Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí

Answers ( )

  1. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí

    *Chất rắn: + Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    + Chất rắn là chất nở vì nhiệt ít nhất

    *Chất lỏng: + Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    + Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nhưng ít hơn chất khí

    *Chất khí: + Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    + Chất khí là chất nở ra vì nhiệt nhiều nhất

    *Ứng dụng: Chất rắn: Khi ta nung nóng 1 băng kép, băng kép nở ra vì nhiệt và cong về phía thanh thép

    Chất lỏng: Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống

    Chất khí: Khi một quả bóng bàn bị kẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên

    *Giống nhau (chất rắn và khí):

    Các chất rắn, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

    *Khác nhau (chất rắn và khí)

    Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    Chất khí: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí

    *Giống nhau (chất lỏng và khí):

    Các chất lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    *Khác nhau (chất lỏng và khí):

    Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    Chất khí: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    *Không thể tách ra được vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, nên hơ nóng chỉ càng khiến quả cầu nhôm siết chặt hơn vào cái vòng sắt

    *Ngâm cốc dưới vào nước nóng để cốc nở ra, cốc ở trên thả đá vào thì cốc co lại do gặp lạnh (sự nở vì nhiệt của chất rắn). Vậy là ta có thể tách 2 cốc ra một cách dễ dàng

    *Vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.

  2. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí

    Sự nở vì nhiệt của các chất:

    Chất rắn:

    + Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    Chất lỏng:

    + Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    Chất khí:

    + Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    Ví dụ và ứng dụng:

    Chất rắn: Ứng dụng băng kép,

    Khi ta nung nóng 1 băng kép, băng kép nở ra vì nhiệt và cong về phía thanh thép.

    Chất lỏng: Ứng dụng nhiệt kế,

    Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống

    Chất khí: Ứng dụng trong khinh khí cầu,

    Khi một quả bóng bàn bị kẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên

    So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí:

    Giống nhau: Đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    Khác nhau:

    + Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    + Chất khí: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí:

    Giống nhau: Đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    Khác nhau:

    + Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    + Chất khí: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

    Quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong 1 vòng bằng sắt:

    Không tách được vì quả cầu bằng nhômnởvìnhiệt nhiều hơnsắtnên khibịhơ nóng càngbịsiết chặt hơn vàovòng sắt.

    2 Cốc thủy tinh chồng khít vào nhau:

    Bạn đó phải làm như sau: dùng nước đá đổ vào cốc trong, ngâm cốc ngoài vào nước nóng.

    Làm như vậy thì cốc trong co lại, cốc ngoài giãn ra và chúng tách nhau ra.

    Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng

    Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.