Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu trợ từ là gì? các loại trợ từ, cách nhận biết trợ từ trong câu Tiếng Việt,…

Trợ từ là gì?

Trợ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ trong câu, chuyển đổi cấu tạo câu, hoặc biểu thị tình cảm, thái độ của người nói trong giao tiếp.

Trợ từ thường đứng ở đầu câu (sau trợ từ thường có dấu chấm than) hoặc ở giữa câu.

Ví dụ về trợ từ

Ví dụ 1: Bạn Lan có dọn vệ sinh lớp học nhưng dọn chưa kỹ.

Trợ từ trong ví dụ này là từ “ nhưng “ để đánh giá việc Lan dọn vệ sinh không tốt.

Ví dụ 2: Mình biết chính bạn Nam là người xả rác.

Trợ từ “chính” để nhấn mạnh người xả rác là bạn Nam

Ví dụ 3: Nó ăn những 3 cái bánh bao

Trợ từ “ những “ để nhấn mạnh người đó ăn nhiều hơn mức bình thường.

Các loại trợ từ phổ biến

Trợ từ nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ

+ Thì: Nhấn mạnh, khẳng định chủ đề, nhấn mạnh quan hệ giữa các sự vật, sự kiện trong câu.

Ví dụ: Tôi thì tôi chẳng đi đâu.

Học thì biết thế nào cho đủ.

+ Ngay, ngay cả: khẳng định sắc thái không bình thường.

Ví dụ: Ngay cả tôi cũng không biết việc ấy.

+ Đúng, đúng là: Xác nhận.

Ví dụ: Đúng là cô ấy đến rồi.

+ Là: Sắc thái khẳng định sự bao hàm.

Ví dụ: Cả lớp mời cả anh nữa.

+ Những: Sắc thái không bình thường về số lượng

Ví dụ: Tôi ăn những năm bát cơm.

+ Mà: Nhấn mạnh một sắc thái không bình thường

Ví dụ: Đàn ông mà cũng sợ mà à !

+ Chính, đích: Nhấn mạnh sắc thái xác nhận

Ví dụ: Đích là anh rồi ..!

+ Thật, thật ra: Nhấn mạnh sắc thái khẳng định bản chất.

Ví dụ: Thật ra tôi rất nhớ chuyện ấy.

+ Đến, đến nỗi, đến cả: nhấn mạnh sắc thái khiên cưỡng

Ví dụ: Không khí ẩm thấp đến nổi tôi phải dời nhà

+ Tự: nhấn mạnh sắc thái khẳng định chủ quan.

Ví dụ: Chính anh ấy tự giải quyết việc ấy chứ.

Trợ từ chuyển đổi cấu tạo câu: à, nhé, chứ, đi.

Những trợ từ này có khả năng chuyển đổi câu tường thuật (câu kể) bằng câu nghi vấn hoặc câu cảm thán.

Ví dụ: So sánh:

a. Anh ấy đã đi hôm qua rồi. (câu kể)

-> Anh ấy đã đi hôm qua rồi à? (câu hỏi)

b. Thôi chúng ta đi. (câu tường thuật)

-> Thôi, chúng ta đi đi! (câu khiến)

-> Thôi chúng ta đi nhé ? (câu nghi vấn)

Trợ từ biểu thị thái độ, tình cảm của người nói: ạ, đây, nào, đấy

Những trợ từ làm chức năng chuyển đổi cấu tạo câu luôn luôn đứng cuối câu cùng giọng điệu khi nói, dùng dấu câu khi viết.

Ví dụ: Chào thầy em về ạ ! (Kính trọng, lễ phép)

Chúng ta đi nào ! (Rủ rê, thân mật)

Thôi, tôi về đây ! (Thân mật)

Việc ấy khó đấy! (Thông cảm, động viên)

Phân biệt trợ từ và thán từ trong câu

– Trợ từ là từ loại phổ trong câu. Có thể thấy có 2 loại trợ từ là trợ từ để nhấn mạnh và trợ từ để đánh giá sự việc, sự vật.

+ Trợ từ để nhấn mạnh: Có tác dụng nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Gồm các từ như “những, cái, thì, mà, là…”.

Người học giỏi nhất lớp là Minh Anh.

Ba tớ là Bác sĩ.

Chính điểm thi thấp đã làm Hoa buồn

Những cái bút mẹ bảo đặt ở trên bàn.

+ Trợ từ biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật: gồm các từ như ”chính, ngay, đích…”

Chính chú ấy đã cứu con chó của con.

Chính thời tiết này mọi người dễ bị ốm.

Cũng vì ba mẹ nên mình cố gắng học hành chăm chỉ

Bài thi hôm nay khó quá nên mình chỉ được 8 điểm

– Thán từ có thể được tách  riêng thành câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó. Thán từ cũng là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu. Thán từ gồm 2 loại:

+ Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”. Ví dụ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”!

(Ca dao)

Trời ơi, sao mà tôi khổ quá trời.

Chao ôi! Cảnh đêm mới đẹp làm sao.

Giọng hát của cô ấy hay quá!

+ Thán từ gọi đáp gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”. Ví dụ:

“ Cày đồng đang buổi ban trưa

 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

 Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Này, cậu có mang sách đi không?

Vâng, con nhớ lời mẹ dặn rồi ạ.

Tú ơi, tớ chuẩn bị đi rồi. Đợi chút.

Vai trò của trợ từ, thán từ trong câu

Trợ từ thán từ là những từ quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt. Đây loại từ giúp bổ nghĩa cho câu và làm cho câu văn, đoạn văn thêm sinh động.

Thán từ là các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.

Trợ từ thì lại có vai trò làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu văn.

Qua bài viết ở trên, THPT Sóc Trăng đã giúp các bạn hiểu rõ định nghĩa trợ từ là gì, các loại trợ từ phổ biến, phân biệt trợ từ và thán từ trong câu Tiếng Việt… Các bạn có thể truy cập website THPT Sóc Trăng để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Các trợ từ trong tiếng Nhật có khó dùng không? Câu trả lời là không hề nếu như bạn có phương pháp học thông minh và hiệu quả. Hãy tìm hiểu về cách học đó qua bài viết dưới đây nhé!

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau

Trợ động từ là những từ không được phép đứng một mình, thường dùng để bổ sung ý nghĩa cho các động từ khác trong câu.

Trong tiếng Nhật sơ cấp, các trợ từ tiêu biểu nhất là は、が、で、に、を

Dưới đây là bảng ý nghĩa tổng quát của các trợ từ trong tiếng Nhật N5-N4.

(Cách dùng chi tiết và ví dụ sẽ ở phần phía sau nhé)

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau
Ý nghĩa tổng quát của các trợ từ cơ bản N5-N4 tiếng Nhật
Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau
Dù có vẻ hơi rắc rối, bạn cứ làm nhiều bài tập về trợ từ là sẽ không quên đâu nhé <3

>>> Có thể bạn sẽ cần: Tổng hợp 25 BÀI Minna Nihongo FREE cho người mới bắt đầu.

1. Cách dùng trợ từ は

は là trợ từ tiếng nhật N5 đầu tiên chúng ta học vì thế cách dùng cũng rất đơn giản.

Cách dùng: ~ N1 は N2 (が)….

  • は dùng để phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu. 
  • Danh từ đứng trước nó là chủ đề của câu. Sau は là thông tin cần nhấn mạnh nội dung.

Ví dụ:

  • 私は日本のアニメ文化が好きです。Tôi thích văn hóa Anime của Nhật Bản.
  • わたしは学生です。Tôi là học sinh.
  • それは先生のノートです。Đó là quyển vở của giáo viên.

Chú ý: Khi hỏi bằng は thì cũng trả lời bằng は, với thông tin trả lời thay thế cho từ để hỏi.

Ngoài ra, để học tiếng Nhật một cách hiệu quả các bạn hãy tìm hiểu và học theo phương pháp của Riki nihongo qua các bài học free bổ ích tại đây nhé.

2. Cách dùng trợ từ が

Khi dùng が để nối 2 câu (mệnh đề) chúng ta được một câu.

  • N がいます / あります。 Dùng đề miêu tả sự tồn tại

Ví dụ: つくえのうえに、バソコンがあります。Trên bàn có cái máy tính.

  • Khi muốn miêu tả một hiện tượng tự nhiên thì dùng が trước chủ đề đó và nhấn mạnh tính từ

Ví dụ: この部屋が暗いです。Căn phòng này tối.

Trợ từ が thường đi chung với động từ thể khả năng và tự động từ

Cách nhớ: Tự が tha を

Ví dụ: ピアノをひくことができます。Tôi có thể chơi đàn piano.

  • が còn được đặt sau chủ ngữ phụ trong câu.

Ví dụ: これは私が取った写真です。Đây là bức ảnh tôi đã chụp.

Đặc biệt: dùng trong「しつれいですが」và「すみませんが」để mở đầu một câu nói >>> không mang ý nghĩa nối 2 câu.

Ví dụ:

  • しつれいですが、お名前は? Xin lỗi bạn tên là gì?
  • すみませんが、手伝ってもらえませんか? Xin lỗi, có thể giúp tôi được không?

Cùng luyện tập ngay nhé

3. Cách dùng trợ từ も

  • Sử dụng thay cho は、が、を với ý nghĩa là “Cũng”. Hoặc đi chung với các trợ từ khác như にも、とも、でも、với ý nghĩa không đổi.

Dùng để miêu tả sự tương tự với một sự vật/ tính chất/ hành động đã nêu trước đó, nhằm tránh lặp lại trợ từ は/động từ nhiều lần.

Ví dụ:

あした、田中さんはダナンへいきます。あした、わたしもダナンへいきます。Ngày mai anh Yamada đi Đà Nẵng.Ngày mai tôi cũng đi Đà Nẵng.

  • Thể hiện sự ngạc nhiên về mức độ nhiều hoặc không giống như bình thường: Đến cả, đến mức,…

Ví dụ:

  • あなたの家には犬が九匹もいるんですか? Bạn có tới 9 con chó luôn à?
  • 昨日忙しくて寝る時間もありませんでした。Hôm qua bận quá không có thời gian để ngủ.

Chú ý:

  • も có chức năng như は và が nên không thể đứng liền kề với は và が.
  • も cũng có thể đứng sau các trợ từ khác giống như は

Ngoài cách dùng các trợ từ trong tiếng Nhật, xem ngay Cẩm nang học tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu từ A – Z

4. Cách dùng trợ từ の

Ở trình độ sơ cấp, trợ từ の sẽ có những cách dùng cơ bản sau:

  • Dùng để nói hai danh từ với nhau: 両親はパワー電気の社員です。
  • Danh từ 1 sẽ bổ sung ý nghĩa cho danh từ 2: これは自動車の雑誌です。
  • Danh từ 1 giải thích danh từ 2 thuộc sở hữu của ai: あれはわたしのかばんです。
  • Diễn tả N2 xuất xứ hoặc được sản xuất ở đâu: これはイタリアのめがねです。

5. Cách dùng trợ từ と

  • Dùng để nối hai danh từ với nhau (N1 と N2)

かばんのなかにほんとペンがあります。Trong cặp có sách và bút bi.

=> N (người) と (いっしょに)  + V 

=> N(người ) と +  会う・話す・結婚します・話します・そうだんします….

6. Cách dùng trợ từ へ

  • Dùng để chỉ phương hướng: Thường đi chung với 行きます / きます / かえります / 戻ります

Ví dụ:

あした、東京へいきます。 Ngày mai tôi đi Tokyo

わたしは来週いなかへかえります。Tuần sau tôi sẽ về quê.

  • Dùng để chỉ một hành động hướng đến đối tượng nào đó.

*Khi gửi thư cho ai đó: 田中さんへ Gửi anh Tanaka

*Hành động và suy nghĩ hướng tới đối tượng: ぼくはいつもあなたへ思っています。Anh lúc nào cũng nghĩ về em

Lưu ý: Khi động từ chỉ sự di chuyển thì trợ từ へ được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm.

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau

Download ngay bộ tài liệu học tiếng nhật sơ cấp trình độ N5-N4

7. Cách dùng trợ từ に

  • Chỉ thời điểm diễn ra hành động => Thời gian に + V

5月5日にお祭りをおこないます。Ngày 5 tháng 5 sẽ tổ chức lễ hội.

  • Chỉ địa điểm có sự vật, sự việc hiện hữu => N (địa điểm) に N2 + が + います・あります

いえのなかに、猫がいます。Trong nhà có con mèo.

  • Các động từ thường đi với にnhư 入ります / かよいます / ….

びょうきですから、びょういんにかよいます。Vì bị ốm nên tôi thường lui tới bệnh viện.

  • Nhấn mạnh đích đến của hành động một cách rõ ràng => Địa điểm + に + 行きます・来ます・帰ります

来年、日本にいきます。Năm sau tôi đi Nhật.

  • Đi đâu đó để làm gì => N / V ます + に + 行きます・来ます・帰ります

わたしはいちばへかいものにいきます。Tôi đi chợ để mua đồ.

  • Chỉ số lần thực hiện hành động => Khoảng thời gian + に + ~回・度

一年に2回いなかへかえります。1 năm tôi về quê 2 lần.

Chú ý:

Đối với các động từ もらいます, かします, ならいます: Nếu trong câu, người nhận là Chủ ngữ => thêm trợ từ に hoặc から vào sau danh từ người gửi/làm. 

*** Khi đối tác không phải là người mà là tổ chức (công ty/trường học) thì không dùng に mà dùng から

Ví dụ:

  • 山田さんは木村さんに花をあげます。Anh yamada tặng hoa cho chị kimura.
  • 会社から給料をもらいます。Tôi nhận lương từ công ty.

8. Cách dùng trợ từ で

là 1 trong những tợ từ mang rất nhiều ý nghĩa trong số các trợ từ trong tiếng Nhật:

  • Diễn tả nơi xảy ra hành động, sự kiện => N (địa điểm) + で + V

きっさてんでコーヒーをのみます。Tôi uống café trong quán nước.

  • Chỉ phương tiện, dụng cụ , cách thức, nguyên liệu => N (phương tiện, dụng cụ, nguyên liệu) で + V

バイクで毎日学校へいっています。Hằng ngày , tôi đến trường bằng xe máy.

はさみでかみをきります。Tôi cắt giấy bằng kéo

  • Chỉ số lượng hoặc thời gian, phạm vi.

1時間で絵をかきました。Tôi vẽ tranh trong vòng 1 tiếng.

  • Chỉ nguyên nhân lý do => N (Nguyên nhân) + で ~

あめで会社へいきませんでした。Vì trời mưa nên tôi đã không đi làm.

Cùng làm bài tập phân biệt nhé!

9. Cách dùng trợ từ を

Chỉ đối tượng của hành động, thường được sử dụng với tha động từ

Ví dụ: 日本語を勉強します。Tôi học tiếng Nhật.

>>> Nhận ngay lộ trình học FREE cam kết đỗ N5 – N4 ngay tại đây <<<

PHÂN BIỆT に、で、を

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau
Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau
Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau

Cùng luyện tập xem bạn làm đúng không nhé~

Ví dụ khác:

  • 東京で家を買う。Đến Tokyo để mua nhà.

=> Hoạt động mua nhà được diễn ra ở Tokyo nhưng nhà ở đâu thì không biết, vì chưa chắc nhà đó đã ở Tokyo.

=> Căn nhà được mua ở Tokyo, và chắc chắn căn nhà sẽ mua nằm ở Tokyo.

PHÂN BIỆT に và へ

Dưới đây là cách phân biệt các trợ từ trong tiếng Nhật một cách dễ hiểu nhất:

  • Khi muốn nói về một thời điểm mà hành động xảy ra, chúng ta thêm trợ từ にvào sau danh từ chỉ thời gian. Dùng với những hành động diễn ra trong thời gian ngắn.
  • được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm và không dùng trong trường hợp không có con số đi kèm . Tuy nhiên trong trường hợp các thứ trong tuần thì có thể hoặc không dùng .
  • Khi động từ chỉ sự di chuyển thì trợ từ được dùng sau danh từ chỉ phương hướng.

Ví dụ:

スーパーへ買い物に行きます。Đi siêu thị để mua đồ.

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau

Trên đây là những thông tin về trợ từ trong tiếng Nhật phổ biến nhất trong tiếng Nhật mà bạn chắc chắn gặp trong các bài thi JLPT.

Với cách ghi nhớ các trợ từ trong tiếng Nhật như trên, mọi người sẽ không còn thấy chúng phức tạp nữa phải không nào? Trợ từ là phần ngữ pháp quan trọng và nền tảng của tiếng nhật sơ cấp vì thế các bạn hãy ôn luyện thật tốt nhé!

ĐẶC BIỆT! Riki dành tặng ưu đãi cho tất cả các bạn đang học tiếng Nhật tại VÒNG QUAY MAY MẮN với cơ hội trúng thẻ giảm giả khoá học lên tới 500K.

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau

Ngoài ra, còn có hàng loạt phần quà hấp dẫn như bình nước, túi vải, khoá học phát âm trị giá 990K,… Quay là trúng – ai cũng có quà: https://uudai30.riki.edu.vn/

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn trên những bước đầu chinh phục tiếng Nhật! Đừng ngần ngại chia sẻ thắc mắc với chúng mình tại đây nhé!

Riki luôn đồng hành cùng các bạn <3

Hay phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau