Giá bán máu bao nhiêu tiền?

Thông tư nêu rõ, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định.

Theo Thông tư, máu toàn phần 30 ml có giá tối đa là 109.000 đồng; mức giá tối đa 858.000 đồng được áp dụng đối với máu toàn phần 450 ml.

Chế phẩm hồng cầu được quy định giá tối đa 114.000 đồng cho khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần; 838.000 đồng cho khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần.

Chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh 30 ml có giá tối đa 64.000 đồng; huyết tương tươi đông lạnh 250 ml có giá tối đa 343.000 đồng. Chế phẩm huyết tương đông lạnh 30 ml có giá tối đa 54.000 đồng; huyết tương đông lạnh 250 ml có giá tối đa 262.000 đồng.

Chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần có giá tối đa 209.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần có giá tối đa 228.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần có giá tối đa 248.000 đồng.

Chế phẩm khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) có giá tối đa 140.000 đồng; khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) có giá tối đa 558.000 đồng…

Chi phí quà tặng người hiến máu tình nguyện đến 250.000 đồng

Theo Thông tư, chi phí quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên, khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện một đơn vị máu thể tích 250 ml là 100.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 350 ml là 150.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 450ml là 180.000 đồng.

Chi phí quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu (khối tiểu cầu, khối bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi…) với một chế phẩm có thể tích từ 250 – 400 ml là 150.000 đồng; thể tích từ 400 – 500 ml là 200.000 đồng; thể tích từ 500 – 650 ml là 250.000 đồng.

Chi phí hỗ trợ đi lại đối với người hiến máu tình nguyện bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Theo Thông tư, chi phí bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp đối với người hiến máu toàn phần là từ 195.000 đồng – 430.000 đồng; đối với người hiến gạn tách các thành phần máu từ 400.000 đồng – 700.000 đồng.

Với các trường hợp khó khăn hoặc đang có nhu cầu thì việc biết được thông tin bán máu ở bệnh viện được bao nhiêu tiền là cần thiết. Nếu bạn biết được bán máu được bao nhiêu tiền 2020 và ngoài ra còn có các quyền lợi gì khi bán máu cho bệnh viện sẽ dễ dàng quyết định được có nên bán hay không? nên làm xét nghiệm máu & bán ở đâu có giá tốt nhất, đi bán máu như thế nào và có nên bán máu không.

Table of Contents

Bán máu ở bệnh viện được bao nhiêu tiền 2020?

  • 260.000 đồng cho một đơn vị máu chuẩn (tức 250ml)
  • 320.000 đồng cho 1,4 đơn vị máu chuẩn (tức 350ml)
  • 380.000 đồng cho 1,8 đơn vị máu chuẩn (tức 450ml)

Mức giá này không áp dụng đối với các thành phẩm máu: hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác.

Nếu người dân chưa biết được cụ thể Bán 1 lít máu được bao nhiêu tiền thì có thể tham khảo thông tin giá bán 1 lít máu theo quy định của bộ y tế về hiến máu thì hiện nay tại các bệnh viện công tại tphcm cũng như bệnh viện công lập tại hà nội thống nhất chung như trên.

Giá bán máu bao nhiêu tiền?
Giá bán máu bao nhiêu tiền?

bán máu ở bệnh viện được bao nhiêu tiền

 

Xem thêm: hướng dẫn cách tự nhận biết nhóm máu đơn giản tại nhà

Quy trình đi bán máu như thế nào ở bệnh viện?

quy trình lấy máu tĩnh mạch chuẩn bao gồm 05 bước theo trình tự như sau

Bước 1: Đăng ký tham gia

bán máu tại các bệnh viện truyền máu, huyết học. Mẫu giấy bán máu bạn có thể lấy tại nơi đăng ký bán máu.

  • Người có nhu cầu bán máu cần trao đổi với các nhân viên y tế, bác sĩ
  • Xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký bán máu
  • Sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.

Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ

  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, phụ nữ đang có dấu hiệu mang thai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.
  • Tiếp, các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho bạn để đảm bảo rằng, bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.

Tại bước này bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biết là bạn có thể bán được bao nhiêu đơn vị máu ở thời điểm hiện tại, vì sao không nên bán nhiều hơn mức có thể này.

Bước 3:  quy trình làm xét nghiệm máu

Bạn sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước khi lấy máu, bao gồm:

  • Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của bạn đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
  • Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo bạn không có vi rút viêm gan B khi bán máu.

Bước 4: Hiến máu

Thực hiện lấy số đơn vị máu theo đúng bản đăng kí của bạn.

Bước 5: Nghỉ và nhận tiền thanh toán

Bán máu ở đâu giá cao?

Theo quy định bấy lâu nay của ngành y tế, mỗi lần cho máu, mỗi người chỉ được cho 450mml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu (tức 250ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 tháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần. Vậy trên thị trường hiện nay 1 lít máu bao nhiêu tiền? Giá bán máu cho bệnh viện so với hiến máu được bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người có nhu cầu ban mau quan tâm khá nhiều.

Theo ông Mẫn, với một đơn vị máu khoảng 250ml, nếu bán cho bệnh viện thì mức giá theo chuẩn nhà nước sẽ không đủ để xoay sở cuộc sống hàng ngày, còn bán trực tiếp cho người bệnh đang cần truyền máu (thông qua cò) sẽ có giá 500.000 đồng hoặc có thể hơn. Ngoài ra, nhiều gia đình bệnh nhân còn cho thêm tiền ăn uống, xe cộ đi lại…

Tuy nhiên, mỗi lần ông Mẫn bán máu trực tiếp cho bệnh nhân tại bệnh viện đều phải qua “cò” và “cò” sẽ trả tiền cho ông, vì vậy ông không thể nào biết chính xác số tiền cò thương lượng với gia đình bệnh nhân. Ông Mẫn cho hay: “Với loại máu tiểu cầu, mỗi lần bán là 450ml thì tôi được 450.000 đồng, còn loại máu thường với 250ml thì được 160.000 đồng. Như vậy, so với bán máu cho bệnh viện thì khi bán qua “cò” sẽ có giá cao hơn”.

giá máu trên thị trường hiện nay tùy vào độ hiếm của loại máu mà có giá khác nhau, đơn cử như  trường hợp thấy khách chủ động lên tiếng nhờ những người này (cò máu ở bệnh viện) tìm máu giúp người nhà đang cấp cứu, một xe ôm nhanh nhảu quảng cáo. Sau khi biết được nhu cầu, người này nói: “Nhóm máu O, lưu lượng 250 ml hiện có giá 4 – 5 triệu đồng, nếu đồng ý, sẽ gọi người mang đến cho”.

Khách tỏ ý chê đắt so với giá quy định của Nhà nước, người đàn ông trên nhát gừng: “Mức giá đó là phải rồi, bây giờ làm gì có chuyện bán máu với giá vài trăm nghìn hay một triệu đồng như trước. Anh cũng nhóm máu O, nếu bán theo giá Nhà nước quy định, chỉ có người… hâm mới bán. Vài trăm nghìn chả bõ để mua đồ ăn bồi bổ”.

Tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, nơi được coi là đầu não về cung cấp máu cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, lực lượng “cò” mua, bán máu ở đây luôn sẵn sàng tư vấn. Một cò tên Nam tỏ ra chuyên nghiệp hỏi: “Anh cần loại máu gì, mấy đơn vị?”.

Thấy vẻ mặt ngơ ngác của khách, Nam liền giảng giải: “Một đơn vị máu được tính bằng 200 – 300 ml, người nhà anh cần bao nhiêu thì cứ như vậy mà quy đổi ra đơn vị cho tiện. Một đơn vị máu O có giá 1,2 triệu đồng, lấy nhiều hơn sẽ được giảm 100.000 đồng cho từng đơn vị máu. Anh lấy một hay hai đơn vị để em gọi điện người ta đến, sau một tiếng sẽ có máu mang về”.

Những điều kiện sức khỏe cần thiết để hiến máu?

Để có thể hiến máu hoặc bán máu thì người hiến/bán máu cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau trước khi tiến hành lấy máu:

  • Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước, thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 84 ngày.
  • Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.
  • Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.
  • Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
  • Là người có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, không nhận tiền, quà bồi dưỡng, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.
  • Tất cả mọi người từ 18 – 55 tuổi đối với nữ, 18 – 60 tuổi đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

bán máu nhiều có nguy hiểm không?

Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Nhưng không may mắn vẫn còn hàng ngàn người đang khao khát chờ có máu để được cứu sống. Và có thể bạn chưa biết rằng: Bạn sẽ cứu sống được 3 người với mỗi lần hiến máu, và hiến máu còn tuyệt vời đến mức không chỉ có lợi cho người nhận mà còn có lợi cho người hiến. Sau đây là những lợi ích của việc hiến máu:

  • Máu có nhiều thầnh phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày.
  • Do đó, ngay sau khi hiến máu, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 – 10 lần so với bình thường. Hoạt động này của nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể.
  • Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường.

lợi ích khi tham gia hiến máu nhân đạo là gì?

Có người sợ rằng hiến máu sẽ làm cơ thể yếu đi, hay hiến máu xong sẽ mập lên,… nhưng điều này là không đúng. Hiến máu theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ không có hại cho sức khoẻ của bạn.

Về mặt lợi ích sinh lý của việc hiến máu: có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu, quá nhiều sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Trong những trường hợp này, lấy bớt máu đi là một chỉ định điều trị.

hiến máu tại bệnh viện truyền máu huyết học

Theo Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương khi tham gia hiến máu nhân đạo người hiến cần biết & có những quyền lợi như sau:

Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 05/2017/TT-BYT Quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn:

Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí

Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được Bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe.

Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:

  • Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ: tương đương 30.000 đồng.
  • Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt): 50.000 đồng.

Nhận quà tặng (bằng hiện vật) nhằm động viên, khuyến khích đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện:

  • Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;
  • Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;
  • Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

địa chỉ viện huyết học truyền máu trung ương hà nội

Tên tiếng Việt: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Tên tiếng Anh: National Institute of Hematology and Blood Transfusion

Viết tắt (theo tiếng Anh): NIHBT

  • Trụ sở (hiện tại): Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
  • Ðiện thoại: (04) 37.821.895
  • Fax: (04) 38.685.582
  • Email: [email protected]
  • Website: http://www.nihbt.org.vn

địa chỉ bệnh viện truyền máu huyết học tp.hcm

Trụ sở chính (Ngân hàng máu):

  • Địa chỉ Trụ sở chính tại 118 Hồng Bàng, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028.39571342 – Fax: 38552978
  • Website:  http://bthh.org.vn
  • Email: [email protected]
  • Giấy phép: 23543/GP

Chi nhánh (Khám chữa bệnh):

  • Địa chỉ: 201 Phạm Viết Chánh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.38397535 – Fax: 38256826
  • Website:
  • Email: [email protected]
  • Giấy phép: 23543/GP

địa chỉ bệnh viện huyết học truyền máu cần thơ

  • Địa chỉ: 71 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
  • Điện thoại: (84-0710) 3831027
  • Fax: (84-0710) 30830710

Khi đã tìm hiểu được giá bán máu hiện nay cũng như biết được địa chỉ bán máu ở đâu giá cao TpHCM, Hà Nội người dân có nhu cầu bán hoặc hiến máu nhân đạo nên ưu tiên về vấn đề sức khỏe của mình trước khi quyết định nơi thu máu vì yếu tố an toàn luôn là yếu tố quan trọng nhất.