Hay kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta

(1)

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng,


danh nhân của nước ta lớp 5



Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta - Thánh Gióng


Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn khơng biếtđi, khơng biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.


Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đikhắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗngnhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua,đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tanlũ giặc”.


Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no,quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góplương thực để ni cậu.


Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩdũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưngngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túibụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặcchết như ngả rạ.


Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưuluyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhândân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tơn làThánh Gióng.


Ý nghĩa câu chuyện:


(2)

Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta - nữ tướng Lê Chân


Ngày nay, du khách gần xa đến tham quan thành phố Hải Phòng sẽ được chiêmngưỡng bức tượng nữ tướng Lê Chân đặt tại dải vườn hoa Trung tâm nội đô.Tượng bằng đồng cao 6m vô cùng tráng lệ, kỳ vĩ. Thanh bảo kiếm bên mình,Lê Chân uy nghiêm hướng về biển Đơng với cặp mắt sáng ngời đầy uy dũng.Sử sách còn ghi rõ: Lê Chân là con gái của ông Lê Đạo, một thầy thuốc nhânđức nổi tiếng khắp vùng. Bà quê ở làng An Biên (tục gọi là làng vẻn) thuộc phủKinh Môn, nay thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh.


Năm 16 tuổi, Lê Chân nổi tiếng tài sắc, giỏi võ nghệ, có chí lớn phi thường.Thái thú Giao Chỉ lúc ấy là một tên cực kì tham tàn, bạo ngược. Khơng épđược bà làm tì thiếp, hắn đã khép ơng Lê Đạo vào tội phản nghịch đem giết đi !Lê Chân phải trốn về vùng ven biển An Dương nung nấu mối thù nhà nợ nước,quyết không đội trời chung với giặc Hán xâm lược.


Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cùng với bao anh hùng nữ kiệt khắp nơinổi dậy hưởng ứng, Lê Chân chỉ huy đội nghĩa binh làng An Biên tiến về LuyLâu vây đánh quân Đơng Hán. Lửa cháy rực trời, ngựa hí qn reo, chiêngtrống dậy đất của nghĩa quân làm cho bọn giặc bạt vía kinh hồn. Chính quyềnđơ hộ tan vỡ, sụp đổ tan tành; Thái thú Tô Định vội bỏ thành trì, ấn tín, cắt tóc,cạo râu, lẻn trốn về phương Bắc. Đó là giữa tháng 3 năm 40. Lê Chân chiêu mộtrai tráng, di dân lập ấp. Một vùng duyên hải dọc ngang trấn giữ được đặt tên làAn Biên, đúng như tên quê cha đất tổ của bà. Nghề nơng trang, nghề chài lướiđánh cá, đóng thuyền ngày một phát triển. Lương thảo được tích trữ, cung têngiáo mác được tập rèn, chỉ mấy năm sau, Lê Chân đã có hàng nghìn dũng sĩchờ đợi thời cơ, mưu đồ đại sự.


Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, 65 thành trì được giải phóng, Hai Bà lên làm vuaxưng là Trưng Vương, đóng đơ ở Mê Linh. Nước ta giành được độc lập.

(3)

giữ mặt bắc, tướng Đô Dương giữ Cửu Chân phòng vệ mặt nam, nữ tướng LêChân được phong ‘Chưởng quản binh quyền nội bộ” đóng bản doanh ở GiaoChỉ, v.v..


Tháng 4 năm 42, vua nhà Hán sai Mã Viện mang đại binh sang xâm lược nướcta. Bà Trưng cùng các chiến tướng đem quân ra cự địch. Nhiều trận đánh lớn đãdiễn ra ở Lãng Bạc, cẩm Khê, Hát Môn. Tháng 5-43, Hai Bà Trưng thất thếphải gieo mình xuống sơng Hát Giang tự tận. Nhiều nữ tướng của Bà Trưng đãanh dũng hi sinh. Nữ tướng Lê Chân đã lấp suối, ngăn sông, chẹn đánh quyếtliệt thủy binh giặc. Mãi đến cuối năm 43, Lê Chân anh dũng hy sinh tại chiếntrường vùng Lạt Sơn, Kim Bảng (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) nêu cao khíphách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam.


Để ghi nhớ công ơn to lớn của nữ anh hùng Lê Chân, nhân dân An Biên đã lậpđền thờ gọi là đền Nghè, một trong những di tích lịch sử cổ kính, trang nghiêmcủa thành phố Cửa Biển.


Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta - Nguyễn Viết Xuân


Trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, Bác Hồ chúng ta thường nói: ''Ra ngõgặp anh hùng", chắc chắn câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sẽ giới thiệuđầy đủ về một nhân vật anh hùng tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam.


Anh Nguyễn Viết Xuân sinh ra trong một gia đình nơng dân nghèo ở xã NgũKiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú. Năm bảy tuổi, anh di ở bế em chomột người bà con xa để kiếm sống. Đoạn đời đi ở ấy kéo dài tới mười năm liền.

(4)

Trong một trận đánh, hàng dàn máy bay giặc bổ nhào xuống trận địa. Bom rơinhư sung rụng. Anh Vĩ hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy, dõng dạc hô:"Nhắm thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!"- Nhưng sau đó, anh hi sinh oanh liệt.


Hình ảnh người chỉ huy dũng cảm với tiếng hô đanh thép ấy dã dể lại ấn tượngsâu sắc trong lòng Nguyễn Viết Xuân. Noi gương, anh luôn luôn phấn đấu vàđược kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Anh trở thành chính trị viên phóđại đội, rồi chính trị viên đại đội. Năm 1964 thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưađơn vị cao xạ của mình lên đóng ở miền tây Quảng Bình để bảo vệ vùng trờibiên giới của Tổ quốc.


Ngày 18 tháng 11 năm 1964, giặc cho máy bay xâm phạm vùng trời miền Bắcở phía tây Quảng Bình, hết đợt này đến đợt khác. Trên các khẩu pháo, cácchiến sĩ dũng cảm bắn tỉa máy bay địch. Tiếng Nguyễn Viết Xuân hô vang:


– Nhắm thẳng quân thù mà bắn!


Hai máy bay phản lực F.100 tan xác.


Lần thứ tư, máy bay địch lại tới, anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnhchiến đấu. Ba chiếc F.100 lao tới liên tiếp nhả đạn. Không may, anh bị đạn bắntrúng đùi. Anh ngã nhào trong hầm, một chân giập nát. Chiến sĩ Tình nhìn thấyđịnh báo tin cho đồng đội, anh Xuân nghiến răng chịu đau, ra hiệu im lặng. Rồianh dặn: "Đồng chí khơng được cho ai biết tơi bị thương. Đồng chí hãy giúp tơitruyền lệnh chiến dấu."


Y tá Nhu tới, thấy máu chính trị viên ra nhiều, vội lấy băng, nhưng anh gạt đivà nói: "Đi băng cho anh em bị thương khác đã…" Và anh yêu cầu cắt chân đểkhỏi bị vướng. Y tá trù trừ, anh giục: "Cứ cắt đi… và giấu chân vào chỗ kín hộtơi…"

(5)

– Tất cả các đồng chí bắn mạnh lên, trả thù cho chính trị viên.


Các khẩu pháo nhất loạt rung lên, tạo thành lưới lửa quất vỡ mặt kẻ thù khichúng vừa lao tới. Khói lửa mịt mù. Một chiếc F.100 nữa đâm đầu xuống núikéo theo vệt lửa dài. Cả bọn hoảng hôt cút thẳng về hướng đông.


Khi bầu trời trở lại quang đãng, mọi người ùa tới bên người chiến sĩ, nhưng anhđã hi sinh.


Khẩu lệnh của người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân "Nhắm thẳng quăn thùmà bắn!" đãtrở thành bất diệt. Khẩu lệnh tấn công ấy đã luôn luôn làm bạt vía,kinh hồn lũ giặc lái máy bay Mĩ khi chúng xâm phạm bầu trời miền Bắc của Tổquốc mến yêu.

Tập làm văn lớp 5: Kể câu chuyện về một anh hùng, danh nhân của nước ta thuộc tiết kể chuyện lớp 5 tuần 2. Với 4 bài văn mẫu, giúp các em học sinh tham khảo, nhanh chóng kể lại câu chuyện về một anh hùng, danh nhân của nước ta.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta – Kể chuyện đã nghe, đã đọc tuần 2 (SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 18).

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ông cha ta vẫn thường dạy “Có chí thì nên”. Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện “Ông Trạng thả diều” chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cả thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

– Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

– Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

– Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sống trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đều tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh đồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuối thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.

Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.

Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:

“Nhà nam nhà bắc đều no mật
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Vịnh năm canh)

Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.

Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ.

Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang.

Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.

Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: “Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”. Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người “lòng sáng tựa sao Khuê”.

Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:

“Trống dời canh, còn đọc sách,
Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu”.

Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là “nhị thập bát tú” (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là “Tao Đàn nguyên súy”.

Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca “Lịch sử nước ta” có viết:

“Vua hiền có Lê Thánh Tông,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành”.

Tập làm văn lớp 5: Kể câu chuyện về một anh hùng, danh nhân của nước ta thuộc tiết kể chuyện lớp 5 tuần 2. Với 4 bài văn mẫu, giúp các em học sinh tham khảo, nhanh chóng kể lại câu chuyện về một anh hùng, danh nhân của nước ta.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta – Kể chuyện đã nghe, đã đọc tuần 2 (SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 18).

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ông cha ta vẫn thường dạy “Có chí thì nên”. Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện “Ông Trạng thả diều” chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cả thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

– Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

– Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

– Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sống trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đều tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh đồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuối thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.

Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.

Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:

“Nhà nam nhà bắc đều no mật
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Vịnh năm canh)

Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.

Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ.

Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang.

Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.

Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: “Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”. Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người “lòng sáng tựa sao Khuê”.

Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:

“Trống dời canh, còn đọc sách,
Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu”.

Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là “nhị thập bát tú” (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là “Tao Đàn nguyên súy”.

Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca “Lịch sử nước ta” có viết:

“Vua hiền có Lê Thánh Tông,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành”.