Gia đình nhà thơ Hồng Thanh Quang

Gia đình nhà thơ Hồng Thanh Quang

Nhà thơ Hồng Thanh Quang - tác giả “Khúc Mùa Thu” đã có những chia sẻ về đàn ông, phụ nữ trong tình yêu. Ảnh: Dân Việt.

“Đối với tôi, phụ nữ không có đẹp hay xấu. Khi người ta đã gắn bó, yêu thương nhau, người ta nhìn bằng con mắt của sự yêu đương chứ không phải nhìn bằng con mắt mà ai vòng một to hơn, ai nhỏ hơn, hay là nét mặt thế nào. Quan trọng là nhìn thấy nhau muốn yêu thương nhau, nhìn thấy muốn che chở nhau, muốn giúp đỡ nhau, muốn cùng nhau đi qua tất cả những đoạn trường trong cuộc sống”, nhà thơ Hồng Thanh Quang chia sẻ.

Với những ai đã trót đem lòng yêu mùa thu Hà Nội, hẳn sẽ không quên được những bản tình ca bất hủ về mùa thu nơi đây. Trong đó, có thể nói “Khúc mùa thu” của nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ của nhà thơ Hồng Thanh Quang là một ca khúc gây “ám ảnh” với nhiều người.

“Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc 

Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em 

Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc 

Có điều chi em mải miết đi tìm?” 

Trong một buổi sáng thu Hà Nội, bên một tách cà phê ấm hay một ly trà nóng, cùng nghe cuộc trò chuyện về tình yêu, về phụ nữ, đàn ông và những kỳ vọng, những thất vọng không bao giờ nguôi nghỉ trong những cuộc tình dù dài lâu hay ngắn ngủi – Cuộc trò chuyện giữa nhà thơ Hồng Thanh Quang và nhà báo Lưu Quang Định.

Chúng tôi gặp nhà thơ Hồng Thanh Quang khi anh đang tất bật chuẩn bị cho ra mắt đêm thơ nhạc 'Người đàn ông mùa thu' diễn ra vào tối 6/9 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Liên tục những cuộc điện thoại gọi đến làm gián đoạn câu chuyện giữa anh và chúng tôi nhưng 'người đàn ông mùa thu' vẫn say sưa nói về tình yêu, về những đớn đau và hạnh phúc, những trải nghiệm của chính cuộc đời anh sẽ được thể hiện trong đêm thơ nhạc sắp tới…

Sau chương trình thơ nhạc Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em (tháng 11/2013), Anh không muốn lạc em thêm lần nữa (tháng 9/2015), Trở về thương lấy nhau thôi (tháng 1/2015), Còn điều chi em mải miết đi tìm? (tháng 3/2017), nhà thơ Hồng Thanh Quang lại tiếp tục thực hiện đêm thơ nhạc với tên gọi Người đàn ông mùa thu. Đêm thơ nhạc Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào 20h ngày 6/9/2018, một ngày trước sinh nhật của nhà thơ. Chương trình do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam tổ chức.

Trong đêm thơ nhạc, nhà thơ Hồng Thanh Quang sẽ tự mình đọc những bài thơ đã đi vào lòng người của anh với phần đệm đàn của NSND Phạm Ngọc Khôi như Lối ta đi, Ủ câu thơ cũ vào men lá, Anh sẽ không nhường em cho ai cả, Rồi có ngày con trở thành thiếu nữ, Đau đớn nhất là khi bạn cũ, Anh buồn lắm vì em không hạnh phúc… Bên cạnh đó, các bài thơ của Hồng Thanh Quang cũng sẽ được ngâm bởi các nghệ sĩ nổi tiếng: NSND Thúy Mùi, NSND Quốc Anh, Ploong Thiết. Đặc biệt, NSƯT Minh Vượng cũng xuất hiện trên sân khấu Nhà hát Lớn sau một thời gian dài vắng bóng qua phần trình bày thơ với tư cách một người bạn của nhà thơ Hồng Thanh Quang.

Về phần âm nhạc, chủ đạo là những bài thơ được thể hiện trên nền các nghệ thuật hát văn, hát xẩm, ngâm thơ cổ, ca Huế, quan họ… sẽ mang đến cho khán giả những thú vị mới khi thưởng thức thơ Hồng Thanh Quang. Đồng thời, nhiều bài hát phổ thơ Hồng Thanh Quang nổi tiếng cũng sẽ được trình diễn trên sân khấu như Mẹ (nhạc sĩ Phú Quang), Khúc hát vào thu (Quang Sơn), Sớm thu (Quỳnh Hợp), Khúc mùa thu (Phú Quang)…

Gia đình nhà thơ Hồng Thanh Quang

Ở tuổi 56, Hồng Thanh Quang tự nhận mình là “người đàn ông mùa thu”. Theo anh, độ tuổi này, người đàn ông đã qua sự nồng nàn của mùa hạ và đang chuẩn bị trước tâm thế để đón những thử thách lớn hơn của mùa đông.

“Để đối mặt và trải qua tuổi già một cách xứng đáng, thơm tho và trang nhã là cực khó, “người đàn ông mùa thu” hiểu thấu được điều này và vẫn còn chút thời gian để chuẩn bị cho mùa đông của đời mình, để mình không bị sốc, không hụt hẫng và không phải quá lo sợ khi bước vào mùa đông sắp tới” - nhà thơ Hồng Thanh Quang tâm sự.

Chia sẻ về Chương trình Người đàn ông mùa thu, nhà thơ Hồng Thanh Quang cho biết, đây thực ra chỉ là một cuộc gặp gỡ giữa những người tri kỷ, giữa nhà thơ với các nghệ sĩ biểu diễn theo dòng nhạc dân gian để cùng tạo nên một đêm hội truyền thống ở chính trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. Và cũng là để dựng nên chân dung nghệ thuật của một người thơ ở độ tuổi sang chiều.

“Trong chương trình này, mặc dù nhà thơ là đối tượng chính trong tác phẩm nhưng mọi nghệ sĩ đều được thể hiện mình trên chất liệu là những bài thơ của Hồng Thanh Quang với một mạch nguồn cảm hứng xuyên suốt với hình tượng Người đàn ông mùa thu. Khán giả đến với chương trình cũng sẽ tìm được sự đồng vọng và sẽ thấy bản thân mình trong đó. Những người yêu nhau đang hạnh phúc khi nghe tác phẩm của tôi sẽ tìm thấy người chia sẻ, đồng điệu với hạnh phúc của mình. Còn những người vì yêu mà đau khổ thì họ sẽ thấy ở những câu thơ của tôi như một miếng “salonpas tinh thần” để chườm lên những vết thương của họ và họ sẽ tìm được sự an ủi, thêm nhiềm vui và giảm đi những nỗi đau. Những giây phút khán giả đến với chương trình, nghe những câu thơ, những bài hát ấy mọi người sẽ cảm thấy được niềm hạnh phúc của mình, dẫu có sự cay đắng, đau đớn. Có thể họ sẽ không nghĩ đến Hồng Thanh Quang mà sẽ nghĩ đến chính số phận của mình, về những tình yêu mình đã mất, về tình yêu mình muốn có, về nỗi đau - những khoảnh khắc rất đáng sống của chính cuộc đời mình…”, nhà thơ Hồng Thanh Quang chia sẻ.

Tổng đạo diễn chương trình - nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho biết: “Có thể người đời nhìn vào Hồng Thanh Quang là một người thành đạt ở cả công việc và gia đình, nhưng tôi không quan tâm đến chi tiết ấy. Tôi nhìn thấy ở anh vẫn luôn có những suy tư còn ẩn nấp đâu đó trong tâm hồn. Ở đấy, tôi nhìn thấy một thi sĩ có phần gì đó thân phận, có gì đó luôn thiếu, luôn khao khát được lấp đầy nhưng chắc có lẽ cả đời này, sẽ chẳng bao giờ anh có thể lấp đầy được điều đấy cho tâm hồn mình.

Dưới góc độ một người làm âm nhạc có liên quan mật thiết tới thơ ca, tôi cảm nhận thơ của Hồng Thanh Quang một màu tình yêu thiết tha, da diết, là những nhớ nhung những hạnh phúc hay chia xa của tình yêu đôi lứa, nó luôn là đề tài bất tận đối với anh. Trong chương trình Người đàn ông mùa thu, tôi muốn mọi người cũng nhìn thấy một Hồng Thanh Quang như vậy: Lãng mạn, đa tình, luôn vịn vào những câu thơ như điểm tựa cho tâm hồn và luôn cảm thấy thiếu, và sẽ mãi mãi như cát dã tràng, anh vẫn ngày ngày dệt nên những câu thơ cho cuộc đời. Bên cạnh đó là một Hồng Thanh Quang của gia đình và của bạn bè, một Hồng Thanh Quang với những góc suy tư về con người và cuộc sống…".

CHÂU GIANG

Đàn ông nói chỉ yêu vợ thôi là nói dối

- Người ta thường nói nghệ sỹ thì đa tình. Điều này có đúng với Hồng Thanh Quang không?

- Tôi nghĩ, đa tình là bản chất con người chứ không riêng ai nào cả. Nhiều khi là do run rủi, do cuộc sống xô đẩy mà người ta lựa chọn một công việc nào đó để kiếm sống. Còn đã là con người ai cũng đa tình, muốn yêu nhiều và muốn hướng tới một tình yêu tốt đẹp nhất.

Yêu nhiều không có nghĩa là tham lam. Khi còn cảm hứng sống là người ta còn muốn yêu. Như bản thân tôi, bảo không đa tình thì là nói dối, bảo đa tình thì cũng không thật đúng vì thực ra cả đời tôi chỉ yêu một hình bóng, một hình tượng, một mô tuýp đàn bà duy nhất.

- Có thể mô tả đôi chút về "mô tuýp" đàn bà mà anh yêu thích?

- Đó là những người đàn bà giống như mẹ tôi. Tôi sinh ra trong một gia đình bộ đội, từ bé đến lớn đều sống với mẹ nên hình ảnh người đàn bà bao dung, thương tôi, biết chịu hy sinh, biết chịu thiệt thòi vì cái mà họ cho là hạnh phúc đã ngấm vào máu thịt tôi từ bao giờ. Khi ở bên cạnh những người đàn bà ấy, tôi cảm thấy được bù đắp sự thiếu hụt, sự trống vắng và những cơn mơ đen của tôi bị xoá nhoà đi. Vì thế, cả đời tôi luôn đi tìm một hình bóng người đàn bà nào giống mẹ tôi nhất.

- Anh đã tìm được người đàn bà nào như anh mong muốn chưa?

- Cuộc đời này nhân hậu lắm nên có rất nhiều những người đàn bà như vậy. Tôi luôn luôn được phụ nữ che chở. Tôi chỉ là chỗ dựa tinh thần của họ, còn họ là chỗ dựa còn lại của tôi trong tất cả mọi chuyện trên đời. Người vợ hiện tại của tôi là một trong số đó. Vợ tôi kém tôi 17 tuổi nhưng ở cạnh cô ấy, tôi rất yên tâm.

Khi lấy tôi, cô ấy vừa 20 tuổi, còn chưa kịp ra trường. Cũng không phải vì yêu thơ mà vợ tôi lấy tôi, mà có khi là do nợ nần nhau từ kiếp trước. Tôi vẫn nói đùa vợ tôi là một người vĩ đại, vì cô ấy đã buộc tôi có một quyết định trọng đại và dũng cảm là lấy vợ lần nữa. Và cô ấy đã cho tôi một gia đình hạnh phúc, để sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, tôi biết mình phải về đâu cho thanh thản tâm hồn.

- Nghĩa là Hồng Thanh Quang sẽ không bao giờ "rung động"  nữa?

- Đàn ông nếu nói chỉ yêu vợ mình mà không bao giờ rung động trước người con gái khác thì đấy là nói dối. Nhưng đến mức độ phá bỏ gia đình mình thì với tôi là không có. Vì cao hơn cả sự tự do của cá nhân tôi là những đứa con của tôi.

Gia đình nhà thơ Hồng Thanh Quang

Nhà thơ Hồng Thanh Quang và con gái.

Đừng "hạ nhục" phụ nữ bằng cách bắt họ làm... đàn ông

- Rất nhiều văn nghệ sỹ đều không thể đi hết một chuyến đò đời. Phải chăng những người vợ đã không thể chịu đựng nổi đặc tính "yêu nhiều" của các anh?

- Cũng không hẳn là như thế. Tôi lấy vợ lần đầu hoàn toàn theo cảm xúc, tình yêu cực mong manh, tình yêu như lễ hội, mà chẳng có lễ hội nào kéo dài đến 365 ngày.

Tôi cũng chẳng muốn phải đi qua hai lần đò nhưng rất tiếc, lễ hội đó đã đến hồi kết thúc. Tôi là người rất có trách nhiệm, đặc biệt với gia đình, với vợ và con cái. Tôi nghĩ, người đàn bà thông minh nhất phải là người phụ nữ biết mình không thông minh. Người phụ nữ khát khao tình yêu nhất thì phải biết bằng lòng với tình yêu mình đang có.

Thông thường đại đa số phụ nữ làm được điều này nên mới tồn tại được gia đình. Nhưng khi người phụ nữ không làm được điều đó thì rất khó có gia đình hạnh phúc. Tôi rất đồng ý với các phong trào nữ quyền, bình quyền, nhưng nhà thơ Evtushenko đã nói: "Cái sự bình đẳng tốt nhất là hãy để cho phụ nữ được làm phụ nữ, đừng hạ nhục phụ nữ bằng cách bắt họ làm đàn ông". Khi đàn bà ham muốn làm công việc của đàn ông thì hạnh phúc gia đình dễ dàng tan vỡ. Đàn ông không khác nhau mà chúng ta chỉ khác nhau vì có những người vợ khác nhau.

- Có người nói rằng, Hồng Thanh Quang rất hay phụ tình đàn bà. Điều này có thật không?

- Người ta không thể yêu quá nhiều, vì thế không nhận tình yêu cũng là một cách yêu. Và như thế thì không thể gọi là phụ tình. Phụ tình là mình phụ niềm tin của họ. Chưa có ai trong số những người đàn bà tôi gặp nói tôi phụ niềm tin của họ cả. Tôi là người sống cực kỳ bản năng trong chuyện tình cảm. Nhưng tôi cũng có một bản năng tự vệ là những người không giống với mẹ tôi thì rất khó vào gần tôi được.

Tôi tự kiểm điểm thấy mình không làm điều gì để người ta phải oán trách, vì tôi luôn sống đúng với cảm xúc của mình. Khi mình không nhận tình yêu, khi mình chấm dứt một tình cảm thì không gọi là sự phụ tình. Khi trái tim không rung động thì càng cần nói thật.

Chưa "vỡ lòng" đã phải lòng con gái

- Anh có hay đưa hình ảnh người đàn bà ngoài đời vào thơ không?

- Thực ra, mỗi bài thơ của tôi đều không dành riêng cho một người đàn bà nào cả. Đến bây giờ tôi vẫn giữ quan điểm là chúng ta sinh ra thì tất cả các năng lượng, các dữ liệu thông tin ở sẵn trong chúng ta rồi. Vấn đề là ở trong hoàn cảnh nào, với đối tác nào thì cái dữ liệu thông tin đó bùng ra thành thơ. Chỉ có những người đàn bà khiến những dữ liệu trong tôi bùng ra thành thơ, chứ không có người đàn bà nào là nguyên mẫu trọn vẹn trong các bài thơ của tôi cả.

- Những ký ức của anh về mối tình đầu?

- Khi còn học vỡ lòng, tôi đã rất thích một cô bé ở nhà đối diện, không biết đó có phải là tình yêu hay không. Tôi ở số nhà 21 Hàng Đào, còn cô ấy ở số nhà 28. Cô ấy là một nàng công chúa để tôi gán tất cả các câu chuyện cổ tích của tôi cho cô ấy.

Sau đó, từ lớp 1 cho đến lớp 10, chúng tôi vẫn học cùng lớp, nhưng tình cảm giữa chúng tôi không thể tiến triển hơn tình bạn. Giờ gần 50 tuổi tôi mới hiểu rằng, ngay từ ngày học vỡ lòng tôi đã có nhu cầu cần một người đàn bà để nghĩ đến, để coi là biểu tượng bằng xương bằng thịt cho những ý nghĩ trong đầu mình...

Nguyễn Thắng

kimvan