Giáo án đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo so sánh và diễn đạt kết quả đo

. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ thực hiện được thao tác “Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một vật đo quy định” (Đo độ dài các đối tượng bằng 1 đơn vị đo).

- Trẻ biết so sánh và diễn đạt kết quả đo.

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng đặt thước để đo, kỹ năng cầm phấn vạch và đếm nhận biết kết quả đo, sánh độ dài các vật vừa đo.

- Trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động

- Yêu và hiểu công việc của nghề may.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ thực hiện được thao tác “Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một vật đo quy định” (Đo độ dài các đối tượng bằng 1 đơn vị đo). - Trẻ biết so sánh và diễn đạt kết quả đo. 2. Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng đặt thước để đo, kỹ năng cầm phấn vạch và đếm nhận biết kết quả đo, sánh độ dài các vật vừa đo. - Trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động - Yêu và hiểu công việc của nghề may. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm: Một thước đo dài 5cm, 3 mảnh vải (vải dạ) có độ dài khác nhau. (Hồng: 25cm, Xanh: 30cm, Đỏ: 35cm), phấn may, thẻ số từ 1-8. - Bàn trẻ ngồi, kéo, các mảnh vải màu (vải dạ). 2. Đồ dùng của cô: - Bảng từ - Giống của trẻ kích thước to hơn. Nhạc bài hát: Hát về người thợ may III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú Xin chào mừng tất cả các bé đến với Hội thi: “Nhà thiết kế thời trang bé yêu”. Đến với Hội thi ngày hôm này còn có sự hiện diện của Ban Giám khảo đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. Và các nhà thiết kế tài năng đến từ lớp 5 Tuổi A1 trường Mầm non Phú Thịnh. Để trở thành những nhà thiết kế tài giỏi chúng ta sẽ phải trải qua 2 thử thách: + Nhà thiết kế siêng năng nhất + Nhà thiết kế tài ba Và bây giờ xin mời các nhà thiết kế xem những mẫu thiết kế của chúng tôi do những người mẫu chuyên nghiệp biểu diễn. + Sau khi xem các mẫu thiết kế xong các nhà thiết kế cho cô biết là quy trình làm ra những chiếc áo thì người thiết kế phải làm những công việc gì? Bây giờ các thí sinh của chúng ta đã sẵn sàng bước vào các thử thách chưa nào? * Hoạt động 2: Dạy trẻ thao tác “Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một vật đo quy định” (Đo độ dài các đối tượng) so sánh và diễn đạt kết quả đo. * Thử thách 1: Nhà thiết kế siêng năng Trước khi bước vào thử thách các thí sinh quan sát và cho cô biết trong rổ của cô có gì? - 3 mảnh vải có bằng nhau không? - Nhiệm vụ của thử thách thứ 2 này: Các thí sinh sẽ phải đo chiều dài của 3 mảnh vải, xem chúng có độ dài bằng mấy lần thước đo, mảnh vải nào dài nhất, mảnh nào ngắn hơn và mảnh nào ngắn nhất và đặt thẻ số tương ứng. Để có kết quả chính xác nhất các bạn xem cô hướng dẫn cách đo nhé các mảnh vải nhé! - Đầu tiên cô sẽ đo mảnh vải màu Hồng trước. (Cô giới thiệu chiều dài, chiều rộng của mảnh vải, giới thiệu thước đo). => Tay trái cô cầm thước, tay phải cô cầm viên phấn. Đặt thước sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của mảnh vải, đầu phía bên trái của thước sát với đầu trái của mảnh vải. Sau đó lấy phấn kẻ lên mảnh vải sát mép phải của thước để đánh dấu, rồi nhấc thước ra. Tiếp tục, đặt thước sao cho cạnh dưới của thước sát mép dưới của mảnh vải, đầu phía trái của thước sát với vạch phấn cô vừa kẻ. Cô kẻ lên mảnh vải sát mép phải của thước, rồi nhấc thước ra ... Và cứ tiếp tục làm như vậy cho đến hết chiều dài của mảnh vải" (đếm và đặt thẻ số tương ứng). - Cô thực hiện tượng tự như vậy với mảnh vải màu Xanh và màu Đỏ, đặt thẻ số tương ứng. - Bây giờ các bạn đã sẵn sàng bước vào thử thách thứ 2 chưa? - Cho trẻ lấy rổ về chỗ - Trẻ thực hiện đo - Cô quan sát và giúp đỡ trẻ yếu - Sau khi đo xong 3 mảnh vải cô hỏi trẻ: + Mảnh vải nào dài nhất? đo được bằng bao nhiêu lần chiều dài của thước đo? + Mảnh vải nào ngắn hơn, đo được bao nhiêu lần chiều dài của thước đo - Mảnh vải nào ngắn nhất, đo được bao nhiêu lần chiều dài của thước đo * Trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cô nói mảnh vải màu Hồng trẻ nói bằng 5 lần thước đo - Cô nói mảnh vải màu Xanh trẻ nói bằng 6 lần thước đo - Cô nói mảnh vải màu Đỏ trẻ nói bằng 7 lần thước đo - Cô nói mảnh vải dài nhất trẻ nói mảnh vải màu Đỏ. - Cô nói mảnh vải ngắn hơn trẻ nói mảnh vải màu Xanh. - Cô nói mảnh vải ngắn nhất trẻ nói mảnh vải màu Hồng. * Cô chốt lại: Như vậy cùng một thước do chúng ta đo các đối tượng có chiều dài khác nhau thì cũng sẽ ra kết quả đo khác nhau, như vậy mảnh vải nào dài nhất đo được nhiều lần thước đo nhất, mảnh vải nào ngắn nhất đo được ít lần thước đo nhất. Hoạt động 3: Luyện tập * Thử thách 2: Nhà thiết kế tài ba * Trò chơi: Ai khéo nhất Hội thi đã chuẩn bị các mảnh vải có màu sắc khác nhau. Các bạn nữ sẽ lấy 1 mảnh vải dùng để may váy có độ dài bằng 2 lần của thước đo; các bạn nam sẽ lấy1 mảnh vải dùng để may quần có độ dài bằng 3 lần của thước đo. - Trẻ thực hiện (nhạc: Hát về người thợ may) - Cho trẻ nói và so sánh kết quả Bây giờ chúng ta sẽ phân loại áo để bên áo, quần để bên quần để tổ may may. * Kết thúc: Tuyên dương trẻ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ vỗ tay - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Sẵn sàng - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Không bằng nhau - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Sẵn sàng - Trẻ lấy rổ về chỗ - Trẻ thực hiện đo, đếm và đặt thẻ số tương ứng - Chiều dài mảnh vải màu Đỏ bằng 7 lần chiều dài thước đo. - Chiều dài mảnh vải màu Xanh bằng 6 lần chiều dài thước đo - Chiều dài mảnh vải màu Hồng bằng 5 lần chiều dài thước đo - Trẻ chơi trò chơi thi xem ai nhanh - Trẻ lắng nghe - Trẻ luyện tập - Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • Giáo án đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo so sánh và diễn đạt kết quả đo
    Do do dai cac vat bang 1 don vi do_12964236.docx

1. Ổn định.

Cô đố, cô đố

- Cô đố con biết ngày 20/11 là ngày gì?

- Thế ngày này giành cho ai?

Giáo dục trẻ biết vâng lời và kính trọng thầy cô giáo

- Ngày 20/11 thì cô giáo và các bạn học sinh sẽ chuẩn bị gì nè?

* Hôm nay cô có chuẩn bị những băng giấy để đến ngày 20/11chúng ta cùng mang đến và thắt thành những chiếc nơ xinh xắn trang trí cho sân khấu lễ nhé!

- Con thấy các băng giấy này có độ dài như thế nào?

- Con làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau của các băng giấy này?

- Bạn nào có thể đo được?

* Để xem cách đo của bạn có giống cô không nhé, hôm nay cô dạy con cách “Đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo”.

2. Dạy trẻ thao tác đo độ dài các vật bằng 1 thước đo, nhận biết kết quả đo.

* Cô thực hành đo băng giấy thứ nhất cho trẻ quan sát và nhận xét

- Các con thấy cô đo như thế nào?

- Băng giấy thứ nhất này cô đo được bao nhiêu thước đo?

- Cô tiếp tục đo băng giấy thứ 2, vừa đo cô vừa giải thích: Khi đo thì các con bắt đầu đo từ trái sang phải; tay trái cầm thước đo, tay phải cầm bút chì; đặt đầu trái của thước đo trùng với đầu trái của băng giấy, sau đó đặt bút chì sát đầu phải của thước vạch 1 vạch vào băng giấy để đánh dấu; sau đó nhấc thước đo đặt tiếp đầu trái thước trùng với nét vừa vạch và dùng viết đặt vào đầu phải để đánh dấu lên băng giấy, cứ tiếp tục làm như thế cho đến hết chiều dài của băng giấy; sau đó đếm số lần đo được và tìm chữ số tương ứng  cho kết quả (3 thước đo)

* So sánh kết quả đo

- Con thấy kết quả đo của 2 băng giấy này như thế nào?

- Con thấy băng giấy nào có số đo ít hơn?

- Băng giấy nào có số đo nhiều hơn?

- Vì sao cùng 1 thước đo mà kết quả đo của 2 băng giấy lại khác nhau.

- Cô mời 1 – 2 trẻ lên thực hành đo lại. Cả lớp nhắc lại cách đo.

* Cho trẻ tập “ồ sao bé không lắc”

- Cô cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ thực hành đo 2 băng giấy có độ dài khác nhau bằng 1 thước đo. Tìm chữ số tương ứng đặt bên cạnh từng băng giấy.

- Cô cho trẻ nêu kết quả đo của trẻ

+ Băng giấy nào dài?

+ Băng giấy nào ngắn?

+ Vì sao kết quả đo 2 băng giấy khác nhau khi đo cùng 1 thước đo?

 - Khi đo các vật có độ dài khác nhau trên cùng 1 thước đo thì vật nào dài hơn sẽ cho ta số lần đo nhiều hơn và ngược lại.

Con hãy mang những băng giấy vừa đo được để vào rổ phù hợp (rổ lớn để băng giấy dài, rổ nhỏ để băng giấy ngắn), khi đến ngày 20/11 cô và các con cùng thắt những chiếc nơ thật đẹp để trang trí sân khấu nhé!

Ngoài việc trang trí sân khấu, chúng ta cần chuẩn bị những gì cho thầy cô, các bậc cha mẹ, học sinh ngồi dự lễ.

3. Trò chơi:

Trò chơi 1: “Tìm người tài giỏi”

 Nhìn xem, nhìn xem

- Con nhìn xem đây là cái gì?

- Muốn biết cái băng ghế này dài bao nhiêu thì con làm sao?

* Ai có thể trở thành người tài giỏi trong trò chơi “tìm người tài giỏi” này?

- Cô cho vài trẻ lên đo

- Con đo được mấy thước đo?

- Còn đây là gì?

- Muốn biết chiều dài của cái bàn này dài bao nhiêu con làm như thế nào?

- Cho trẻ lên đo và nêu kết quả?

- Vì sao kết quả đo của cái bàn và cái ghế khác nhau khi đo cùng 1 thước đo?

* Cô mở rộng: Trong thực có những vật có những vật có thể đo từ trái sang phải như đo chiều dài cái bàn, ghế, băng giấy… cũng có những đồ vật đo từ dưới lên trên như đo chiều cao của cái cây, chiều cao của cái tủ..

Với những cái bàn, cái ghế này đến ngày 20/11 chúng ta sẽ mang đến mời các thầy cô, cha mẹ và các bạn học sinh cùng ngồi nhé!

 - Để nhớ ơn các thầy cô giáo con sẽ làm như thế nào để tỏ lòng thành kính của mình đến thầy cô nhân ngày 20/11 nè!

Gió thổi, gió thổi chia trẻ thành 3 đội

Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”

- Chia trẻ thành 3 tổ, mỗi trẻ 1 hộp quà hoặc 1 bông hoa. Trẻ dùng  thước đo để đo độ dài hộp quà, hoặc bông hoa này và dán chữ số tương ứng. Đội nào đo đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.

Củng cố:

+ Các con vừa thực hành thao tác gì cùng cô?

+Các con đo như thế nào?

- Kết thúc: Cho trẻ mang những hộp quà và hoa của mình đến tặng cô giáo và đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ”

- Đố gì, đố gì?

- Ngày Nhà giáo Việt nam

- Thầy cô giáo

- Trẻ chú ý  lắng nghe

- Trang trí sân lễ, xếp bàn ghế….

- Khác nhau

- Đo các băng giấy

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời theo suy nghĩ

- 2 thước đo

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Không bằng nhau

- Trẻ nêu kết quả đo

- Vì số lần đo khác nhau

- Trẻ thực hành đo

-Trẻ nêu kết quả

- Bàn ghế

- Cái ghế

- Đo

- Trẻ đo

- Trẻ nêu

- Cái bàn

- Đo

- Trẻ nêu kết quả

- Tặng quà, hoa…

- Trẻ tích cực tham gia

- Đo độ dài các vật bằng 1 thước đo

- Trẻ trả lời

- Trẻ thu dọn đồ dùng