Hinh anh bi ung thu giac mac

Ung thư võng mạc mắt là bệnh mắt nguy hiểm, giai đoạn đầu các triệu chứng biểu hiện của bệnh thường rõ ràng hoặc dễ gây nhầm lẫn, do đó khi phát hiện các bất thường ở mắt như những trường hợp dưới đây cần hết sức lưu ý và thăm khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư võng mạc.


  1. Bệnh ung thư võng mạc là gì?
    1. Các giai đoạn của bệnh
  2. 5 dấu hiệu ung thư võng mạc mắt cần lưu ý
    1. 1. Lác mắt
    2. 2. Ánh đồng tử trắng khi chụp ảnh
    3. 3. Giảm thị lực
    4. 4. Đau mắt, mắt lồi
    5. 5. Dị sắc mống mắt
  3. Nguyên nhân gây ung thư võng mạc
  4. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư võng mạc
    1. Chẩn đoán
    2. Điều trị
  5. Phương pháp phòng ngừa bệnh từ sớm

  1. Bệnh ung thư võng mạc là gì?
    1. Các giai đoạn của bệnh
  2. 5 dấu hiệu ung thư võng mạc mắt cần lưu ý
    1. 1. Lác mắt
    2. 2. Ánh đồng tử trắng khi chụp ảnh
    3. 3. Giảm thị lực
    4. 4. Đau mắt, mắt lồi
    5. 5. Dị sắc mống mắt
  3. Nguyên nhân gây ung thư võng mạc
  4. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư võng mạc
    1. Chẩn đoán
    2. Điều trị
  5. Phương pháp phòng ngừa bệnh từ sớm


Bệnh ung thư võng mạc là gì?

Ung thư võng mạc còn gọi là u nguyên bào võng mạc, xảy ra ở võng mạc, hình thành do khối u ác tính ở mắt. Khối u này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên võng mạc và các mô thần kinh mỏng xung quanh, không chỉ phá vỡ chức năng thị giác của mắt mà còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện ở 1 mắt là phổ biến (chiếm 75%), nhưng cũng có thể xuất hiện ở 2 mắt.

Hinh anh bi ung thu giac mac

Ung thư võng mạc là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tính mạng

Các giai đoạn của bệnh

Bệnh ung thư võng mạc thường tiến triển theo từng giai đoạn và có 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi đầu, u còn nhỏ, khu trú ở võng mạc.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này gây biến chứng, u nội nhãn to gây tăng nhãn áp.
  • Giai đoạn 3: Lúc này tế bào ung thư phá vỡ thành nhãn cầu đi vào hốc mắt, lan vào thị thần kinh nên còn gọi là giai đoạn xuất ngoại.
  • Giai đoạn 4: Di căn xa, tế bào ung thư di căn đến hạch trước tai, dưới hàm, vào thành xương hốc mắt hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể và có thể gây tử vong

5 dấu hiệu ung thư võng mạc mắt cần lưu ý

1. Lác mắt

Lác mắt hay dân gian gọi là lé, là tình trạng mắt không thể nhìn thẳng. Một người bị lác mắt khi các cơ vận nhãn bị mất cân bằng. Nguyên nhân gây lác mắt có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý. Trong đó nguyên nhân bệnh lý là rất nguy hiểm, đặc biệt là do ung thư võng mạc mắt.

Nhiều người lớn cho rằng lác mắt không ảnh hưởng nhiều nên dễ bỏ qua mà không ngờ đó có thể là dấu hiệu ung thư võng mạc hoặc các bệnh lý về mắt khác, để đến khi bệnh bước vào giai đoạn nặng thì mọi chuyện đã rồi. Do đó nếu quan sát thấy mắt bỗng bị lác, hướng mắt không đều hãy lập tức đi kiểm tra ở cơ sở chuyên khoa về mắt để được chẩn đoán chính xác.

2. Ánh đồng tử trắng khi chụp ảnh

WREX - Một tờ báo địa phương ở bang Illinois của Mỹ đã từng đưa tin về việc một bà mẹ phát hiện cậu con trai của bà bị ung thư võng mạc nhờ vào một bức ảnh chụp. Cụ thể cô Julie Fitzgerald (tên người mẹ) đã phát hiện thấy móng mắt của con trai có đốm trắng thay vì đốm đỏ khi chụp ảnh đêm. Sau khi đến bệnh viện các bác sĩ ở đây cho biết con cô đã mắc bệnh ung thư võng mạc mắt.

Theo các chuyên gia, đây là một trong những cách đơn giản để test mắt có dấu hiệu ung thư võng mạc hay không. Thông thường khi chụp ảnh vào ban đêm, ảnh chụp ánh đồng tử ở mắt của người khỏe mạnh sẽ xuất hiện chấm đỏ.

Tuy nhiên, ở người bị ung thư võng mạc mắt, ánh đồng tử sẽ có màu trắng. Đây là dấu hiệu của ung thư võng mạc dễ nhận thấy và có thể tự kiểm tra được khi còn sớm, sau khi phát hiện cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám đề phòng các bệnh lý về mắt khác.

3. Giảm thị lực

Giảm thị lực là dấu hiệu của bệnh lý mắt nói chung và ung thư võng mạc mắt nói riêng. Người bị ung thư võng mạc mắt cảm thấy thị lực mờ dần, một số trường hợp mắt có thể bị đỏ.

Ở trẻ nhỏ nếu người lớn nhận thấy trẻ ít chú ý, nhìn sai phương hướng khi được gọi đùa giỡn, không lấy được đồ vật trước mắt,...  cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm.

Hinh anh bi ung thu giac mac

4. Đau mắt, mắt lồi

Một số trường hợp mắc phải ung thư võng mạc mắt, ở người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như: Mắt lồi trố bất thường, mắt giãn to, đỏ mắt như viêm giác mạc, màu sắc mống mắt không bình thường,... Nếu xuất hiện các biểu hiện trên kèm theo những cơn đau không rõ nguyên nhân ở mắt, cần đến cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và làm các biện pháp xét nghiệm chuyên môn.

5. Dị sắc mống mắt

Ung thư võng mạc còn thể hiện ở màu sắc của mống mắt có sự bất thường. Màu sắc lòng đen hai mắt của người bệnh không giống nhau.

Nguyên nhân gây ung thư võng mạc

Đến nay, ung thư võng mạc chưa xác định rõ nguyên nhân, u nguyên bào võng mạc thường quy về 2 nguyên nhân chính là do yếu tố di truyền và đột biến gen bất thường:

  • Ung thư võng mạc do di truyền (chiếm 6%): Bệnh thường có dấu hiệu sớm khi trẻ vài tháng tuổi, thường bị cả hai mắt, và trẻ có thể bị 1 loại ung thư khác đi kèm.
  • Ung thư võng mạc do đột biến gen (chiếm 94%): Trong đó, 80% đột biến gen có khả năng không di truyền, 20% có thể di truyền.

Liệu bệnh nhân ung thư võng mạc có chữa được không? Theo các chuyên gia, ung thư võng mạc có thể có tiên lượng tốt, nếu được phát hiện và điều trị sớm, vẫn giữ được mắt và có trường hợp thị lực bị suy giảm chút ít.

===> Mời bạn xem thêm: SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ MẮT MÀU XANH DƯƠNG

Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư võng mạc

Chẩn đoán

Để biết chính xác bệnh ung thư võng mạc, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: Trong các trường hợp thủy tinh thể bị đục như mây phủ, thì siêu âm là biện pháp hữu hiệu.
  • Chụp X-quang sọ não: Các trường hợp bị canxi hóa trong ổ mắt cần chụp X-quang để từ đó có thể xác định được sự xâm lấn ổ mắt của khối u.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật tiên tiến giúp xác định sự canxi hóa và đánh giá điều trị hoạt động của bệnh trong ổ mắt, não, thần kinh thị giác.
  • Xác định LDH trong thủy tinh dịch ở mắt: LDH tăng cao là yếu tố thường gặp ở người ung thư võng mạc.
  • Xét nghiệm dịch não tủy để đánh giá sự xâm lấn của khối u vào thần kinh trung ương.
  • Xét nghiệm thấy nồng độ CEA và AFP tăng cao trong máu là khi nhãn cầu có khả năng bị bệnh.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể (NST): Đây là biệt pháp chuyên khoa nhằm phát hiện ung thư võng mạc mắt từ sớm, khi nghi ngờ có biểu hiện của ung thư võng mạc, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm bộ NST, cụ thể là bộ NST thứ 13. Những người bị rối loạn ở bộ NST thứ 13 có nguy cơ cao dương tính với ung thư võng mạc mắt.

Hinh anh bi ung thu giac mac

Bệnh nhân sẽ được tiến hành nhiều xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Điều trị

Tùy tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ có phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… để làm sao bảo toàn được tính mạng và thị lực của người bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến đối với người ung thư nhãn cầu như sau:

1. Phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu

Phương pháp này được chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không có thị lực.
  • Khối u lớn (> 60% thể tích nhãn cầu).
  • Khối u xâm lấn vào thị thần kinh, xâm lấn ra tiền phòng.
  • Thất bại các phương pháp điều trị bảo tồn trước đó.

Khi phẫu thuật xong có thể hóa trị hoặc xạ trị nếu có xâm lấn mống mắt, nếp mi, màng mạch… Tuy nhiên, phương pháp này có biến chứng là gieo rắc tế bào ung thư vào trong ổ mắt.

2. Xạ trị

Áp dụng trong các trường hợp khối u lớn hai bên, gần dây thần kinh thị giác, có thể gieo mầm vào thủy tinh thể. Tuy nhiên, biến chứng của tia xạ là làm tổn thương võng mạc, dây thần kinh thị giác, tuyến lệ và thủy tinh thể. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể di căn, thường gặp ở bệnh nhân u nguyên bào võng mạc do di truyền.

3. Laser quang đông

Được áp dụng để triều trị trong phạm vi khối u, làm đông các mạch máu cung cấp cho khối u. Phương pháp này áp dụng cho các khối u nhỏ, bề rộng < 4.5mm và bề dày < 2.5mm.

4. Truyền hóa chất

Sử dụng hóa chất được áp dụng cho các trường hợp:

  • Tất cả các khối u lớn không được khoét bỏ.
  • Tổn thương lan ra bên ngoài nhãn cầu.
  • Đa u xâm lấn > 25% võng mạc vùng mà đang không xạ trị.
  • U xâm lấn vào giác mạc.

Phương pháp phòng ngừa bệnh từ sớm

Biểu hiện của ung thư võng mạc thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn do đó người lớn không được chủ quan. Cần khám mắt định kỳ, bằng kỹ thuật soi đáy mắt, chụp đèn huỳnh quang các chuyên gia trong ngành có thể phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư võng mạc.

Ý thức về sức khỏe thị giác đóng vai trò quyết định trong việc phát hiện sớm hay muộn biểu hiện của ung thư võng mạc cũng như kịp thời giữ lại mắt, cần thường xuyên chú ý đến thị lực của bản thân cũng như phản xạ thị lực ở trẻ nhỏ nhất là đặc điểm của tròng đen, hướng mắt... nếu xuất hiện những bất thường cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để khắc phục.

Theo thống kê, có đến 90% trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, và khi được hỏi bệnh ung thư võng mạc có chữa được không thì hầu như đều nhận được yêu cầu múc bỏ mắt. Đối với những trường hợp được phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được chỉ định chích  Carboplatin để bảo vệ nhãn cầu,  xạ trị bằng tia X, quang đông ( photocoagulation), lạnh đông... ở một số nước trên thế giới còn có kỹ thuật đĩa xạ nhằm bảo tồn mắt.

Khi được khắc phục sớm bệnh nhân sẽ có cơ hội giữ lại được đôi mắt, do đó mọi người cần chú ý đến đôi mắt của mình và của người thân nhiều hơn, cũng như nắm vững một số dấu hiệu ung thư võng mạc để tránh trường hợp đáng tiếc.

Vì bệnh có yếu tố di truyền, do đó những gia đình có người từng bị ung thư võng mạc mắt cần đặc biệt quan tâm, kiểm tra mắt định kỳ. Đối với trường hợp đã điều trị ung thư võng mạc, sau khi hồi phục cần tiếp tục được theo dõi đề phòng trường hợp tái phát hoặc di căn sang mắt còn lại.