Giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian năm 2024

- Tri thức văn học dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân (đối lập với nhận thức của giai cấp thống trị).

* Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

- Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan.

+ Nhân đạo :

• Tình yêu thương đối với đồng loại.

• Tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những cảnh bất công.

+ Lạc quan : Niềm tin bất diệt vào chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa, của cái thiện.

- Văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp :

+ Tình yêu quê hương, đất nước

+ Tinh thần bất khuất, đức kiên trung.

+ Lòng vị tha.

* Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

- Qua quá trình lưu truyền, qua thời gian, không gian => văn học dân gian được chắt lọc, được mài giũa trở thành những viên ngọc sáng, mẫu mực về nghệ thuật.

1. Khái niệm :

- Chức năng thẩm mỹ của văn học là chức năng đặc trưng. Thẩm mỹ chính là cái đẹp.

Cái đẹp ở đây đến từ nhiều phương diện. Nhưng tựu trung lại, con người luôn thích

chiêm ngưỡng cái đẹp. Đó là bản chất con người, là nhu cầu mà con người luôn hướng

đến.

VD : Cái đẹp của của đêm trăng nông thôn trong trẻo, hồn nhiên trong bài “Trông Trăng”

- Trần Đăng Khoa, nét đẹp thiên nhiên Tây Bắc của “Tây Tiến” – Quang Dũng,…

- Ý nghĩa nhận thức, giáo dục của văn học chỉ phát huy tác dụng một cách tích cực và

đầy đủ khi nó gắn liền với hình thái phản ánh cuộc sống bằng thẩm mỹ, tức là bằng

con đường gợi cảm, gây xúc động trước cái đẹp.

2. Biểu hiện :

- Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung.

• Về nội dung :

+ Cái đẹp trong nghệ thuật đi vào hiện thực thường được nhân lên rất nhiều, chúng vừa

mang cái đẹp của đời sống, vừa mang cái đẹp của trí tưởng tượng, sáng tạo một cách

nghệ thuật trong sự trân quý, ngợi ca và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.

+ VD : Những hình tượng Thần kì vĩ, vừa hồn nhiên vừa lãng mạn trong thần thoại như

Thần trụ trời, 12 bà mụ; Thế giới thiên nhiên rực rỡ, sống động trong thơ dành cho

thiếu nhi như Bài ca trái đất – Định Hải,..

• Về nghệ thuật :

+ Hình thức của văn học chính là thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng. Nếu

hoạ sĩ dùng màu sắc vẽ tranh, nhà điêu khắc dùng đường nét để khắc hoạ, nhạc sĩ

dùng âm nhạc để nói lên nỗi lòng mình thì nhà văn lại dùng ngòi bút để tạo nên đứa

con tinh thần của mình. Ngôn ngữ chính là chìa khoá vạn năng để thi nhân mở ra cánh

cửa của muôn vàn cảm xúc. Nhà văn, nhà thơ là người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ

để diễn tả nỗi lòng mình. Cái đẹp ấy chính là ngôn ngữ.

+ Hình tượng nghệ thuật là nhân tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mỹ của văn học.

Được tạo dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học. Không chỉ mang đến cho

con người khoái cảm trước vẻ đẹp của đời sống mà còn khơi dậy những rung động

trước vẻ đẹp chất liệu, phương thức, phương tiện nghệ thuật tổ chức các chất liệu ấy.

+ VD : Hình tượng những con vật ngộ nghĩnh như : Con chim đến ăn khế tự

nhiên lại nói: ăn một quả, trả cục vàng trong truyện Ăn khế trả vàng.

Hình tượng đẹp trong văn học dân gian như : cô Tấm, cây đa- bến

nước- con đò, hoa sen,..

• Sự hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho người đọc :

+ Nhà văn chân chính bao giờ cũng mang đến cho văn học một tiếng

nói, một cái nhìn mới trước vẻ đẹp cuộc sống.

+ Ngoài việc ghi lại, phản ánh cái đẹp đời sống, nghệ sĩ còn sáng tạo

ra cái đẹp mới, vốn không có trong hiện thực. Trải qua bao thế kỷ,

nghệ thuật đã trở thành một kho giá trị thẩm mỹ vô cùng phong phú

Trong lí luận văn học, vấn đề giá trị của văn học là một vấn đề rất lớn. Cái gì trước hết làm cho văn chương nghệ thuật có sức hấp dẫn đối với người đọc ? Đó là những hình tượng mang các giá trị thẩm mĩ đa dạng như cái đẹp, cái cao cả, cái hài, cái bi... Các giá trị ấy có thể cảm nhận trước hết bằng giác quan, trực cảm làm thỏa mãn tình cảm yêu cái đẹp của con người. Trong thơ, giá trị thẩm mĩ chính là sự hấp dẫn, lôi cuốn của những hình tượng cụ thể, gợi cảm, những cách nói mới lạ, bất ngờ được tạo nên bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn ngữ. Có bao nhiêu bài thơ hay thì có bấy nhiêu sự thể hiện riêng biệt về cái đẹp, vì sáng tạo nghệ thuật không cho phép sự lặp lại, bắt chước.

Có khi cái đẹp ẩn chứa trong một hình thức so sánh hết sức giản dị.

Thương ai rồi lại nhớ ai

Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng.

(Ca dao)

Thương rồi lại nhớ nên diện mạo nhân vật buồn rười rượi. Mặt của người thất tình hay đang thương nhớ người yêu được so sánh như ngọn rau khoai vừa mới trồng xuống đất, vài giờ sau nó héo úa, rầu rĩ. Câu ca dao thú vị, ấn tượng vì ngôn từ mộc mạc, đơn sơ mà hình ảnh thì cứ rõ như đang nhìn thấy trước mắt.

Nguyễn Bính cũng viết về tâm trạng thương nhớ nhưng bằng một cách so sánh khác.

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư)

Sự giản dị của Nguyễn Bính là so sánh tương tư với một chuyện bình thường của trời đất: như gió, như mưa; mà gió mưa thì lúc nào chả có. Cái lạ và độc đáo là ở chỗ tác giả xem chuyện tương tư ấy như một căn bệnh; chỉ có bệnh mới làm cho người ta buồn bã, lo âu và đau đớn... Câu ca dao tả tương tư bằng vẻ buồn rười rượi bên ngoài, câu thơ của Nguyễn Bính thì tả tương tư bằng nỗi đau thường xuyên ở bên trong. Cả hai, ngôn từ đều giản dị và mộc mạc nhưng vẫn thể hiện được chiều sâu của tâm trạng nhờ sự gợi cảm kì lạ của hình ảnh so sánh; đó chính là giá trị thẩm mĩ, là sức sống của hai cặp sáu tám, mà thiếu nó thì thơ lục bát nói chung dễ bị rơi vào vần vè, kể lể.

Có khi cái đẹp ẩn chứa trong một ý nghĩa triết lí sâu sắc, có tính khái quát của hình tượng.

Hai câu thơ hay của Chế Lan Viên được nhiều người nhớ:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

(Tiếng hát con tàu)

Triết lí là lĩnh vực của tư duy trừu tượng, của logic học; văn chương, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nhưng văn chương muốn sống mãi với thời gian vẫn phải có những chiêm nghiệm, đúc kết giàu tính khái quát, có chiều sâu. Và tất nhiên, chất triết lí ấy phải được nói bằng ngôn ngữ hình tượng. Phương tiện nghệ thuật để tạo nên cảm xúc thẩm mĩ ở hai câu thơ trên trước hết là cấu trúc đối lập: khi ta ở - khi ta đi, chỉ là - đã hóa; là trạng thái tâm lí, tình cảm đối lập: đất để ở - đất tâm hồn. Nó như một đúc kết về tâm lí đời sống có tính phổ biến, khi đang ở thì đất chỉ là nơi trú ngụ, nhưng khi đi xa, đất ấy đã trở thành nỗi nhớ; thêm vào đó, còn một lí do nữa, tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. Nét đẹp của câu thơ chính là phát hiện sâu sắc về qui luật của tình cảm, vừa có ý nghĩa khái quát, vừa được diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể, ấn tượng...

Một ví dụ khác là khổ thơ cuối trong bài Đò Lèn nổi tiếng của Nguyễn Duy. Suốt bài thơ là lời tâm sự mộc mạc, chân thành và cảm động. Mẹ mất sớm, nhân vật trữ tình, một chú bé nhà quê nghịch ngợm, lớn lên trong vòng tay nuôi dưỡng của bà ngoại. Như một cái bóng không rời, níu váy bà đi chợ Bình Lâm; lớn lên cùng bà trong cơ cực thiếu thốn, cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng; chiến tranh tàn phá, Bom Mĩ dội, nhà bà tôi bay mất. Nhưng bên bà, nhân vật tôi vẫn chỉ là một chú bé vô tư, hiếu động, bắt chim sẻ trên vành tai tượng Phật / và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần... Chắc chắn là chú bé nghịch ngợm ấy đã nhiều lần làm cho bà không vui hoặc bà phải lo lắng, khổ sở...

Để rồi, ngày trở về, khi lớn khôn, đã biết yêu thương thì bà không còn nữa:

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi

Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. Cuộc đời người bà sống cơ cực trong cô độc, trong gian khổ chiến tranh, nhưng vẫn bền bỉ sức sống như những cây cỏ dại bên đường. Khi đứa cháu trở về, đến bên bà, thì bà còn lại cũng chỉ là một nấm cỏ thôi. Tuổi thơ đã đi qua, vĩnh viễn không thể quay về, bà cũng không còn để được bày tỏ nỗi lòng, chút ân hận của đứa cháu trưởng thành. Xót xa trong sự thức tỉnh cũng là một nỗi đau chung. Con người ta thường nhận ra bao điều mất mát bao điều cần thiết khi đã quá muộn; và cũng chỉ thực sự biết yêu thương người khác khi cơ hội đền đáp không còn. Ở đoạn thơ này, giá trị thẩm mĩ chính là cảm xúc sâu lắng đã tạo nên những thức tỉnh cao cả đầy bất ngờ.

Có khi cái đẹp nằm trong những phát hiện đơn giản mà tinh tế: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Con người ta lớn lên từ đôi bàn tay mẹ là điều bình thường, không có gì đáng nói, nhưng hình ảnh bí và bầu thì lớn xuống là một phát hiện thẩm mĩ đặc sắc. Quả bí, quả bầu nằm treo dưới giàn tre, trái càng lớn càng thõng xuống. Dù nó tròn như bí hay dài như bầu thì cũng có thể gợi liên tưởng đến hình giọt nước, giọt mồ hôi và cả giọt nước mắt. Cách nói tương phản về sự lớn lên của đàn con và hình ảnh lớn xuống của bầu bí lại có liên quan đến giọt mồ hôi mặn của người nuôi nấng, chăm sóc. Ở đây, cái đẹp là cảm xúc sâu lắng về những vất vả lo toan thầm lặng của người mẹ suốt đời vì con cái.

Những phát hiện, miêu tả tinh tế, sáng tạo của người nghệ sĩ trong ngôn ngữ thơ ca chính là cái đẹp hấp dẫn người đọc.

Xuân Diệu nhìn thấy sự run rẩy, yếu đuối, mong manh đến tội nghiệp của một chiếc lá khô sắp lìa cành trước ngọn gió mùa thu:

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới)

Huy Cận cảm nhận nỗi buồn lớp lớp, chồng chất, tiếp nối đến vô cùng khi nhìn những con sóng giữa mênh mông trời rộng sông dài:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.

(Tràng giang)

Thế Lữ tả chúa tể của muôn loài bằng ngôn ngữ thơ mà hình tượng vừa có đường nét mạnh mẽ, ấn tượng như tranh vẽ; vừa có bộ điệu mềm mại, sống động như ngôn ngữ điện ảnh:

Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.

(Nhớ rừng)

Trần Đăng Khoa quan sát thiên nhiên qua đôi mắt trẻ thơ và tái hiện nó bằng biện pháp nhân hóa hết sức ngộ nghĩnh, sinh động để đem đến cho người đọc những cảm giác thú vị, đáng yêu về một cơn mưa. Ông trời / Mặc áo giáp đen / Ra trận / Muôn nghìn cây mía / Múa gươm / Kiến / Hành quân / Đầy đường ... Cỏ gà rung tai / Nghe / Bụi tre / Tần ngần / Gỡ tóc / Hàng bưởi / Đu đưa / Bế lũ con / Đầu tròn / Trọc lốc... (Mưa).

Với những ví dụ trên, mối quan hệ giữa các phương tiện nghệ thuật và cảm xúc thẩm mĩ là dễ thấy bởi hình ảnh, chi tiết được thể hiện một cách tập trung, lôi cuốn, bất ngờ trong sự giản dị, khá sáng rõ, dễ nhận biết. Nhưng trong thực tiễn sáng tác và tiếp nhận văn học, việc cảm nhận, đánh giá về giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật cũng chỉ có tính tương đối. Trong bài Baudelaire chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới, Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến viết: "Có những câu thơ người đọc chưa kịp hiểu ý nghĩa đã cảm thấy hay, thậm chí chưa bao giờ hiểu ý nghĩa mà vẫn cứ ám ảnh" (http://thotanhinhthuc.org). Mượn ý thơ của Baudelaire, Hoàng Ngọc Hiến đã đưa ra một tiêu chí khái quát "Thơ phải có được sự kết hợp giữa cái mơ hồ và cái chính xác". Có thể dùng ý kiến trên để lí giải cho một số hiện tượng đặc biệt. Có những bài thơ ai cũng cảm thấy hay, nhưng hay như thế nào, giá trị thẩm mĩ nằm ở đâu thì không dễ trả lời. Bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một ví dụ:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô

Trong bài viết "Lưu Trọng Lư và bài thơ Tiếng thu", Trần Đăng Khoa nhận định như sau: "Nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại." Đánh giá như vậy thì có thể đa số bạn đọc đều đồng tình, nhưng bình giảng như sau thì chưa chắc đã thuyết phục được số đông. "Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo kiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ "đầu Ngô mình Sở". Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Ấy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không còn tìm thấy dấu vết thô vụng đâu nữa. Đây là điều duy nhất xảy ra ở văn học Việt Nam và chỉ xảy ra có một lần. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi. Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Bởi nó, chứ không thể ngắm nó bằng lí trí tỉnh táo." (http: www.vietvan.vn)

Trần Đăng Khoa nổi tiếng là người cảm nhận thơ tinh tế và viết phê bình sắc sảo, nhưng chỉ viết như trên thì vẫn chưa giúp bạn đọc hiểu được vì sao Tiếng thu là tuyệt bút. Với những thi phẩm như thế này thì nhiều lúc nhà phê bình phải bất lực vì dường như có rất ít điểm chung về giá trị thẩm mĩ trong cảm nhận của từng người.

Và đây là khổ thơ cuối trong bài Trăng khuyết của Phi Tuyết Ba.

Sao anh lại ngỏ lời

Vào một đêm trăng khuyết

Để bây giờ thầm tiếc

Một vầng trăng không tròn

Mở đầu bài thơ là một lời tỏ tình: Anh ngỏ lời yêu em / Vào một đêm trăng khuyết. Cái đêm trăng khuyết ấy là gì mà nó lại trở thành một nguyên nhân cho sự nuối tiếc dai dẳng và ám ảnh ? Nó có thể gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về hoàn cảnh, về lí do, nhưng cụ thể là gì thì có lẽ chính tác giả cũng rất mơ hồ. Hai hình ảnh song song trăng khuyết và trăng không tròn gợi quá nhiều liên tưởng. Đêm trăng khuyết vừa là không gian vừa là thời gian nhưng ẩn chứa trong nó những lí do bí mật của mỗi người, đó chính là khoảng trống nghệ thuật dành riêng cho bạn đọc. Mỗi người tự điền vào đấy cho mình về một đêm trăng khuyết, có thể là một mối tình dở dang, có thể là vì sao để mất đi một bóng hình trong mộng...? Trăng khuyết và trăng không tròn là một, không phải đối lập. Như vậy, cái đêm trăng khuyết ấy vừa là lí do của sự mất mát, vừa là đối tượng của nỗi niềm tiếc nuối. Và cũng nhờ sự mù mờ ấy, đoạn thơ đã nói hộ cho rất nhiều tâm trạng, những góc khuất, nỗi niềm sâu kín... Mà trong đời, ai chẳng đã từng một lần (hoặc nhiều lần) tiếc nuối vì đã bỏ qua những cơ hội, vô duyên trong một đêm trăng khuyết, hoặc để mất đi những vầng trăng chưa kịp tròn...? Và cứ thế, nó ám ảnh tâm trí người đọc qua năm tháng. (Bạn đọc cũng có thể không đồng ý với đoạn bình luận này vì nó chỉ là cảm nhận rất riêng của người viết).

Qua những giải thích và chứng minh trên có thể thấy được đặc điểm nổi bật của giá trị thẩm mĩ trong thơ là nó hấp dẫn bạn đọc một cách vô tư bằng chính sự hứng thú của hoạt động thưởng thức. Nó lôi cuốn con người vào những thế giới của tưởng tượng đan xen giữa cái thật và cái mộng, giữa cái mơ hồ và cái chính xác; nó đem đến những rung động, cảm xúc, giúp con người nâng mình lên khỏi cuộc sống trực tiếp, hữu hạn hàng ngày để có thể sống bằng tình cảm và mơ ước.

Cái đẹp trong văn chương nói chung, trong thơ nói riêng được cảm nhận rất chủ quan; không phải lúc nào người đọc cũng hiểu được hoặc đồng thuận với điều người viết muốn nói. Tiếp nhận văn học là một quá trình đồng sáng tạo với tác giả. Có bao nhiêu người đọc một bài thơ thì cũng có bấy nhiêu dị bản về bài thơ ấy trong tâm hồn. Vì vậy tìm đọc cách hiểu của người khác về văn chương luôn là một điều thú vị.