Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Sùi mào gà là bệnh lý rất dễ lây lan, gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản. Nếu phát hiện và điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu, các tác động tiêu cực này sẽ được đẩy lùi một cách hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nặng.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là bệnh do virus Human Papillomavirus (HPV) chủng 6, 11, 16, 18 gây ra. Bệnh lây truyền qua nhiều đường như quan hệ tình dục, qua các vết xây xát trên da, truyền từ mẹ sang con. Một số trường hợp lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp, dùng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dụng cụ cắt móng tay…

Virus HPV khi thâm nhập vào cơ thể thường ủ bệnh trong khoảng vài tuần, vài tháng, thậm chí lên tới vài năm. Thông thường, thời gian ủ bệnh là 3 tháng. Sau giai đoạn ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác… Đây chính là giai đoạn đầu sùi mào gà.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới không có nhiều sự khác biệt. Trong đó, virus HPV chính là thủ phạm gây bệnh ở cả hai giới.

Phần lớn người có quan hệ tình dục đều có khả năng bị nhiễm virus HPV tại một thời điểm nào đó trong đời. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh gồm:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn.
  • Quan hệ tình dục không biết rõ tiền sử tình dục của đối phương.
  • Có nhiều bạn tình.
  • Mắc những bệnh lây lan qua đường tình dục khác.
  • Quan hệ tình dục sớm.
  • Hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV hay người sử dụng thuốc chống thải ghép.
  • Người dưới 30 tuổi.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người có mẹ nhiễm virus HPV.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu thực tế rất khó phát hiện. Một phần vì cấu tạo cơ quan sinh dục ở nữ giới ẩn sau trong cơ thể phụ nữ. Vị trí các nốt sùi xuất hiện thường là ở đường âm đạo, rất khó quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới trong giai đoạn đầu gồm:

  • Xuất hiện nốt mụn mềm, u nhú li ti màu hồng ở cơ quan sinh dục gồm môi lớn, môi bé, khu vực âm đạo, tầng sinh môn, xung quanh hậu môn, cổ tử cung.
  • Những tổn thương không ngứa, không đau, không chảy máu hay tiết dịch.
  • Trong môi trường âm đạo ẩm ướt, bệnh tiến triển nhanh chóng. Các nốt sùi mọc tập trung thành các mảng lớn, hình dáng như mào gà, súp lơ. Các nốt không gây đau, gây ngứa nhưng dễ chảy máu, có dịch mủ.
  • Bị đau và chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Các nốt sùi có thể xuất hiện ở miệng khi nữ giới quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Hình ảnh mắc sùi mào gà giai đoạn đầu ở nữ giới

Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể của nam giới sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Vùng da nhiễm bệnh xuất hiện những nốt sùi nhỏ với kích thước 1 – 2mm, màu hồng và mọc đơn lẻ.
  • Những nốt sùi mọc đơn lẻ, rải rác trên da, không gây đau và ngứa.
  • Các nốt sùi ở giai đoạn đầu thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật và bìu. Một số trường hợp có thể mọc ở hậu môn, chân tay, miệng, vòm họng…

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Hình ảnh mắc sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam giới

Bệnh nhân sùi mào gà ở giai đoạn đầu không bị đau hay ngứa. Thậm chí, các nốt sùi mọc rải rác, riêng lẻ làm nhiều người bệnh dễ dàng bỏ qua nếu không vô tình chạm vào. Thực tế, một số trường hợp do cơ địa hay do sức đề kháng yếu, trong giai đoạn đầu, bệnh đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Những nốt sùi phát triển mạnh mẽ, liên kết thành các mảng rộng, tiết dịch ẩm ướt, gây kích ứng bề mặt da. Người bệnh sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng da nhiễm bệnh.

Trong giai đoạn đầu của sùi mào gà, bệnh không gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, rất nhiều trường hợp ngại ngùng, trì hoãn điều trị. Khi không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nặng nề khi bệnh tiến triển nặng như:

  • Nếu nhiễm virus HPV chủng 16 hoặc chủng 18, người bệnh phải đối diện với nguy cơ ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn…
  • Những nốt sùi khi phát triển to dễ bị trầy xước, chảy máu mủ khi có va chạm mạnh. Nếu không vệ sinh đúng cách có thể gây lở loét, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Nếu trì hoãn điều trị bệnh, nam giới có nguy cơ ung thư dương vật rất cao

Xét nghiệm sùi mào gà giúp bác sĩ tìm ra virus HPV trong cơ thể người bệnh, từ đó có thể chẩn đoán người đó có mắc bệnh sùi mào gà hay không, đang ở mức độ nào… để có phương pháp chữa trị phù hợp, cụ thể:

  • Xác định những nốt sùi tại bộ phận sinh dục có phải mụn cóc sinh dục hay không.
  • Kiểm tra chức năng bộ phận sinh dục và trực tràng.
  • Lấy dịch ở bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu hoặc bệnh chlamydia.
  • Lấy máu để xét nghiệm giang mai hoặc HIV.
  • Xác định những nốt sùi tại bộ phận sinh dục có phải mụn cóc sinh dục hay không.
  • Kiểm tra tổng quan phần khung xương chậu và trực tràng.
  • Lấy dịch ở bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu hoặc bệnh chlamydia.
  • Lấy máu để xét nghiệm giang mai hoặc HIV.
  • Xét nghiệm PAP hoặc xét nghiệm HPV.

Do ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh còn nhẹ. Vì thế, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng thuốc. Thuốc điều trị có tác dụng nhanh, dễ sử dụng nhưng lại có một số tác dụng phụ như đau nhức, đau rát, ngứa da, phát ban, dị ứng… Các loại thuốc gồm:

  • Imiquimod (Aldara): Thuốc được chỉ định cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên. Imiquimod giúp tăng cường miễn dịch tại chỗ, được dùng ngoài da, có tác dụng phụ là đỏ da, kích ứng, chai, loét, trợt, mụn nước, giảm sắc tố…
  • Axit trichloroacetic: Loại axit này tương tự axit axetic, được dùng trong điều trị mỹ phẩm, điều trị mụn cóc và sùi mào gà. Tác dụng phụ của thuốc là kích ứng da nhẹ như ngứa, đau, sưng… Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc này cho thai phụ.
  • Podophyllin và Podofilox: Đây là một loại nhựa cây có khả năng phá hủy mô của các nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, podofilox (hợp chất có hoạt tính tương tự Podophyllin) không sử dụng cho khu vực trong cơ quan sinh dục, chống chỉ định với thai phụ.
  • Interferon hoặc 5-fluorouracin: Thuốc được dùng theo đường tiêm, có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên, qua đó tiêu diệt virus HPV. Thuốc được chỉ định áp dụng cho các tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng vì có nhiều tác dụng phụ và chi phí cao.

Các loại thuốc chữa mụn cóc thông thường hay các thuốc không kê đơn không thể dùng để điều trị sùi mào gà. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để dùng, cần đến bệnh viện để được kiểm tra tình trạng bệnh và điều trị đúng cách.

Để ngăn ngừa tình trạng tái phát sùi mào gà, người bệnh nên thực hiện điều trị bệnh đầy đủ và toàn diện. Trong quá trình thăm khám và điều trị cần tầm soát các bệnh lý xã hội khác. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Bảo vệ sức đề kháng bằng cách giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trong đó, bộ phận sinh dục phải luôn sạch sẽ, khô thoáng và được vệ sinh đúng cách mỗi ngày.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân của người khác để tránh bị lây bệnh.
  • Nữ giới nên đặc biệt lưu ý giữ vệ sinh cơ thể trong thai kỳ, trước và sau thời gian có kinh.
  • Chế độ ăn uống nên đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng; tránh các món ăn cay nóng, tiêu ớt và các thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
  • Trong và sau quá trình điều trị, người bệnh không quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành. Nếu có giao hợp nên sử dụng bao cao su hay các biện pháp an toàn khác để tránh tiếp xúc các vùng bộ phận sinh dục đã bị tổn thương.
  • Tránh quan hệ tình dục với nhiều người để giảm khả năng tái phát bệnh và lây nhiễm bệnh cho bạn tình.
  • Người bệnh nên giữ thái độ lạc quan, tinh thần vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài.
  • Sau điều trị, nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi, phát hiện những bất thường, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại virus HPV tốt hơn.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học  Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Sùi mào gà ở giai đoạn đầu nếu có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả điều trị sẽ rất cao. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chữa trị đúng cách, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng.