Glucozo có ở đâu

Gluxit (hay cacbohiđrat) là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hữu cơ thiên nhiên có thông thức chung Cn(H2O)m. Gluxit tiêu biểu và quan trọng nhất là glucozơ.

  • Glucozo có ở đâu

  • Glucozo có ở đâu

  • Glucozo có ở đâu

  • Glucozo có ở đâu

Vậy Glucozơ tính chất hóa học, tính chất vật lý như thế nào? trạng thái tự nhiên của glucozơ ra sao và có ứng dụng gì trong đời sống, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Trạng thái tự nhiên của Glucozơ

Bạn đang xem: Glucozơ trạng thái tự nhiên, Tính chất hóa học và Ứng dụng của Glucozơ – Hóa 9 bài 50

– Glucozơ (C6H12O6) có nhiều trong quả chín (đặc biệt là trong quả nho) glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.

Glucozo có ở đâu

Glucozơ có nhiều trong hoa quả chín

II. Tính chất vật lý của Glucozơ

– Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

III. Tính chất hóa học của Glucozơ

1. Phản ứng oxi hóa Glucozơ (phản ứng tráng bạc)

 C6H12O6 + Ag2O 

Glucozo có ở đâu
 2Ag↓ + C6H12O7 (axit gluconic)

2. Phản ứng lên men rượu

– Khi cho men rượu vào dung dịch glucozơ (nhiệt đô từ 30-320C), glucozơ chuyển dần thành rượu etylic và giải phóng cacbonic.

 C6H12O6 (dd) 

Glucozo có ở đâu
 2C2H5OH(dd) + 2CO2(k)

IV. Ứng dụng của Glucozơ

– Glucozơ được sử dụng để pha huyết thanh (tiêm truyền), tráng gương tráng ruột phích dựa trên phản ứng tráng gương, sản xuất vitamin C.

V. Bài tập về Glucozơ

* Bài 1 trang 152 SGK Hóa 9: Hãy kể tên một số loại quả chín có chứa glucozơ.

° Lời giải bài 1 trang 152 SGK Hóa 9:

– Glucozơ có trong nhiều bộ phận của cây, đặc biệt là trong quả chín. Những loại quả chín có chứa Glucozơ là: Nho chín (nhiều nhất), chuối chín, thơm (dứa) chín, mít chín, ổi chín, mãng cầu (na) chín,…

* Bài 2 trang 152 SGK Hóa 9: Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

° Lời giải bài 2 trang 152 SGK Hóa 9:

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

• Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

• Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:

– Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo

 PTHH:  C6H12O6 + Ag2O 

Glucozo có ở đâu
 C6H12O7 + 2Ag↓

– Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

•  Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

• Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm:

– Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí (CO2) bay ra là CH3COOH

 PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑

– Chất còn lại không phản ứng là glucozơ

(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch làm quỳ tím  chuyển sang thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).

* Bài 3 trang 152 SGK Hóa 9: Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịch glucozơ 5% có D = 1,0 g/cm3.

° Lời giải bài 3 trang 152 SGK Hóa 9:

– Khối lượng của dung dịch glucozơ là: mdd glucozơ = 500. 1 = 500(g).

Glucozo có ở đâu
 nên:

– Khối lượng glucozơ cần lấy là: mglucozơ = (500.5)/100 = 25(g).

* Bài 4 trang 152 SGK Hóa 9: Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.

b) Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trình lên men là 90%.

° Lời giải bài 4 trang 152 SGK Hóa 9:

a) Khối lượng rượu etylic:

– Theo bài ra (có 11,2 lít khí CO2 thoát ra) ta có:

 

Glucozo có ở đâu

– Phương trình hóa học lên men glucozơ:

 C6H12O6 –lên men→ 2C2H5OH + 2CO2

– Theo PTHH: nrượu etylic = nCO2 = 0,5 (mol).

⇒ mrượu etylic = n.M = 0,5.46 = 23(g).

b) Khối lượng glucozơ.

– Theo phương trình nglucozo = ½.nCO2 = ½.0,5 = 0,25 (mol).

– Do hiệu suất đạt 90% nên khối lượng glucozơ cần dùng là: 

 

Glucozo có ở đâu

Hy vọng với bài viết về Glucozơ: Trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học và ứng dụng của Glucozơ ở trên giúp ích cho các em. Mọi ý kiến góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Glucozơ là gì, công thức cấu tạo, tính chất hóa học glucozo đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi theo học bộ môn hóa học quan tâm. Vì thế mà chúng tôi sẽ giúp bạn các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức đã biết và bổ sung các kiến thức mới của bạn chưa biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Glucozo có ở đâu
Glucozo

Glucozơ là gì?

Glucozơ có công thức hóa học là C6H12O6. Glucozơ là một chất kết tinh, dễ tan trong nước, không có màu sắc, nóng chảy ở nhiệt độ 146 độ C. Glucozơ có vị ngọt tự nhiên và được tìm thấy ở các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ… Trong mật ong có nhiều glucozơ (30%), trong máu (nồng độ 0,1%). Độ ngọt của glucozơ kém hơn đường mía.

Glucozơ lần đầu tiên được phân lập từ nho khô vào năm 1747 bởi nhà hóa học người Đức Andreas Marggraf. Glucozơ được phát hiện trong nho bởi Johann Tobias Lowitz vào năm 1792 và được công nhận là khác với đường mía (saccarozo)

Công thức cấu tạo của Glucozơ

Glucozơ có công thức cấu tạo là: C6H12O6 tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

Công thức cấu tạo dạng mạch hở

Phân tử glucozơ có công thức cấu tạo thu gọn là:

CH2OH- CHOH- CHOH- CHOH- CHOH- CH=O

Công thức cấu tạo của glucozơ được xác định trên cơ sở thực nghiệm:

Glucozơ tác dụng với CH3COOH tạo este chứa 5 gốc CH3COO- → có 5 nhóm -OH.

Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom → axit gluconic → có nhóm CH = O.

Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan. Vậy có 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.

Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam → có nhiều nhóm -OH kề nhau.

Công thức cấu tạo dạng mạch vòng

Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể ứng với hai dạng cấu tạo vòng khác nhau.

Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β).

Nhóm OH ở vị trí C1 được gọi là OH hemixetal.

Tính chất hóa học của glucozo

Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)

Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam

Phương trình hoá học: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H20 
                                                                 Phức đồng – glucozơ

Phản ứng tạo este

Glucozơ tác dụng với anhiđrit axetic hoặc axit axetic có thể tạo ra estẹ chứa 5 gốc axetat trong phân tử C6H7O(OCOCH3)5  

C6H12O6 + 5CH3COOH
Glucozo có ở đâu
C6H7O(OCOCH3)5 + 5H2O
C6H12O6 + 5(CH3CO)2O
Glucozo có ở đâu
 C6H7O(OCOCH3)5 + 5CH3COOH

Tác dụng với Na

CH2(OH)-(CHOH)4-CHO + 5Na → CH2 (ONa)- (CHONa)4 -CHO + 5/2 H2 

Tính chất của anđehit

Phản ứng oxi hóa

CH2OH [CHOH]4CHO + 2 [Ag(NH3)2]OH 
Glucozo có ở đâu
    CH2OH [CHOH]4COONH4+  2Ag↓ + 3NH3 + H2O
  amoni gluconat 
CH2OH [CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH     →CH2OH [CHOH]4COONa + Cu2O↓ + 3H2O
  Màu đỏ gạch
 CH2OH [CHOH]4CHO + Br2 + H2O   →CH2OH [CHOH]4COOH  + 2HBr
 axit gluconic 

Phản ứng khử

CH2OH [CHOH]4CHO + H2
Glucozo có ở đâu
 CH2OH [CHOH]4CH2OH 
  Sobitol

Phản ứng lên men

Nhờ tác dụng của các enzim thích hợp, glucozơ có thể tham gia quá trình lên men khác nhau:

Lên men rượu sinh ra ethanol

C6H12O6 →  2C2H5OH + 2CO2

Lên men lactic sinh ra axit lactic

C6H12O6
Glucozo có ở đâu
  2CH3CH(OH)COOH

Lên men butiric sinh ra axit butiric

C6H12O6  CH3CH2CH2COOH + 2CO2 + 2H2

Tính chất riêng của glucozơ dạng mạch vòng

Glucozo có ở đâu
– Riêng nhóm -OH ở C1 (-OH hemixtal) của dạng mạch vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra metyl glicozit.
– Khi nhóm -OH ở C1 đã chuyển thành OCH3 dạng mạch vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa.

Hi vọng với bài viết mà ngày hôm nay chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi Glucozơ là gì, công thức cấu tạo, tính chất hóa học glucozo và từ có thể bổ sung những kiến thức còn thiếu và ôn lại các kiến thức đã biết rồi nhé.