Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su

Câu 1: Một sợi dây đàn hồi được căng giữa hai điểm cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 bằng

Câu 2: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là

  • A. 75 Hz       
  • B. 125 Hz       
  • D. 100 Hz.

Câu 3: Một dây cao su dài 2m hai đầu cố định,khi thực hiện sóng dừng thì khoảng cách giữa bụng và nút sóng kề nhau có giá trị lớn nhất là

Câu 4: Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 60 cm đang có sóng dừng với hai đầu A và B cố định. Quan sát trên dây AB có 3 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s thì tần số sóng trên dây là

  • A. 15 Hz       
  • B.20 Hz       
  • D. 25 Hz.

Câu 5: Một dây AB dài 50 cm có đầu B cố định. Tại đầu A thực hiện một dao động điều hòa có tần số f = 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 10 m/s. Số điểm nút, số điểm bụng trên dây (không kể hai đầu dây) là

  • B. 10 nút; 11 bụng
  • C. 6 nút; 7 bụng       
  • D. 6 nút; 5 bụng.

Câu 6: Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,5 m với hai đầu cố định, người ta quan sat thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có ba điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

  • A. 3,75 m/s       
  • C. 30 m/s       
  • D. 7,5 m/s.

Câu 7: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nguồn dao động điều hòa có tần số thay đổi được. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 20 cm/s. Khi có sóng dừng trên dây thì đầu A coi là nút. Khi tần số của nguồn thay đổi từ 45 Hz đến 100 Hz thì số lần tối đa ta quan sát được sóng dừng trên dây là

Câu 8: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 15 Hz và 20 Hz. Biết tốc độ truyền của các sóng trên day đều bằng nhau. Tốc độ truyền sóng trên dây là

  • A. 1,5 m/s       
  • B. 5 m/s       
  • D. 15 m/s.

Câu 9: Chọn phát biểu sai?

Sóng dừng

  • A. là sóng có các nút và bụng cố định trong không gian
  • B. được ứng dụng để đo vận tốc truyền sóng trên dây
  • C. là sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương.

Câu 10: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa ba bụng liên tiếp bằng

  • B. ba bươc sóng
  • C. hai bước sóng
  • D. nửa bước sóng

Câu 11: Phát biểu nào sau đầy sai khi nói về sóng phản xa và sóng tới tại các đầu tự do?

  • A. Sóng phản xạ có cùng tốc độ truyền với sóng tới nhưng ngược hướng.
  • B. Sóng phản xạ có cùng tần số với sóng tới.
  • D. Sóng phản xạ có biên độ bằng biên độ sóng tới.

Câu 12: Trên một đoạn dây có một hệ sóng dừng: một đầu dây cố định, ở đầu dây kia có một bụng sóng. Gọi $\lambda $ là bước sóng trên dây, chiều dài của dây bằng

  • A. $\frac{5\lambda }{8}$
  • C. $\frac{10\lambda }{4}$
  • D. $\lambda $

Câu 13: Xét sóng dừng trên dây, hai điểm bụng sẽ cách nhau

  • B. số bán nguyên lần bước sóng
  • C. số nguyên lần nửa bước sóng
  • D. số nguyên lần phần tư bươc sóng

Câu 14: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bụng sóng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là

Câu 15: Một sợi dây đàn hồi, một đầu nối với vật cản, đầu kia kiên kết với một bàn rung có tần số rung là 440 Hz. Khi đó xuất hiện sóng dừng trên dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 132 m/s. Người ta đếm được 6 bụng sóng xuất hiện dọc sơi dây. Chiều dài sợi dây là

  • A. 0,08 m       
  • B. 1,20 m       
  • C. 0,96 m       

Câu 16: Một sóng dừng có tần số 10 Hz trên sợi dây đàn hồi rất dài. Xét từ một nút thì khoảng cách từ nút đó đến bụng thứ 11 là 26,25 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là

  • B. 50 m/s
  • C. 0,4 m/s
  • D. 4 m/s

Câu 17: Một dây đàn hồi AB=60cm có đầu cố định, đầu A dao động với f=50 Hz. Trên dây có sóng dừng và rung thành 3 bó. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng

  • A. 15 m/s
  • C. 25 m/s
  • D. 28 m/s

Câu 18: Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có thêm 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây dài là

  • B. 40 m/s
  • C. 80 m/s
  • D. 60 m/s

Câu 19: Một sợi dây đàn hồi dài 100cm một đầu được nối vào một nhánh âm thoa, đầu kia giữ cố định. Khi âm thoa dao động với tần số 20 Hz thì tạo ra sóng dừng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng là 5 m/s. Coi đầu nhánh âm thoa là một điểm cố định.

Số bụng sóng trên dây là

Câu 20: Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là

  • B. 25 m/s
  • C. 75 m/s
  • D. 100 m/s

Câu 21: Bước sóng dài nhất của một sóng dừng có thể tạo ra trên một sợi dây dài 15 cm, hai đầu cố định là

  • A. 10 cm       
  • B. 20 cm       
  • D. 40 cm.

Câu 22: Một dây đàn hồi hai đầu dây cố định đang xảy ra sóng dừng. Điểm trên dây cách bụng sóng khoảng $d=1,4\lambda $ ($\lambda $ là bước sóng) sẽ dao động như thế nào với bụng sóng này:

  • A. cùng pha
  • C. vuông pha
  • D. lệch pha $1,4\pi $

Câu 23: Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là

Câu 24: Hiện tượng sóng dừng xảy ra khi hai sóng gặp nhau

  • A. có cùng biên độ.
  • B. là hai sóng truyền cùng chiều nhau trên một dây đàn hồi.
  • C. có cùng bước sóng.

Câu 25: Một sợi dây có chiều dài 68 cm, một đầu cố định, đầu còn lại được tự do, trên dây có sóng dừng, với khoảng cách giữa ba bụng sóng liên tiếp là 16cm. Số bụng sóng và nút sóng trên dây lần lượt là:

  • A. 8 và 9
  • C. 9 và 10
  • D. 9 và 8

Giới thiệu về cuốn sách này

10:37:0717/10/2019

Khi ở trong 1 nhà cao tầng bạn hét lớn sau khi hét xong bạn nghe thấy tiếng hét của bạn vọng lại, đây chính là do sóng âm đã phản xạ trên tường tới tai của bạn, và sóng dừng cũng có sự phản xạ như thế.

Vậy sóng dừng là gì? điều kiện nào để có sóng dừng trên 1 sợi dây chiều dài l có 2 đầu cố định? Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng dừng được tính theo công thức nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Sự phản xạ của sóng

1. Phản xạ của sóng trên vật cản cố định

- Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su

2. Phản xạ của sóng trên vật cản tự do

- Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

II. Sóng dừng

- Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút (điểm luôn luôn đứng yên) và các bụng (điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại) gọi là sóng dừng.

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su
1. Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng:

 

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su
 với (k = 1, 2, 3,...)

- Trong đó:

 l: chiều dài dây

 k: số bụng sóng

 k + 1: số nút sóng

 k: số bó sóng.

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su

2. Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần λ/4:

 

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su
. với (k = 0, 1, 2, ...)

- Trong đó:

 l: chiều dài dây

 k + 1: số bụng sóng

 k + 1: số nút sóng

 k: số bó sóng.

III. Bài tập về Sóng dừng, tính bước sóng

* Bài 1 trang 49 SGK Vật Lý 12: Sự phản xạ của sóng trên vật cản cố định có đặc điểm gì?

° Lời giải bài 1 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Khi phản xạ trên vật cản cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ cố định.

* Bài 2 trang 49 SGK Vật Lý 12: Sự phản xạ của sóng trên vật cản tự do có đặc điểm gì?

° Lời giải bài 2 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Khi phản xạ trên vật cản tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới tại điểm phản xạ tự do.

* Bài 3 trang 49 SGK Vật Lý 12: Sóng dừng được tạo thành vì nguyên nhân gì?

° Lời giải bài 3 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Sóng dừng được tạo thành là do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.

* Bài 4 trang 49 SGK Vật Lý 12: Nút, bụng của sóng dừng là gì?

° Lời giải bài 4 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Nút dao động là điểm tại đó, dao động tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ triệt tiêu nhau, có biên độ bằng 0 (không dao động).

- Bụng dao động là điểm tại đó, dao động tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ có biên độ cực đại (bằng tổng biên độ của hai nguồn).

* Bài 5 trang 49 SGK Vật Lý 12: Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định?

° Lời giải bài 5 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài sợi dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng: l = k.(λ/2); (k là các số nguyên dương).

* Bài 6 trang 49 SGK Vật Lý 12: Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do?

° Lời giải bài 6 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây dài có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của một sợi dây phải bằng một lẻ lần λ/4: l = (2k+1)(λ/4)

* Bài 7 trang 49 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ:

A. luôn ngược pha với sóng tới

B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định

C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.

D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định

° Lời giải bài 7 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

¤ Chọn đáp án: B.ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định

- Nếu sóng tới gặp một vật cản cố định thì tại điểm phản xạ sóng tới ngược pha với sóng phản xạ.

* Bài 8 trang 49 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng:

A. một bước sóng

B. hai bước sóng

C. một phần tư bước sóng.

D. một nửa bước sóng

° Lời giải bài 8 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

¤ Chọn đáp án: D.một nửa bước sóng

- Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai bụng hoặc hai nút liên tiếp bằng nửa bước sóng.

* Bài 9 trang 49 SGK Vật Lý 12: Một dây đàn dài 0,6m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây).

a) Tính bước sóng λ của sóng trên dây.

b) Nếu dây dao động với ba bụng thì bước sóng là bao nhiêu?

° Lời giải bài 9 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Theo bài ra, dây hai đầu cố định nên ta có chiều dài dây là: 

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su
 với k là số bụng sóng

a) Vì hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây) nên k = 1

⇒ Chiều dài dây thỏa mãn:

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su

b) Dây có ba bụng sóng, ta có k = 3 ⇒ 

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su

* Bài 10 trang 49 SGK Vật Lý 12: Trên một sợi dây dài 1,2m có một hệ sóng dừng. Kể cả hai đầu dây, thì trên đây có tất cả bốn nút. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 80 m/s, tính tần số dao động của dây.

° Lời giải bài 10 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

- Theo bài ra, kể cả hai đầu dây, thì trên đây có tất cả bốn nút nên ta có 3 bụng sóng.

 

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su

⇒ Tần số dao động trên dây: 

Hay đề xuất phương án và tạo ra sóng trên dây cao su
.

Hy vọng với bài viết về Sóng dừng là gì? Điều kiện để có sóng dừng, Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng cùng bài tập vận dụng ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay-Hoc-Hoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Muc lục SGK Hóa học 12 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục SGK Vật lý 12 Lý thuyết và Bài tập