Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt

Ra kinh non sau sinh và những dấu hiệu nguy hiểm cần đi thăm khám sớm

(VOH) – Kinh non sau sinh là một tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu rõ về hiện tượng này.

Sau khi sinh từ 6 – 8 tuần, kinh nguyệt của phụ nữ có thể quay trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì các mẹ sẽ được đình chỉ kinh nguyệt khoảng 6 tháng, thậm chí nhiều trường hợp kéo dài đến 1 năm mới có kinh trở lại.

Với phụ nữ sau sinh, ngoài việc quan tâm đến sản dịch sau sinh bao lâu thì hết thì việc tìm hiểu hiện tượng kinh non sau sinh cũng rất quan trọng, bởi đây là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều chị em gặp phải.

1. Hiện tượng kinh non là gì?

Kinh non là một hiện tượng chảy máu tương tự như thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thường xuất hiện vào khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh. Nguyên nhân là do sau khi hết sản dịch cũng là lúc niêm mạc tử cung phục hồi, tính toán cho thấy khoảng ngày thứ 21, niêm mạc tử cung đã hồi phục và có thể bong ra gây chảy máu, hay còn gọi là kinh non.

Kinh non sau sinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, dịch ra có màu đỏ tươi, không kèm theo sốt hay đau bụng. Tuy nhiên, với những trường hợp ra huyết trên 8 ngày chị em cần đi đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

Kinh non là hiện tượng sinh lý cho thấy niêm mạc tử cung đang được phục hồi sớm (Nguồn: Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết kinh non sau sinh

Thời điểm hết sản dịch sau sinh cũng chính là lúc niêm mạc tử cung dần phục hồi. Thường vào khoảng ngày thứ 21 là niêm mạc tử cung đã hồi phục và có gây chảy máu, đó chính là kinh non.

Rất nhiều người cũng thắc mắc liệu kinh non có phải kinh nguyệt không và hay nhầm lẫn kinh non với kinh nguyệt, nhưng thực chất thì kinh non sẽ bao gồm máu, lớp màng tử cung, chất nhầy và tế bào bạch cầu.

2.1 Đối với trường hợp sinh thường

  • Sau sinh 3 ngày thì máu của mẹ bầu có màu đỏ tươi hoặc hơi đậm một chút, mùi như máu kinh bình thường và có thể lẫn vài cục máu đông chỉ có kích thước nhỏ bằng bằng quả nho trong đó.
  • Bắt đầu ngày thứ 4 - ngày thứ 7 thì máu sẽ dần chuyển sang màu hồng hoặc hơi nâu và máu đông giờ đã nhỏ hơn hoặc biến mất.
  • Các ngày tiếp theo thì chỉ còn các chất nhầy màu trắng hoặc vàng nhạt chảy ra và không còn màu đỏ của máu nữa. Tình trạng sẽ biến mất đi từ 3 đến 6 tuần.

2.2 Đối với trường hợp sinh mổ

  • So với sinh thường thì khi sinh mổ chị em phụ nữ ít bị đau bụng và âm đạo hơn. Nhưng vẫn sẽ có hiện tượng kinh non sau sinh xuất hiện trong vài tuần.
  • Dấu hiệu nhận biết kinh non sau sinh do sinh mổ cũng giống như sinh thường nhưng ở sinh mổ thì hiện tượng này sẽ kéo dài hơn.

Hiện tượng ra kinh son sau sinh là chuyện bình thường và phổ biến ở nhiều phụ nữ, đây còn là dấu hiệu cho thấy tử cung đang dần hồi phục tốt và hoạt động trở lại như trước khi mang thai.

Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt
Hiện tượng kinh non sau sinh xảy ra phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ

3. Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi ra kinh non sau sinh

Với hầu hết mọi phụ nữ, sản dịch thường diễn ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh thường hay cả với sản phụ sinh mổ. Và hiện tượng kinh non xuất hiện đồng nghĩa với việc sản dịch đã được “tống” hết ra ngoài cơ thể. Những mẹ sinh con lần đầu nên đặc biệt chú ý các vấn đề sau đến thời gian kết thúc sản dịch:

  • Dù sinh thường hay sinh mổ, âm đạo vẫn có một lượng máu nhất định chảy ra mỗi ngày do phần niêm mạc tử cung không cần thiết sẽ bong ra. Vì máu chảy khá nhiều nên chị em phụ nữ cần dùng miếng đệm để cầm bớt máu và khi máu đã bắt đầu chảy chậm thì có thể chuyển sang dùng băng vệ sinh bình thường.
  • Trong thời gian này, mẹ cần phải chú ý làm sạch vùng kín cẩn thận bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay băng 4 tiếng/lần.
  • Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt để cơ thể được khỏe mạnh.
  • Nên vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh.
  • Nhiều gặp vợ chồng ngay thời điểm có kinh non đã có quan hệ “chăn gối”, thế nhưng cần nhớ rằng đây là thời điểm rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, cần phải giữ vệ sinh thật tốt, đặc biệt là trước và sau khi có “quan hệ vợ chồng".
  • Nếu quan hệ vào thời điểm có kinh non thì khả năng mang thai tương đối thấp, tuy nhiên buồng trứng và niêm mạc tử cung đã phục hồi, do đó, tốt nhất sản phụ nên dùng các biện pháp ngừa thai sau sinh an toàn để tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

4. Hiện tượng kinh non sau sinh ra máu bất thường

Hầu hết các sản phụ ra kinh non sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp là dấu hiệu bất thường mà các mẹ cần lưu ý, nếu phát hiện hãy đến các cơ sở y tế được thăm khám, theo dõi.

5. Trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải hiện tượng kinh non

Không chỉ ở phụ nữ sau sinh, mà hầu hết các bé gái sơ sinh đều có “một chút kinh nguyệt” vào một thời điểm nào đó trong khoảng ngày thứ 3 đến ngay thứ 10 sau khi sinh. Khi còn trong bào thai, bé gái nhận nội tiết thai kỳ từ người mẹ, sau khi sinh, nồng độ nội tiết giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung, gây hiện tượng giống như hành kinh. 

Đây là dấu hiệu cho thấy bé có tử cung và âm đạo bình thường, không bị dị tật bẩm sinh như: không có âm đạo hoặc bất sản tử cung.

Hầu hết các bé gái khi mới sinh ra đều sẽ có hiện tượng kinh nguyệt non (Nguồn: Internet)

Lượng huyết này ít và không kéo dài, sau vài ngày sẽ hết. Tuy nhiên, nếu bé bị chảy máu âm đạo kéo dài hoặc quá mức thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn chảy máu cơ bản.

Ngoài hiện tượng kinh non, ở các bé gái sơ sinh còn xuất hiện nhiều dấu hiệu khác như:

  • Tuyến vú bị sưng viêm: Xuất hiện sau 3 – 5 ngày sau sinh, núm vú bé sẽ phồng to bằng hạt đậu, có tiết một ít chất nhờn màu vàng. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 - 3 tuần tuổi.
  • Cơ quan sinh dục ngoài bị phồng to: Bộ phận này của bé gái sơ sinh có thể khá lớn và phồng to khi lọt lòng mẹ. Nguyên nhân thường là do có sự tiếp xúc với các hormone của mẹ và bào thai tiết ra, do chấn thương khi sinh và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài.
  • Nhiều mảng bám trắng ở giữa môi lớn và môi bé: Tại khu vực nhạy cảm của bé gái sơ sinh sẽ có nhiều những mảng bám trắng. Những mảng bám này có thể được rửa sạch theo thời gian. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi các bé gái mới sinh đều sẽ tiết dịch ra như vậy, sau đó sẽ hết dần.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng kinh non sau sinh, nhìn chung hiện tượng này không phải hiếm gặp vì thế các mẹ không cần phải quá lo lắng. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ, từ đó có cách chăm sóc bản thân sau sinh phù hợp nhất.

Việc kinh nguyệt sau khi sinh ra quá nhiều khiến rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng bởi mỗi kỳ "đèn đỏ" trước chưa từng bị như thế bao giờ. Như vậy kinh nguyệt sau sinh mẹ cần biết những điều gì?

1.    Hiện tượng kinh non là gì?

Sau khi hết sản dịch vào khoảng tuần thứ 4-6 với những mẹ không cho con bú hoàn toàn có thể xuất hiện hiện tượng kinh non sau sinh. Theo những nghiên cứu gần đây thì khoảng 25% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung phục hồi và có thể bong gây ra chảy máu gọi là kinh non. Thời gian tính toán cho thấy khoảng 21 ngày. Kinh non chỉ ra ít trong nửa ngày đến một ngày, kéo dài từ 3-5 ngày và kinh có màu đỏ tươi. Nếu ra huyết kéo dài trên 8 ngày cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để khám lại.

Ở thời điểm có kinh non, nhiều cặp vợ chồng đã có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh thật sạch trước và sau khi quan hệ sạch sẽ bởi đây là thời điểm dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Tuy khả năng có thai không cao nhưng vì buồng trứng và niêm mạc đã hồi phục, mẹ cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày dành cho con bú.

2.    Khi nào có kinh nguyệt trở lại?

Thời gian kinh nguyệt sau sinh trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cho con bú, lượng hormine, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng ngỉ ngơi sau sinh. Trong đó tình trạng cho con bú là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sự trở lại của kinh nguyệt. Chất prolactin - hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu bạn không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại từ sau 6 đến 8 tuần sau sinh. Nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì thời gian kinh nguyệt quay trở lại có thể thay đổi. Bạn có thể không có kinh nguyệt trong 6 tháng sau sinh hoặc thậm chí lâu hơn. Trng một số trường hợp, kinh nguyệt sau sinh chỉ xuất hiện khi người mẹ ngừng cho con bú.

Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt

Thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ

3.    Kinh nguyệt sau sinh không đều:

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của bạn có thể sẽ gặp những thay đổi so với trước. Chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơm, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, cũng có thể chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Điều này là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chưa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé. Lúc này, lớp lót nội mạc tử cung bị bong ra sau khi sinh cần phải tự sửa sang lại sau sự thay đổi. Quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau. Vì vậy bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau mỗi lần sinh.
Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường. Đặc biệt là khi đang trong giai đoạn cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó là một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú. Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

4.    Tại sao kinh nguyệt sau sinh ra nhiều:

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con bạn có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thi. Nó cũng có thể kèm với tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn bởi lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Khi các chu kỳ tiếp theo xuất hiện, những thay đổi này sẽ có khả năng bị giảm.

Những nguyên nhân khác khiến cho kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn bao gồm: - Polyp và u xơ dưới niêm mạc. - Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau. - Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone. - Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém .

Trong trường hợp sản phụ ra nhiều máu kinh và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được trợ giúp vì có thể bạn đang bị băng huyết.

Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt

Sản phụ ra nhiều máu kinh cần thăm khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất

5.    Cần làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh:

Hiện tượng rối loạn sau sinh có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng, u xơ tử cung hoặc polyp. Bạn nên thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu bạn gặp phải bất kỳ những biểu hiện dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn.
  • Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài.
  • Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ
  • Hoặc nếu bạn không có hành kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú.

Dù sinh thường hay sinh mổ, âm đạo vẫn có một lượng máu nhất định chảy ra mỗi ngày do phần niêm mạc tử cung không cần thiết bong ra. Ban đầu, sản dịch có mày đỏ tươi như máu kinh sau đó chuyển dần sang màu hồng và nâu. Khoảng 10 -15 ngày lượng sản dịch sẽ ít dần và chuyển sang màu trắng bình thường.
Trong thời điểm này, mẹ phải chú ý là sạch vùng kín cẩn thận bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh. Thay băng 4 tiếng/lần. Nếu phát hiện sản dịch có mùi hôi hoặc xuất hiện dưới dạng máy cục đông cần thông báo ngay cho bác sĩ. Hiện tượng kinh nguyệt sau sinh cũng như sự rối loạn kinh nguyệt không phải là vấn đề đáng lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là tâm trạng của mẹ thoải mái vừa có sữa cho bé vừa ổn định sức khỏe sinh sản.

Từ ngày 01/12 - 31/12, khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được ưu đãi giảm 35% chi phí dịch vụ thai sản và:

- Tặng 01 ngày phòng riêng với mẹ sinh trong năm 2021
- Tặng 02 lần chiếu plasma (nếu hết phòng riêng) với mẹ sinh 2021

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém

- Miễn phí giường gấp cho người nhà

- Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh mổ (nếu thời điểm Mẹ sinh không bùng dịch)

- Tặng bộ quà bỉm sữa cao cấp cho Mẹ và Bé

- Tặng Voucher ưu đãi khi đặt phòng tại Khách sạn Bảo Sơn

Mọi băn khoăn, thắc mắc về các bệnh lý khác, chị em vui lòng liên hệ theo số Hotline 0915850770 Tổng đài 1900 599 858  để được các bác sỹ đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn giải đáp nhanh nhất.
>>> xem thêm:

địa chỉ khám phụ khoa 
dấu hiệu viêm phụ khoa