Hai nhà khoa học đưa ra mô hình cấu trúc khảm - động của màng sinh chất là

Đề bài

Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Tại sao khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

Lời giải chi tiết

- Cấu trúc: Theo Singơ và Nicônsơn, màng sinh chất có cấu trúc khảm động (mô hình khảm động). Màng sinh chất có lớp kép phôtpholipit dày khoảng 9 nm và nhiều loại prôtêin khảm trong lớp kép đó. Liên kết với các phân tử prôtêin và lipit còn có các phân tử cacbohiđrat. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử côlestêrôn có tác dụng tăng cường sự ổn định của màng sinh chất.

- Chức năng:

+ Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại.

+ Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như: vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzim, các prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô...

- Màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào "lạ" (tế bào của cơ thể khác). Vì vậy, khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

Loigiaihay.com

Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972, hai nhà khoa học là Singơ (Singer) và Nicônsơn (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm - động

Cấu trúc khảm của màng sinh chất:

+ Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác.

+ Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

+ Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. 

Cấu trúc động của màng sinh chất:

Do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit => Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. 

Hai nhà khoa học đưa ra mô hình cấu trúc khảm - động của màng sinh chất là

Hình 2: Cấu trúc của màng sinh chất

Chức năng màng sinh chất:

- Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc. Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. 

- Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. 

- Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Hai nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất vào năm 1972 là

A.

Singer và Nicolson.

B.

Campell và Singer.

C.

Nicolson và Reece.

D.

Reece và Campell.

Đáp án và lời giải

Đáp án:A

Lời giải:

Singer và Nicolson.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Trắc nghiệm 30 phút Sinh Học lớp 10 - Cấu trúc của tế bào - Đề số 11

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Thành tế bào có tác dụng

  • Thành phần chủ yếu nào sau đây xác định hình dạng tế bào động vật?

  • Cho tế bào hồng cầu vào trong giọt nước cất trên phiếnkính. Một lúc sau sẽ có hiện tượng

  • Hai nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất vào năm 1972 là

  • Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ti thể

  • Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?

  • Trung thể ở tế bào động vật chứa bao nhiêu trung tử?

  • Phân tử đi qua lỗ nhân để vào nhân của tế bào nhânchuẩn là

  • Trong tế bào nhân thực, ribôxôm có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây

  • Tại sao ti thể được xem như là nhà máy điện của tế bào?

  • Các chất có kích thước nhỏ (không ở dạng ion) được vận chuyển qua lớp kép photpholipit không mang tính chọn lọc như

  • Cho các cụm từ tương ứng với các số sau:

    1- Nhân tế bào.

    2- Mạng lưới nội chất.

    3- Bộ máy Gôngi.

    4- Ti thể.

    5- Lizôxôm.

    6- Lục lạp.

    7- Không bào.

    Hãy cho biết bộ phận nào có cấu trúc màng kép?

  • Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và có tiêu dùng năng lượng,được gọi là

  • Trên màng lưới nội chất hạt có nhiều

  • Các loại men của chu trình Crep có ở nơi nào trong ti thể?

  • Các vi khuẩn gram - dương khi được nhuộm màu bằng phươngpháp nhuộm gram sẽ có màu

  • Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng củamàng sinh chất gọi là

  • Trung tử là ống hình trụ, rỗng dài, có đường kính khoảng

  • Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động là

  • Chức năng của ti thể là

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người.

  • Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật bảo vệ môi trường quy định:

  • Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần ngăn chặn những hành động nào dưới đây.

  • Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:

  • Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

  • Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực cần có:

  • Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về:

  • Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của ai sau đây?

  • Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội được pháp luật quy định trong luật nào dưới đây:

  • Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển bền vững của xã hội?