Gni per capita là gì

Thu nhập đầu người hay thu nhập bình quân đầu người (income per capita) là đại lượng được tính bằng cách lấy thu nhập quốc dân của một nước (tổng thu nhập quốc dân - GNI hay thu nhập quốc dân - NI) chia cho dân số của nó. Đây là mức thu nhập tính bình quân cho mỗi người dân, bất kể đó là nam hay nữ, người lớn hay trẻ em. Vì phân phối thu nhập không hoàn toàn công bằng và vì nhiều lý do khác (ví dụ tình trạng ô nhiễm, nền kinh tế ngầm, hoat động nội trợ), nên chỉ tiêu thu nhập đầu người không phải là đại lượng hoàn hảo về phúc lợi kinh tế và mức sống.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

Gni per capita là gì

WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổ theo mức GNI năm 2008 như sau:

(1)    Nhóm    nước    có     thu    nhập    thấp    (có    GNI     dưới    975    USD/người)12; (2)  Nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 USD/người đến 11.905 USD/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855 USD/người trở xuống và trung bình cao);

(3) Nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 USD/người).

Ngân hàng Thế giới gọi các nước thu nhập thấp và trung bình thấp là các nước đang phát triển – developing countries. Một số nhà phân tích gọi đây là các nước mới nổi – emerging countries hoặc các nền kinh tế mới nổi – emerging economies. Đây là nhóm có số lượng quốc gia và dân cư lớn nhất trên thế giới từ trước đến giờ. Các quốc gia thu nhập cao gọi là các nước phát triển (developed countries), hoặc các nước công nghiệp (industrial countries). Nhìn chung, các quốc gia thu nhập cao nằm ở một số khu vực nhất định, chủ yếu là ở Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ và Tây Âu. Các nước này hiện chiếm 15% dân số nhưng chiếm tới 75% GNI của thế giới. Các nước thu nhập thấp trải rộng trên khắp thế giới, từ châu Á đến châu Phi, Nam Hoa Kỳ và khu vực Thái Bình Dương. Những nước này chỉ chiếm một phần nhỏ trong GNI thế giới và có GNI đầu người từ mức dưới 100 đến dưới 1000 USD.

Tỉ lệ thay đổi: các chỉ số như GNI, GDP, GDP per capita.. cho chúng ta biết kết quả hoạt động trong năm của một quốc gia, nhưng không cho biết sự biến động của các chỉ số này. Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và dự đoán hiệu quả kinh tế tương lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi. Ví dụ, từ năm 1998 đến 2002, Ireland là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ 8% một năm, còn Nhật Bản, ngược lại, là nền kinh tế chậm phát triển nhất với chỉ 0.2%/năm trong cùng thời kỳ.

Nhìn chung, tỉ lệ tăng trưởng GNI cho thấy tiềm năng của nền kinh tế – nếu GNI tăng với mức nhanh hơn (hoặc thấp hơn) mức tăng dân số, mức sống của người dân sẽ tăng lên (hoặc giảm đi). Tỉ lệ tăng trưởng GNI cũng thể hiện các cơ hội kinh doanh. Ví dụ, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, với tốc độ trung bình là 9% trong vài năm gần đây. Sự tăng trưởng này dẫn đến tốc độ giảm mức nghèo đói mà chưa quốc gia nào từng thấy, và hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ. Sự xuất hiện của nền kinh tế mới nổi như Ấn độ, các nước Đông Á…. cũng kích thích sự tăng mức sống.

Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP): Các nhà quản lý khi so sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số GNI của nước ngoài về đồng tiền của nước họ. Ví dụ, khi chuyển đồng rupi Ấn Độ sang USD với tỷ giá chính thức, GNI đầu người của Ấn Độ năm 2008 chỉ ở khoảng hơn 1.070 USD so với mức 47.580USD của Mỹ13. Khoảng cách này cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai nước. Tuy nhiên, cách chuyển đổi này quá đơn giản. Tỷ giá hối đoái cho ta biết bao nhiêu đồng tiền này đổi được 1 đồng tiền kia, ví dụ, bao nhiêu rupi Ấn Độ đổi được một USD. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không cho ta biết đồng tiền nội địa kia mua được cái gì ở Hoa Kỳ. Nói cách khác, cách tính GNI theo đầu người không xem xét đến sự khác nhau giữa chi phí sống giữa các nước mà giả định một USD ở Chicago có một “sức mua” giống như 1 USD ở Mumbai (trước đây là Bombay), cho dù chi phí sinh hoạt ở Hoa Kỳ và Ấn Độ khác nhau. Bởi thế, GNI đầu người không thể cho ta biết người ta có thể mua được bao nhiêu hàng hóa dịch vụ với một đơn vị thu nhập ở đất nước này với một đất nước khác.

Vì vậy, cần điều chỉnh GNI đầu người  theo từng nước riêng biệt dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity – PPP). Về mặt tính toán, PPP là số đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần thiết để mua cùng một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong thị trường nội địa của một nước khác. Rõ hơn, ta tính PPP bằng cách ước lượng trị giá của một “rổ” hàng hóa (như xà bông, bánh mỳ và quần áo), dịch vụ (như điện thoại, điện và năng lượng) có thể mua được bằng đồng tiền của một nước. Kết quả ước lượng của GNI đầu người dựa  trên sức mua của một nước cho ta thấy người tiêu dùng địa phương có thể mua những gì với một đơn vị thu nhập. Giá cả rổ hàng hóa ở Hoa Kỳ thường được coi là tiêu chuẩn để chuyển đổi PPP của các quốc gia khác!

Quay lại với so sánh giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ. Năm 2007, GNI đầu người theo danh nghĩa của Ấn Độ là 820 USD, còn GNI theo PPP là 3800 USD. Rõ ràng là GNI đầu người dựa theo sức mua tương đương là cao hơn, do Ấn Độ có mức chi phí sinh hoạt thấp hơn. Điều đó có nghĩa là để mua cùng một rổ hàng hóa ở Ấn Độ sẽ cần ít chi phí hơn hơn so với ở Mỹ14.

Thụy Sĩ là một trường hợp ngược lại. Vì chi phí sinh hoạt ở Thụy Sĩ cao hơn Hoa Kỳ, GNI trên đầu người theo PPP của Thụy Sĩ giảm từ 55.230 USD xuống 38.610 USD. Tương tự, mức GNI theo đầu người trung bình tại các nước thu nhập thấp năm 2008 là 585 USD và tại các nước thu nhập cao là 35.264 USD. Nhưng nếu tính theo PPP, ta sẽ thấy GNI trung bình của các nước thu nhập thấp tăng lên đến 2.470 USD và các nước thu nhập cao giảm còn 32.834 USD. Khoảng cách được thu hẹp đi khá nhiều.

Mức độ phát triển con người: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chỉ số như GNI, PPP… quá tập trung vào tăng trưởng  chỉ dựa trên các chỉ báo về tiền tệ mà bỏ qua tầm vóc và phạm vi của mức độ phát triển. Các nhà quản lý có thể giải quyết các quan ngại trên  bằng  cách  xem  xét  mức  độ  phát  triển  con  người  của  quốc  gia  (Human development Index – HDI) – dựa trên các nhân tố xã hội và kinh tế – để ước lượng các hoạt động kinh tế hiện tại và tương lai. Chỉ số phát triển con người bao gồm chỉ báo về sức mua thực tế, giáo dục và sức khỏe để có một thước đo toàn diện về phát triển kinh tế. Sử dụng chỉ số này kết hợp các chỉ báo kinh tế và xã hội sẽ cho phép nhà quản lý đánh giá toàn diện hơn nữa sự phát triển dựa trên khả năng và cơ hội mà con người được hưởng.

Theo TS Mahbub ul Haq, người Pakistan, nhà kinh tế học và người đồng sáng tại ra Học thuyết Phát triển con người (Human Development Theory), thì:

“Mục đích cơ bản của phát triển là gia tăng lựa chọn của con người. Về cơ bản, những lựa chọn đó là vô hạn và thay đổi theo thời gian. Con người thường đánh giá các thành tựu hoàn toàn không hiện diện, hoặc không có ngay lập tức, trong chỉ số thu nhập và tăng trưởng thay vì quan tâm đến các chỉ số như: khả năng truy cập kiến thức lớn hơn, dinh dưỡng và sức khỏe tốt hơn, cuộc sống an toàn hơn, an ninh chống tội phạm và bạo lực, có đủ thời gian nghỉ ngơi, tự do chính trị và văn hóa, được tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Mục tiêu của phát triển là tạo ra một môi trường cho phép con người thụ hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo”.

Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc: từ cách nhìn nhận trên, Liên Hiệp Quốc  đã đưa ra Báo cáo Phát triển Con người dựa trên Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index –HDI). Cụ thể hơn, chỉ số HDI đo lường thành tựu trung bình của một nước ở 3 phương diện:

 

  • Tuổi thọ, tính theo độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra

 

  • Kiến thức, tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và được giáo dục cơ bản, cấp 2, và tổng tỉ lệ giáo dục cấp cao hơn.

 

  • Mức sống, đo lường bằng GNI đầu người theo PPP bằng USD.

Gni per capita là gì

Mục đích của báo cáo này chủ yếu nhằm nắm bắt tiến trình dài hạn của phát triển con người hơn là các thay đổi ngắn hạn.

GNI per capita PPP là gì?

Đây danh sách các quốc gia xếp theo thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người sức mua tương đương (PPP).

Ý nghĩa GNI là gì?

Thu nhập quốc dân (Gross national incomeGNI) chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường một năm. Đây chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia. Thu nhập quốc dân tương tự như Tổng sản lượng quốc gia – GNP, chỉ khác biệt ở chỗ GNP không trừ đi thuế gián thu và khấu hao.

GNI bằng gì?

GNI = GDP (Tổng sản lượng cả nước) + lượng chênh lệch giữa mức thu nhập mà người lao động Việt tại nước ngoài gửi về và lao động Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài cùng với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.

GDP đầu người là gì?

GDP bình quân đầu người tiếng Anh là GDP Per Capita. GDP bình quân đầu người, hay còn gọi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, một số liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. Nó được tính bằng cách chia GDP của một quốc gia cho số lượng dân số.