Grabcar chiết khấu bao nhiêu 2020

Từ ngày 6/12 đến ngày 8/12, gần 100 tài xế xe công nghệ tạm dừng hợp tác, "tắt app và tụ tập trước trụ sở Công ty TNHH Grab Việt Nam trên đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM bày tỏ không đồng tình với cách tính chiết khấu mới của công ty này sau Nghị định 126 có hiệu lực. Hôm nay, chỉ một số ít tài xế hoạt động trở lại, còn phần đông vẫn chưa đồng thuận, tiếp tục tạm dừng và trông chờ Grab công khai đầy đủ thông tin về cách tính chiết khấu mới.

Tắt app và chuyển qua chở hàng thuê trong những ngày gần đây, anh Đào Thành Công, một tài xế GrabBike ở TPHCM bức xúc cho rằng: Grab chưa bao giờ lấy ý kiến tài xế trước khi đưa ra những quy định bổ sung. Hiện phía công ty này đang áp đặt và đơn phương thực hiện cách tính mức chiết khấu mới, điều này là sai với thoả thuận trong hợp đồng đối tác mà Grab ký với các tài xế công nghệ.

Grabcar chiết khấu bao nhiêu 2020

Việc áp dụng mức chiết khấu mới khiến nhiều tài xế đối tác của Grab phản đối.

Anh Đào Thành Công cho rằng:Sau ngày 5/12, ví dụ với giá cước xe 12.000 đồng, phí nền tảng là 1.000 đồng, tổng là 13.000 đồng, sau khi trừ các phí và thuế VAT theo nghị định 126, thì tài xế nhận lại là 8.700 đồng, vậy hỏi khách chịu VAT này ở đâu? Có phải là Grab đang đè 4% này lên tài xế chịu hay không?

Cũng lo lắngvề chuyện mất khách sau khi giá cước tăng, anh Lê Thành An, một tài xế GrabCar mong muốn phía công ty chủ quản phải có động thái chia sẻ: Công ty Grab nên chia sẻ với cả khách hàng và tài xế, về vấn đề 10% thuế VAT. Chỉ cần là Grab giảm chiết khấu cho tài xế xuống một chút.

Sau khi Grab chính thức điều chỉnh chính sách giá cước mới, rất nhiều tài xế thắc mắc và bày tỏ rằng không thể hiểu được nhiều thuật ngữ mà Grab trình bày trong bảng thông báo gửi đến tài xế trước ngày 5/12. Hầu hết các loại thuế của Grab đều là "thu hộ" thông qua tài xế. Tuy nhiên, trên hoá đơn sau cùng để tài xế biết được thu nhập từ một cuốc xe, sau khi trừ đi các khoản thì lại hiển thị không rõ ràng. Tài xế quan tâm nhất là doanh thu có đảm bảo sau khi các chính sách mới được áp dụng hay không và tại sao các chủ quản ứng dụng công nghệ khác vẫn cân đối được giá, duy trì được lượng khách hàng hiện có mà Grab lại không thực hiện được điều này.

Cụ thể, sau ngày 5/12, phía Grab đã tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận tải. Điều này dẫn đến tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với tài xế GrabCar tăng từ 23,6% lên 28,3% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 20%; tăng từ 28,3% lên 32,8% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%. Còn đối với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27,27%.

Đối diện với cách tính mới trên, các tài xế có nhiều năm chạy xe công nghệ cho rằng, mức chiết khấu mới là quá cao, đánh trực tiếp vào chén cơm của họ. Anh Nguyễn Thành Phát, một tài xế công nghệ của Grab kể: Đã có những tài xế thu nhập mấy ngày nay giảm, không đủ nuôi sống gia đình đành phải nhận sự hỗ trợ, chia sẻ của đồng nghiệp.

Grab hiện chiếm 73% thị phần ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Ông Trần Bằng Việt, chuyên gia kinh tế từng nhiều năm làm việc với các hãng vận tải cho biết, trước đây thuế VAT ưu đãi ở mức 3% và theo cách tính mới của Nghị định 126 thì từ ngày 5/12 thuế sẽ trở về mức 10%, tức là tăng thêm 7%. Trong trường hợp doanh thu của doanh nghiệp đứng yên và đa phần các doanh nghiệp vận tải có mức lợi nhuận rất thấp, từ 2%-3% trên doanh thu, thì mức thuế tăng thêm lớn gấp đôi lợi nhuận, trở thành chi phí áp lực lên doanh nghiệp. Cách Grab đang làm là chuyển phần thuế này vào tài xế và khách hàng.

Ông Trần Bằng Việt nhận định: Trong ngành này, rất là thẳng thắn, nếu Grab chuyển chi phí (thuế thu hộ) này cho lái xe, nhưng mối liên hệ giữa Grab và lái xe cực kỳ lỏng lẻo. Thế nên, với người lái xe hài lòng thì không nói làm gì, còn lái xe không hài lòng thì xe của người ta nên người ta có thể mang đi hợp tác với những ứng dụng khác.

Grab hiện chưa có thông báo mới sau các động thái của tài xế. Các buổi thảo luận kín diễn ra giữa công ty công nghệ này và các tài xế chưa đi đến kết quả cuối cùng. Theo các tài xế, họ mong muốn công ty này sớm đưa ra chính sách tốt cho cả hai và mang tính lâu dài.

Một số chuyên gia cho rằng, thực hiện Nghị định 126, các doanh nghiệp vận tải đang chịu thuế 10% sẽ được cạnh tranh sòng phẳng hơn với các công ty quản lý ứng dụng xe công nghệ. Tài xế có thể dịch chuyển qua lại giữa các ứng dụng gọi xe công nghệ hay trở lại hợp tác với công ty vận tải truyền thống./.

Video liên quan