Enzim được tạo thành bởi phân tử nào sau đây năm 2024

Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày đều không thể tự hấp thu vào máu. Dưới tác động của các loại enzyme khác nhau, thức ăn khi vào cơ thể sẽ được phân rã trở thành các dạng nhũ tương, nhờ đó cho lớp nhung mao của ruột hấp thu được dễ dàng vào máu, giúp nuôi dưỡng cơ thể. Điều này có nghĩa các enzym hoạt tính giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho con người.

Enzyme là gì? Vai trò của enzyme trong cơ thể

Enzyme là một loại protein được tìm thấy trong tế bào, đóng vai trò làm tăng tốc độ phản ứng hóa học bằng cách liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử. Nói cách khác, enzyme sẽ tạo ra phản ứng hóa học và tăng tốc độ của phản ứng giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, giải độc tố và tiêu hóa thức ăn. Chúng thường kết hợp với các chất hóa học khác như axit dạ dày và dịch mật để thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Các enzyme tiêu hóa được sản xuất chủ yếu tại tuyến tụy, dạ dày và ruột non, cũng có một lượng nhỏ ở tuyến nước bọt.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_enzyme_trong_co_the_nguoi_va_vai_tro_cua_chung_ra_sao_2a21771f59.png) Hai loại enzyme chính là loại enzyme tiêu hóa và enzyme chuyển hóa.

Hình dạng của enzym sẽ gắn liền với chức năng của nó nên các yếu tố như nhiệt độ, bệnh tật hoặc điều kiện hóa chất khắc nghiệt đều có thể ảnh hưởng đến các enzyme cũng như thay đổi hình dạng của chúng. Một khi enzyme không hoạt động, hoặc hoạt động kém sẽ ít nhiều tác động đến các chức năng cơ thể mà enzyme này tham gia hỗ trợ.

Các loại enzyme trong cơ thể con người

Trong cơ thể chúng ta có đến hàng ngàn loại enzyme, chúng được xếp vào hai loại enzyme chính, đó là loại enzyme tiêu hóa và enzyme chuyển hóa.

  • Các loại enzyme tiêu hóa hóa: Đây là nhóm enzyme được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm.
  • Các loại enzyme chuyển hóa: Được sản sinh trong các tế bào, các enzyme chuyển hóa sẽ giúp cơ thể tổng hợp và sử dụng năng lượng, phục vụ cho các hoạt động sống như hít thở, suy nghĩ, di chuyển…

Dưới đây là một số loại enzyme điển hình:

  • Lipase: Giúp cơ thể tiêu hóa chất béo tại ruột;
  • Amylase: Giữ vai trò chuyển hóa tinh bột thành đường;
  • Maltase: Giúp chuyển hóa đường maltose (có trong khoai tây, mì ống và bia,...) thành glucose.
  • Trypsin: Giúp chuyển hóa protein thành các axit amin.
  • Lactase: Enzyme này được tìm thấy ở ruột non, giữ vai trò chuyển hóa lactose thành glucose và galactose.
  • Acetylcholinesterase: Giúp cơ thể phân hủy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong dây thần kinh và cơ.
  • Helicase: Enzyme giữ vai trò tháo xoắn DNA.
  • DNA polymerase: Tổng hợp DNA từ deoxyribonucleotide.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_enzyme_trong_co_the_nguoi_va_vai_tro_cua_chung_ra_sao_2_3555d9634d.jpg) Việc bổ sung các enzyme rất quan trọng, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.

Đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, do chế độ ăn uống hiện đại chủ yếu là các thực phẩm đã nấu chín, thực phẩm chế biến sẵn nên gần như cơ thể chúng ta phải dựa hoàn toàn vào các enzym tiêu hóa tự nhiên. Nhưng khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ra ngày càng ít enzyme cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, điều này sẽ khiến cho thức ăn tiêu hóa ngày một khó khăn hơn.

Việc bổ sung các enzyme vì thế càng trở nên quan trọng, không những tốt cho sức khỏe tiêu hóa, mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung. Nếu chế độ ăn uống của bạn phần nhiều là những thực phẩm tươi sống, bạn sẽ không cần lo lắng phải bổ sung enzyme tiêu hóa cho cơ thể vì trong các loại thực phẩm tươi sống đều chứa các enzyme riêng của mình để kích thích quá trình tiêu hóa.

Cơ thể thiếu hụt enzyme có nguy hiểm không? Những đối tượng nào cần bổ sung enzyme?

Chắc chắn một điều là nếu cơ thể thiếu hụt enzyme sẽ khiến sức khỏe của chúng ta gặp rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, thiếu hụt các loại enzyme tiêu hóa sẽ làm giảm/vô hiệu hóa sự phân giải thực phẩm tạo năng lượng cho cơ thể, từ đó sẽ khiến cơ thể chúng ta rơi vào tình trạng bị mệt mỏi, thiếu sức sống.

Ngoài ra, enzyme trong cơ thể con người nếu bị thiếu hụt còn gây ra không ít hệ lụy cho sức khỏe, điển hình là trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, các rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, yếu cơ. Nguy hiểm nhất còn là sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_enzyme_trong_co_the_nguoi_va_vai_tro_cua_chung_ra_sao_3_2dbb22eb22.jpg) Các bệnh lý như viêm tụy, xơ nang, ung thư tuyến tụy sẽ khiến các enzym quan trọng bị giảm số lượng.

Những đối tượng sau đây là người cần đặc biệt chú ý bổ sung enzyme:

  • Ở người mắc các bệnh lý tuyến tụy (viêm tụy, xơ nang và ung thư tuyến tụy), các enzym quan trọng sẽ bị giảm số lượng, khiến thức ăn không thể tiêu hóa triệt để, từ đó cũng gây hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở người bệnh.
  • Người ăn kiêng rất dễ bị thiếu hụt enzyme trong cơ thể nếu không xây dựng thực đơn một cách khoa học. Việc bổ sung enzyme ở người ăn kiêng rất quan trọng, bằng cách tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều enzyme, hoặc có thể sử dụng enzyme giảm cân có sẵn ở dạng viên uống bổ sung. Tuy nhiên, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua các sản phẩm men tụy này.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu,... cũng là đối tượng cần bổ sung enzyme cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được enzyme là gì, vai trò của enzyme cũng như các loại enzyme trong cơ thể con người chúng ta ra sao rồi. Enzyme có mặt càng nhiều, hoạt động càng hiệu quả thì sức khỏe của cơ thể càng được đảm bảo. Bất kỳ sự thiếu hụt, hay khi enzyme hoạt động kém hiệu quả, chắc chắn sẽ gây tác hại không nhỏ cho hoạt động động sống của con người.