Giáo án phát triển ngôn ngữ Mèo đi câu cá

Giáo án Lớp Nhỡ  Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ  THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ   I. Mục đích - Y êu cầu            1. Kiến thức - Tr...

Giáo án phát triển ngôn ngữ Mèo đi câu cá

https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/03/giao-an-lop-nho-linh-vuc-phat-trien-ngon-ngu-tho-meo-di-cau-ca.html?m=0

Giáo án Lớp Nhỡ 

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 


THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ


 I. Mục đích - Yêu cầu

          1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ “Mèo đi câu cá”, tác giả Thái Hoàng Linh, hiểu được nội dung bài thơ, đọc được bài thơ cùng cô và các bạn.

2. Kỹ năng

- Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng của bài thơ.

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm

          3. Giáo dục

-  Trẻ biết được sự cần cù chịu khó khi làm bất cứ việc gì. Luôn quan tâm tới công việc mình đang làm dù nhỏ nhất để hoàn thành tốt công việc đó.

II. Chuẩn bị  

* Của cô 

- Nhạc bài hát “Chiếc khăn tay”

- Tranh có nội dung bài thơ

* Của trẻ

- Ngồi hình chữ U, tâm thế thoải mái.

Giáo án phát triển ngôn ngữ Mèo đi câu cá

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Vào bài

- Cô cho trẻ hát bài hát “Chiếc khăn tay”

- Cô và các con vừa hát bài hát gì?

- Chiếc khăn tay là đồ dùng ở đâu?

- Trong gia gia đình có rất nhiều đồ dùng, bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết những đồ dùng đó nào?

- Cô có biết một bài thơ rất hay nói về hai anh em mèo trắng mang đồ dùng trong gia đình để đi câu để biết đó là đồ dùng gì thì cô xin mời các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh.

2. Nội dung

* Cô đọc diễn cảm

 + Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm

- Cô vừa đọc bài thơ gì?

- Do ai sáng tác?

+ Cô đọc thơ lần 2: Qua tranh

- Giảng nội dung: Bài thơ nói về hai anh em mèo trắng vác giỏ đi câu, vì lười biếng mải chơi, không chịu câu cá nên không có gì để ăn.

* Đàm thoại, trích dẫn

- Cô vừa đọc bài thơ gì?

- Của tác giả nào?

- Bài thơ nói về ai?

- Anh em mèo trắng vác giỏ đi đâu?

“Anh em mèo trắng

 Vác giỏ đi câu”

- Anh em nhà mèo ngồi ở đâu?

“Em ngồi bờ ao

 Anh ra sông cái

- Mèo anh không câu cá mà làm gì?

“Hiu hiu gió thổi

 Buồn ngủ quá chừng

 Mèo anh ngả lưng

 Ngủ luôn một giấc”

- Mèo anh nghĩ gì khi ngủ?

“Lòng riêng thầm chắc

  Đã có em rồi"

- Mèo em đã nhìn thấy gì?

“Mèo em đang ngồi

 Thấy bầy thỏ bạn”

- Mèo em nghĩ gì khi thấy bầy thỏ bạn?

“Mèo nghĩ ồ thôi

 Anh câu cũng đủ”

- Buổi chiều trở về, giỏ của anh em mèo như thế nào?

“Giỏ em, giỏ anh

 Không con cá nào”

- Hai anh em mèo đã như thế nào khi không có cá?

“Cả hai nhăn nhó

Cùng khóc meo meo”

- Chúng mình có như anh em mèo trắng không?

- Giáo dục: Trẻ  biết chú ý vào công việc mình đang làm.

* Dạy trẻ đọc thơ

- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2,3 lần

- Thi đua các tổ, nhóm 

- Cá nhân đọc thơ

- Cô động viên và khen trẻ

3. Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát

- Chiếc khăn tay

- Đồ dùng cá nhân trong gia đình

- Trẻ kể

- Lắng nghe

- Nghe cô đọc thơ

- Mèo đi câu cá

- Thái Hoàng Linh

- Nghe cô đọc thơ

- Lắng nghe

- Mèo đi câu cá

- Thái Hoàng Linh

- Nói về anh em mèo trắng

- Vác giỏ đi câu

- Em ngồi bờ ao, anh ra sông cái

- Nằm ngủ

- Đá có em câu cá rồi

- Thấy bầy thỏ bạn

- Anh câu cá cũng đủ

- Không con cá nào

- Khóc meo meo

- Không ạ

- Lắng nghe

- Cả lớp đọc thơ

- Tổ, nhóm trẻ thi đua nhau đọc thơ

- Cá nhân trẻ đọc thơ

- Trẻ ra chơi

Giáo án LQVH: Thơ: "Mèo đi câu cá"

1.Yêu cầu: 

         -  Đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ và tính cách nhân vật: mèo anh mê ngủ, mèo em ham chơi.

         -  Rèn KN đọc thơ, thể hiện được âm điệu, vần điệu, nhịp điệu 2/2 phù hợp với nội dung.

         -  Rèn kỹ năng vẽ hình bằng cách phối hợp các hình hình học và nét vẽ đơn giản , tạo sản phẩm ngộ

         nghĩnh, dễ thương theo khiếu thẩm mỹ của trẻ .

       -  Phát triển ngôn ngữ văn học, trí nhớ có chủ định, khả năng cảm thụ văn học, tư duy, tưởng tượng,

       -  Giáo dục trẻ về ích lợi của việc nuôi mèo.


  2 Chuẩn bị:

         -  Cho trẻ làm quen với bài thơ “Mèo đi câu cá”, tranh minh họa bài thơ

         -  Hình chó và mèo , bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, tập TH vui  và bút màu cho trẻ…

3. Tiến hành:

* Hoạt động 1:

 -  Cô cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài “Gà trống, mèo con và cún con” …

  -  Trò chuyện với trẻ:

               +  Những con vật nào được nói đến trong bài hát?

               +  Những con vật ấy được mô tả thế nào? 

-   Cô gợi ý cho trẻ so sánh con chó và con mèo:            

      +  Chó và mèo có giống nhau không? … Giống nhau ở điểm nào?

               +  Con mèo có gì khác ? … Mèo có tài gì ?

               +  Món ăn nào mà mèo thích nhất nhỉ ? … Nuôi mèo có ích lợi gì?

* Hoạt động 2:

 -  Cô cho trẻ xem tranh minh họa bài thơ, trò chuyện với trẻ về hình ảnh trong bức tranh …

   -  Giới thiệu bài thơ “Mèo đi câu cá” của Thái Hoàng Linh ,  cô đọc cho trẻ nghe …

 -  Nếu đa số trẻ chưa biết bài thơ, cô có thể đọc lần 2 kết hợp trích dẫn và đàm thoại gợi mở:

 +  Cô đọc 6 câu thơ đầu   ( anh em  .... quá chừng )  Theo các bạn, Mèo anh sẽ làm gì?

  +  Cô đọc  4 câu thơ tiếp theo  ( mèo anh ...  có em rồi )  Mèo em có câu cá không?

 +  Cô đọc tiếp 8 câu tiếp theo  ( mèo em ... vui chơi ) Rồi chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?

    +  Cô đọc tiếp 8 câu thơ còn lại   (  lúc ông mặt trời  ... meo meo  )

    Vì sao anh em mèo bị đói vậy?

 -   Cho trẻ đọc bài thơ vài lần cho thuộc:  chung, nhóm, vài cá nhân …

            ( nếu đa số trẻ đã thuộc thơ thì tổ chức cho trẻ thi đọc thơ nối tiếp hay luân phiên … )

  Chuyển tiếp với TC “ Một con mèo - Có một cái mũi - Hai cái tai - Và một cái đuôi

Hai con mèo - Có hai cái mũi - Bốn cái tai - và hai cái đuôi ” …

 * Hoạt động 3:

     -  Tổ chức cho trẻ thực hành “ Vẽ con mèo nhà bé” trong tập TH vui …

          +  Gợi ý trẻ vẽ theo cách lắp ghép các hình :  cho trẻ xem các mẫu vẽ trên bảng …

          +  Khuyến khích trẻ sáng tạo hình ảnh con mèo ở các tư thế :  nằm dài ra ngủ, đang chơi với bóng  hay rình bắt mồi …

       -   Cho trẻ sao chép các từ minh họa hình ảnh con mèo mà trẻ vẽ :  viết bên cạnh hay bên dưới hình  vẽ    (  cô viết lên bảng và chỉ cho trẻ đọc qua vài lần … )  

* Kết thúc:

Giáo án phát triển ngôn ngữ Mèo đi câu cá

II.Hoạt động ngoài trời:

Dạo chơi hít thở không khí trong lành

3. Tiến hành:

*.HĐCCĐ:

Cô cho trẻ ra sân và đi dạo xung quanh sân trường Cô hỏi trẻ: Khi hít thở không khí thì các con làm các động tác như thế nào?         

*TCVĐ: Kéo co

Cô nêu luật chơi và cách chơi cho trẻ thực hiện 3- 4 lần

*CTD: Cô bao quát trẻ

III.Hoạt động chiều:


*Nêu gương cuối tuần:Cô từng tổ trưởng đưng dậy nhận các bạn trong tổ của mình sau đó cô nhận xét chung,phát phiếu bé ngoan cho trẻ