó cũng là cái nôi nuôi con khôn lớn và nhắc nhở con về ý thức cội nguồn sinh dưỡng:

“ Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

Người cha đã nhắc đến kỷ niệm khởi đầu cho hạnh phúc để giúp con vững bước trên con đường tương lai dài rộng. Khổ thơ đã thể hiện cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương.

Luận điểm 3: Những câu thơ tiếp theo là những vẻ đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha

+ Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân miền núi với cách nói dân dã, mộc mạc về những phẩm chất cao quý của người dân quê hương. Nếu như ở khổ thơ thứ nhất người cha mở ra cho con những ký ức đẹp đẽ về gia đình, quê hương thì ở khổ thơ thứ 2 người cha đã nhấn mạnh sự gắn bó của con với những con người quê hương. Cụm từ “Người đồng mình” được điệp đi, điệp lại:

“ Người đồng mình thương lắm con ơi”.

Cách gọi ấy gợi cảm giác thân quen gây 1 ấn tượng sâu sắc về con người quê hương, lời gọi “con ơi” cất lên thật tha thiết, chân thành. Người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất của người đồng mình với cách nói cụ thể:

“ Cao đo nỗi buồn - Xa nuôi chí lớn”.

 phân tích  Đó là những con người giàu ý chí, nghị lực, luôn luôn vượt lên mọi khó khăn thử thách với bao nỗi buồn, niềm vui của cuộc đời. Hai câu thơ 4 chữ đăng đối như một câu tục ngữ đúc kết 1 thái độ, 1 phương châm ứng xử cao quý, thể hiện 1 bản lĩnh sống đẹp của người dân tộc Tày.

+ Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình cứ lần lượt hiện dần lên qua lời tâm tình với con, nhẹ nhàng gieo vào lòng con những cảm xúc chân thành tha thiết. Đó là lối sống thuỷ chung tràn đầy niềm tin của người đồng mình:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông, như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”.

 nhận xét về nghệ thuật  Sống trên đã và sống trong thung là nơi có cuộc sống nhọc nhằn, vất vã, khó làm ăn sinh sống nhưng “không chê đã gập ghềnh, không chê thung nghèo khó” Lời tâm tình của người cha nói với con cũng là lời khuyên răn con phải biết trân trọng mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên, phải biết sống hồn nhiên cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó. Giọng điệu tâm tình của đoạn thơ đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc trước những lời căn dặn thân thương, tha thiết. Con hãy sống xứng đáng với người đồng mình bởi người đồng mình không bao giờ sợ gian khổ, sợ nghèo đói. Sự chấp nhận và đương đầu với gian khổ được thể hiện trong các điệp ngữ “ không chê, không lo” và cũng là lời nhắc nhở chân tình mà cha muốn truyền dạy cho con bài học đạo lý làm người: Con phải biết gắn bó với quê hương xứ sở.  nhận xét về nghệ thuật dùng từ  Ba từ “sống” được đặt ở đầu câu cùng với phép so sánh đã trở thành lời nhắc nhở con về lẽ sống ở đời.  nhận xét về nghệ thuật  Bằng các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh” kết hợp các điệp từ “sống” đoạn thơ đã khảng định 1 tâm thế, 1 bản lĩnh sống, 1 dáng đứng của người đồng mình và đó cũng là điều mà người cha hy vọng con hãy sống sao cho xứng đáng với quê hương.

+ Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình còn được nhà thơ thể hiện bằng cách nói rất cụ thể của bà con dân tộc Tày, không hề biết nói hay, nói khéo:

“ Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.

Đó là vẻ đẹp của tâm hồn cao thượng, của nhân cách làm người được diễn tả qua cách nói tương phản đối lập giữa hình thức và phẩm chất bên trong. Dù mộc mạc, giản dị như cây cỏ thì cũng không được sống tầm thương mà phải ngẩng cao đầu. Bộc lộ những suy nghĩ về người dân quê hương, người cha như nhắn nhủ con phải biết gắn bó, qúy trọng nơi sinh thành; trân trọng yêu mến con người quê hương.  nêu ra những hiểu biết thêm  Đã có lần Y Phương tâm sự rằng câu thơ “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” là cách nói hết sức bình thường, giản dị đó là dù cuộc sống có thế nào đi nữa thì “người đồng mình” vẫn cao thượng chứ không ích kỉ, hẹp hòi.

+ Chính vẻ đẹp ấy mà người đồng mình sống rất thuỷ chung, nhân hậu:

“ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”.

Người đồng mình kiên trì, bền bỉ trong công cuộc lao động để vun đắp, xây dựng xóm làng, biết dệt lên những phong tục để tôn vinh quê hương. Với cách nói cụ thể “ đục đá kê cao quê hương”  nhận xét về nghệ thuật  Nhà thơ đã sử dụng h/a ẩn dụ thật độc đáo để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ như cần cù, chăm chỉ, chịu khó và ý thức tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ cội nguồn, ý thức xây dựng phong tục tập quán.

Có thể nói người cha đã nói với con tất cả những gì tốt đẹp nhất của con người quê hương – Cái nôi đã sinh ra con, nuôi con lớn khôn và trưởng thành. Một lần nữa quê hương hiện lên như nguồn tiếp sức nhưng không phải là vỗ về, âu yếm giống như thời thơ bé mà giờ đây là lời nhắc nhở con ngẩng cao đầu mà đi.

+ Kết thúc bài thơ là lời khuyên con của người cha thật tha thiết, chân thành với tiếng gọi âu yếm:

“ Con ơi!

Tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”.

Đó cũng là lời căn dặn con không bao giờ được nhỏ bé, tầm thường mà phải biết giữ lấy cái cốt cách giản dị, mộc mạc của người đồng mình.  bộc lộ cảm xúc Hai tiếng “ Nghe con” là cả 1 tấm lòng mênh mông của người cha. Cái điều cha nhắn nhủ thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc biết nhường nào. Ta nghe âm vang của nó như có cả mệnh lệnh của trái tim. Câu thơ ngắn lại, có câu chỉ có 2 tiếng nhưng lại là sức mạnh của người cha đang tiếp sức, nhắc nhở con phải khắc cốt ghi tâm để khi con bước trên con đường đời phải biết sống cao thượng, tự trọng, xứng đáng với những phẩm chất cao quí của người đồng mình. .  bộc lộ cảm xúc Câu thơ đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của tình phụ tử cao quý và sự xúc động trước lời căn dặn yêu thương mà người cha muốn con thấu hiểu. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở chí tình của người cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.  bộc lộ cảm xúc Dù quê hương mỗi người chẳng giống nhau nhưng trong sâu thẳm trái tim, quê hương vẫn mãi mãi là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chúng ta. Thế nhưng thực tế vẫn còn đó những con người vẫn tự ruồng bỏ quê hương, là nhiều điều trái với đạo lí làm người. Trong tâm thức của họ, quê hương trở nên xa xôi, mờ nhạt. Đó cũng là điều mà Y Phương không hề mong muốn.

Kết bài: Với thể thơ tự do, cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát, các BP điệp ngữ được vận dụng linh hoạt. Bài thơ là một điệp khúc về t/y con, t/y quê hương đất nước, đồng thời cũng là điệp khúc về lòng tự hào về những truyền thống cao đẹp của dân tộc. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của người dân miền núi và ta cũng như đang bắt gặp lại chính làng quê mình, tâm hồn mình.

Trọn bộ ôn thi vào lớp 10 không có trên mọi trang web.

- Tài liệu chẩn, rất dễ học, chỉ cần hướng dẫn là các em biết cách làm

Ai cần thì alo 0833703100

Tất cả đều hoàn thiện y như tài liệu này nhé. Chục đề y như 1. Nên đừng hỏi để có như nhau không.