Giải tỏa bảo lãnh là gì

Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu là gì? Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu đề làm gì ? Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về bảo đảm dự thầu?

Tải văn bản tại đây

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì bảo đảm thì việc các nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện các biên pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu, dự thầu. Và khi giải tỏa bảo lãnh dự thầu thì cá nhân/tổ chức đó phải làm đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu . Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu và hướng dẫn soạn thảo.

1. Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu là gì?

Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu là mẫu đơn được lập khi có đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu. Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu nêu rõ thông tin về tổ chức/ cá nhân làm đơn( họ tên, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ hiện tại, chức vụ, đơn vị công tác,) nội dung đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh

2. Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu để làm gì?

Mẫu đơn đề nghị giải toả bảo lãnh dự thầu là mẫu đơn do cá nhân/ tổ chức lập ra gửi đến Giám đốc/ Thủ trưởng để đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu. Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu là cơ sở để xem xét, xác nhận nội dung đề nghị giải tỏa dự án bảo lãnh dự thầu cũng như có biện pháp xử lý về đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu.

3. Mẫu đơn đề nghị giải tỏa bảo lãnh dự thầu.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  Tự do  Hạnh phúc

.,ngày. tháng.. năm..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI TỎA BẢO LÃNH DỰ THẦU

Căn cứ Luật đấu thầu 2013

Kính gửi: Giám đốc/Thủ trưởng (1)

Tên tổ chức/Tên tôi là: (2)

CMND số:  Cấp ngày:  /  / . Do:  (3)

Chỗ ở hiện tại: (4)

Chức vụ: (5)

Đơn vị công tác: (6)

Là cá nhân/tổ chức bảo lãnh dự thầu cho tổ chức tham gia đấu thầu dự án ( 7)

Nộp hồ sơ ngày:  /  / Số hiệu: (8)

Tôi xin trình bày Quý cơ quan nội dung sau:(9)

(Ví dụ: Công ty TNHH xây dựng VN bảo lãnh dự thầu cho công ty Thiên Hà nộp hồ sơ dự thầu số: 30/HS-DT. Ngày 20/1/2019 chúng tôi nhận được thông báo của bên mời thầu . về việc công ty Thiên Hà không được lựa chọn.)

Do đó, tôi kính đề nghị Quý cơ quan thực hiện việc giải tỏa bảo lãnh dự thầu theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo.

(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn

(2): Điền tên tổ chức/ cá nhân người làm đơn

(3): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm đơn

(4): Điền chỗ ở hiện tại của người làm đơn

(5): Điền chức vụ của người làm đơn

(6) : Điền đơn vị công tác của người làm đơn

(7): Điền thông tin về dự án

(8): Điền hồ sơ đã nộp

(9): Điền nội dung trình bày

5. Quy định về bảo đảm dự thầu.

Cơ sở pháp lý: Luật đấu thầu 2013

Bảo đảm dự thầu ( Điều 11 Luật đấu thầu 2013) được quy định như sau:

Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

+ Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

+ Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

+ Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

Trong trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu thì các nhà thầu, nhà đầu tư sẽ phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp.

Còn trong trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày được tính từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

+ Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Vấn đề bảo đảm dự thầu vàbảo đảm dự thầu không được hoàn trả được pháp luật quy định, theo đó, bảo đảm dự thầu được áp dụng trong những trường hợp như: đấu thầu rộng rãi,đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp; đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư..

Bảo đảm thực hiện hợp đồng ( Điều 72 Luật đấu thầu 2013) quy định như sau:

Nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Hồ sơ hợp đồng bao gồm ( Điều 69 Luật đấu thầu 2013)

Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Văn bản hợp đồng;

+ Phụ lục hợp đồng (nếu có);

+ Biên bản đàm phán hợp đồng;

+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

+ Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Các tài liệu có liên quan.

Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

* Điều kiện ký kết hợp đồng ( Điều 70 Luật đấu thầu 2013)

Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực.

Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm các điều kiện về vốn góp của Nhà nước, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được pháp luật quy định, theo đó, bảo đảm thực hiện là một chế định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các bên khi ký kết hợp đồng và các nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực, hồ sơ hợp đồng bao gồm những tài liệu được pháp luật về đấu thầu quy định rất chi tiết như: văn bản hợp đồng, phụ lục hợp đồng, biên bản đàm phán hợp đồng