Fatca là gì

1. Một số nội dung cơ bản về FATCA:

Với mục tiêu ngăn ngừa hành vi trốn thuế của các đối tượng phải nộp thuế ở Hoa Kỳ thông qua các khoản đầu tư ở nước ngoài (hay còn gọi là chủ tài khoản Hoa Kỳ), FATCA hướng tới điều chỉnh 2 đối tượng chính là tổ chức, cá nhân phải nộp thuế ở Hoa Kỳ và TCTCNN trên phạm vi toàn cầu, cụ thể: (i) FATCA yêu cầu các chủ tài khoản Hoa Kỳ có nắm giữ tổng số dư tài sản tài chính ở nước ngoài vượt quá 50,000 USD (đối với tài khoản của cá nhân Hoa Kỳ) và vượt quá 250.000 USD (đối với tài khoản của tổ chức có đại diện pháp nhân là công dân Hoa Kỳ hoặc cổ đông chính là công dân Hoa Kỳ phải khai báo thông tin theo mẫu của Cục Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) để nộp thuế; (ii) các TCTCNN phải báo cáo định kì cho IRS các thông tin liên quan tới chủ tài khoản Hoa Kỳ có hoạt động đầu tư trực tiếp thông qua tài khoản ở nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc sở hữu các tài sản ở nước ngoài.

Trong trường hợp TCTCNN không thực hiện các quy định của FATCA sẽ bị áp dụng hình thức khấu trừ 30% đối với các khoản thu nhập phát sinh trên tài sản có nguồn gốc từ Hoa Kỳ của TCTCNN này bao gồm: thu nhập từ chứng khoán có nguồn gốc tại Hoa Kỳ; tiền lãi từ tài khoản tiền gửi ngân hàng mở tại Hoa Kỳ hay chi nhánh nước ngoài của ngân hàng Hoa Kỳ; tổng các khoản thu từ mua bán chứng khoán của Hoa Kỳ.

Các TCTCNN khi cam kết tuân thủ FATCA phải thực hiện những nghĩa vụ sau: một là, TCTCNN phải xác định và phân loại các khách hàng hiện tại và khách hàng mới theo các điều khoản của FATCA để xác nhận về nguồn gốc tài khoản có phải do tổ chức, cá nhân Hoa Kỳ nắm giữ hay không; hai là, TCTCNN phải thực hiện các thủ tục rà soát khách hàng toàn diện và nộp báo cáo thường niên cho IRS về chủ tài khoản Hoa Kỳ; ba là, TCTCNN phải tuân thủ chế độ báo cáo thông tin toàn diện cho IRS chi tiết các tài khoản của khách hàng được phân loại theo các điều khoản của FATCA là chủ tài khoản Hoa Kỳ và chủ tài khoản chống đối (nghĩa là các chủ tài khoản hoặc khách hàng không tuân thủ các yêu cầu hợp lý về cung cấp thông tin cho các TCTCNN tuân thủ); bốn là, TCTCNN phải cung cấp thêm các thông tin, báo cáo tài khoản của các tổ chức, cá nhân Hoa Kỳ (việc rút, chuyển tiền và đóng tài khoản) khi Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu bổ sung thông tin; năm là, TCTCNN phải khấu trừ, nộp cho IRS 30% các khoản thanh toán thuộc diện khấu trừ trả cho những chủ tài khoản chống đối, các TCTCNN không tuân thủ FATCA, tổ chức phi tài chính nước ngoài chấp nhận khấu trừ; sáu là, TCTCNN phải bảo mật thông tin về chủ tài khoản Hoa Kỳ và chỉ được công bố những thông tin này cho những bên liên quan (bao gồm tòa án, cơ quan quản lý) của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm thu thập thông tin, đánh giá, quản lý và thực thi các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định song phương.

Để thực hiện FATCA, Hoa Kỳ đưa ra những cách thức lựa chọn gồm: (i) TCTCNN chủ động ký Thỏa thuận trực tiếp với IRS (Thỏa thuận FFIs); hoặc (ii) Chính phủ nước đối tác ký kết Hiệp định song phương với Chính phủ Hoa Kỳ (IGA) về việc thực hiện FATCA, việc ký kết IGA có 2 phương thức là IGA mô hình 1 và IGA mô hình 2.

2. Chủ trương thực hiện FATCA tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cam kết tuân thủ FATCA dưới hình thức Chính phủ Việt Nam ký kết hiệp định song phương với Chính phủ Hoa Kỳ theo mô hình IGA 1B. Theo mô hình này, các tổ chức tài chính ở Việt Nam sẽ báo cáo thông tin theo yêu cầu của FATCA cho một cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên cơ sở thông tin báo cáo từ các tổ chức tài chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ phân tích và chuyển giao cho IRS.

Các tổ chức tài chính ở Việt Nam phải tuân thủ FATCA được xác định bao gồm: các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đàm phán và ký kết Hiệp định song phương với Chính phủ Hoa Kỳ để thực hiện FATCA; để tránh việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam bị khấu trừ 30% thu nhập trên các nguồn thu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ từ ngày 01/7/2014 trong trường hợp không tuân thủ FATCA, ngày 24/4/2014, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cơ quan TTGSNH) đã ban hành công văn số 1118/TTGSNH7 khuyến nghị các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chủ động đăng ký mã GIIN và thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước sau khi hoàn thành việc đăng ký và được cấp mã GIIN. Đến thời điểm hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã đăng ký thành công mã số GIIN với IRS.

Tuy nhiên, việc đăng ký mã số GIIN mới chỉ là bước đầu thể hiện cam kết các tổ chức tài chính ở Việt Nam sẽ tuân thủ quy định của FATCA. Để thực hiện được các nghĩa vụ theo quy định của FATCA, ngay từ bây giờ, các tổ chức tài chính cần phải chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết bao gồm: việc xác định chủ tài khoản Hoa Kỳ, thu thập thông tin về chủ tài khoản Hoa Kỳ, xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu, kế hoạch nhân sự... để có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin và khấu trừ cho IRS.

Fatca là gì

Ngân hàng TMCP Nam Á

201 - 203 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận 3, Tp. HCM

ĐT: (84-28) 3929 6699 - Fax: (84-28) 3929 6688

Email:

Liên kết nhanh

Thông báo thu giữ TSĐB

Fatca là gì

Ngân hàng TMCP Nam Á

201 - 203 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận 3, Tp. HCM

ĐT: (84-28) 3929 6699 - Fax: (84-28) 3929 6688

Email:

Liên kết nhanh

Thông báo thu giữ TSĐB