Họ Đỗ chiếm bao nhiêu phần trăm?

Thường gọi Đoàn Trưng (段徵), tên trong gia phả là Đoàn Thái, tự Tử Hòa, hiệu Trước Lâm; là thủ lĩnh cuộc nổi dậy ngày 16 tháng 9 năm 1866 tại kinh thành Huế, nhằm lật đổ vua Tự Đức. Sự kiện mà sử nhà Nguyễn và người dân quen gọi là Loạn chày vôi hoặc Giặc chày vôi

Vua Tự Đức kế ngôi giữa lúc chế độ phong kiến trên đà mục nát, kiệt quệ và cuộc sống của người dân vốn chịu nhiều tai ách đã hết sức cùng cực,thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều năm liền, loạn lạc nhiều nơi, thực dân Pháp đang lấn chiếm nước Việt và nội bộ hoàng tộc cũng đang ran vỡ, phân hóa trầm trọng; Đoàn Trưng đứng về phía những người chủ chiến và những người dân bị bóc lột, bị áp bức. Ông nhận thấy cần phải thay thế Tự Đức, bằng một ông vua yêu nước tiến bộ khác, mới có thể chỉnh đốn và bảo vệ được đất nước. Người được Đoàn Trưng cùng các cộng sự lựa chọn lúc đó là Đinh Đạo (con Hồng Bảo). Cho nên ở trong Ký Thưởng viên của cha vợ một thời gian, Đoàn Trưng xin ra ngoài ở riêng, để dễ dàng mưu sự...

Trước tiên, Đoàn Trưng cùng với Đoàn Trực, Đoàn Ái Trương Trọng Hòa, Phạm Lương (theo Đỗ Bang, Phạm Văn Sơn ghi là Phạm Lương Thành) lập ra một thi xã gọi là Đông Sơn thi tửu hội, lấy rượu thơ bề ngoài mà bàn quốc sự bên trong, để che mắt nhà cầm quyền đương thời. Sau, Hội chiêu nạp thêm một số quan lại, binh lính và sư sãi, như Tôn Thất Cúc (hữu quân), Tôn Thất Giác (vệ úy), Bùi Văn Liệu (suất đội), Lê Văn Tề (lính vũ lâm), Nguyễn Văn Quí (nhà sư trụ trì chùa Long Quang, có chùa riêng là Pháp Vân, tức chùa Khoai, gần công trường Vạn Niên), Nguyễn Văn Viên (nhà sư),...

Và lực lượng chính của cuộc nổi dậy là khoảng ba ngàn binh lính, phu thợ bị cưỡng bức lao động, đang bất mãn vì phải làm lụng khổ sở để xây lăng cho vua.

Tháng 9 năm Bính Dần (1866), Đoàn Hữu Trưng bàn với mẹ và vợ Đinh Đạo xin lập đàn chay cho Hồng Bảo, để có cớ tập hợp lực lượng. Buổi lễ cúng kéo dài đến ngày thứ ba, khoảng 3 giờ sáng ngày 16 tháng 9 năm 1866

Đoàn Hữu Trưng dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa kéo sang công sở Vạn Niên. Đoàn Hữu Trưng tự xưng là tham tri bộ Công, ngồi trên chiếc võng điều có lọng che và lính hầu quạt theo lệnh vua để khám xét công trường. Bắt hai tên đốc công cay nghiệt là Nguyễn Văn Chất và Nguyễn Văn Xa, điều về kinh trị tội. Còn các binh phu hễ ai đang cầm chày giã vôi trong tay thì được đổi phiên về nghỉ. Binh phu nghe nói cả mừng đổ xô vào bắt thống chế Xa, trói lại rồi vác chày vôi theo Trưng tiến về phía kinh thành...

Riêng biện lý Chất, ngẫu nhiên đêm hôm ấy lén về thành nên thoát nạn...

Tờ mờ sáng, nhờ Tôn Thất Cúc mở cửa, nên đoàn quân nổi dậy nhanh chóng tiến vào Đại cung. Sau khi chém bị thương vệ úy Nguyễn Thịnh và chỉ huy sứ Phạm Viết Trang, quân nổi dậy tiến vào điện Cần Chánh. Đoàn Trưng còn đang tìm cửa Tấu Môn thì chưởng vệ long võ quân Hồ Oai xuất hiện. Thấy quân nổi dậy đông quá, Hồ Oai hoảng sợ chạy lui về cửa Càn Thành, nơi vua đang ngủ. Đoàn Trưng nhanh chóng đuổi theo rồi lia gươm qua khe cửa, chém mất tai phải của Hồ Oai, nhưng Hồ Oai vẫn ghì chặt cửa nên Đoàn Trưng không vào được.

Bắt không được vua, Đoàn Hữu Trưng cho tập trung quân tại sân Điện Thái Hoà (hoàng thành Huế), sai Đoàn Tư Trực đến khám đường rước Đinh Đạo về tấn phong, vì thế Hồ Oai đã kịp thời dẫn quân đến phản công. Hai bên đánh nhau một hồi rút cuộc anh em Trưng đều bị bắt sống...

Cuộc nổi dậy thất bại, ba anh em Đoàn Trưng, Đoàn Trực, Đoàn Ái bị xử lăng trì. Đoàn Thi bị án tử hình. Đoàn Khóa mất tích, Đoàn Hào chết, Đoàn Thị Châu bị kết án tù đày 20 năm sau mới về... Cả họ Đoàn bị đổi sang họ Đoạn, con cháu phải lưu tán, không được thi cử...

Vua Tự Đức cho tịch thu gia sản của Đoàn Trưng, chỉ để lại một phần nhỏ cho bà mẹ, vì bà đã lớn tuổi lại bị mù. Thể Cúc, vợ Đoàn Trưng, nhờ khi trước ngày khởi sự, bà đã bị “đuổi” về nhà bố mẹ ruột vì tội “bất kính với mẹ chồng” nên được miễn nghị, nhưng buộc cải sang họ mẹ (họ Tống) và phải đi tu...

Đoàn Hữu Trưng và Thể Cúc có một đứa con trai tên là Ngáo. Vì quá nhỏ nên Ngáo chưa bị xử, đưa cho người bà con đang ở rể trong phủ Tuy Lý vương nuôi. Khoảng 13 tuổi, Ngáo bỗng dưng mất tích.

Cả gia đình Hồng Bảo gồm 8 người là Đinh Đạo (Ưng Đạo), Đinh Tự, Đinh Chuyên, Đinh Tương (đều là con Hồng Bảo), Thị Thụy (vợ Hồng Bảo, mẹ Đinh Đạo) và hai đứa con Đinh Đạo (một trai, một gái) đều bị xử giảo (treo cổ).

Và cũng do sự việc này, vua Tự Đức phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình dài để biện bạch, trong đó có câu: dân chúng nhất thời dại dột mà nghe theo chứ không thật tình thù oán triều đình.

Tính ra, khi Đoàn Hữu Trưng bị giết (Bính Dần [1866]), ông mới 22 tuổi.

Hiện nay ở phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và phường Phước Vĩnh, thành phố Huế đều có con đường mang tên Đoàn Hữu Trưng.

Đoàn Minh Huyên- Tu sĩ (1807- 1856)

Quê quán xã Mỹ An Hưng A - huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp (tổng An Thạnh Thượng - huyện Vĩnh An - tỉnh An Giang)

Tên khác Đức Phật thầy Tây An, Giác Linh.

Đoàn Minh Huyên là tu sĩ, người được nhân dân vùng An Giang đương thời gọi là Đức Phật thầy Tây An, đạo hiệu là Giác Linh, quê thôn Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh Thượng, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang (nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

Năm Kỷ Dậu (1819), vào mùa thu, bệnh thời khí nhiễu hại dân chúng Hậu Giang. Ông từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, tỉnh An Giang) giúp đỡ dân chúng. Tín đồ ông đều được phát một tông phái ghi 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ hương”.

Nhiều lúc ông bị nhà cầm quyền An Giang bắt giữ vì nghi ngờ ông hoạt động chính trị, nhưng xét không bằng cớ, phải trả tự do cho ông.

Khoảng năm 1849-1856, ông đến các phần đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh, dựng chùa, lập trại ruộng và luôn luôn vân du khắp vùng Vĩnh Long - An Giang.

Trại ruộng ở Thới Sơn, ông đặt danh hiệu là “Bửu hương các” có nhiều người đến tu học.

Ông mất vào ngày 12-8 năm Bính Thìn (1856) tại chùa Tây An ở núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mộ và đền thờ ông hiện còn tại chân núi Sam Tòng Sơn, nơi phát tích đạo Bửu Sơn kỳ hương. Tuy là một tu sĩ, nhưng Đoàn Minh Huyên còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền lớn có công khai hoang miền đất Hậu Giang.

Đoàn Văn Trường (? - ?) Danh thần

Danh thần Đoàn Văn Trường, đời Gia Long, không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Đông Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Ông có võ nghệ cao cường, theo Nguyễn Ánh, lãnh chức Khâm sai Cai cơ, ông cùng tổng nhung Nguyễn Khoa Thuyên và tiên phong Nguyễn Văn Thành lập nhiều công trạng trong cuộc chiến với Tây Sơn.

Sang đời Minh Mạng, năm Tân Mão (1831), ông làm Tổng đốc Trị Bình, năm sau đổi làm Tổng đốc Thanh Hoá, rồi thăng Thự Tả quân Đô thống Chưởng phủ sự, nhưng lãnh Tổng đốc Hà Ninh, gia hàm Thái tử Thiếu Bảo.

Khi mất, được truy tặng Đô thống chế.

Đoàn Chí Tuân (1855-1897),

(hiệu là Bạch Xĩ)

Hay còn gọi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xĩ, là nhà thơ và là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Ông đã từng xưng danh hiệu Hoàng đế, để kế tục vua Hàm Nghi chống Pháp, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi và cuối cùng thất bại.

Đoàn Chí Tuân sinh tại làng Hòa Ninh, nay thuộc xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Tổ 4 đời của Bạch Xĩ là Đoàn Chí Nguyện từng tham gia giúp nhà Tây Sơn và dự trận Ngọc Hồi-Đống Đa.

Cha Bạch Xĩ là Đoàn Chí Thông, còn được gọi là cụ Hương Thân, là người có chí hướng chống Pháp. Từ khi người Pháp vào đánh Việt Nam, Đoàn Chí Thông thường tập hợp người làng tại nhà bàn việc nước.

Bạch Xĩ thông minh từ nhỏ, nổi tiếng là thần đồng. Năm lên 5 tuổi (1860), ông được cha cho đi học. Chỉ sau một thời gian, ông Tú Nguyễn trong làng đã khâm phục chí thông minh của Chí Tuân. Năm 6 tuổi (1861), ông được cha cho theo học thày quan biện họ Trần ở làng Thọ Linh. Sau 1 năm, thày không dám dạy Chí Tuân nữa vì trò Tuân “đã học hết chữ của thày”. Sau này ông còn theo học vài danh Nho nữa và đến năm lên 10 tuổi thì tự học ở nhà.

Năm 12 tuổi (1867), Đoàn Chí Tuân đọc được nhiều sách của Trung Quốc, Nhật Bản. Dù còn ít tuổi, Bạch Xĩ đã thông hiểu lịch sử Trung Quốc, việc đất nước bị người Hoa đô hộ và công trạng của những người chống xâm lược của Việt Nam. Tài năng văn thơ của ông nổi danh khắp vùng khiến vua Tự Đức nghe tiếng, sai Tùng Thiện vương đến tận nơi xem có phải là lời đồn ngoa. Sau đó Tùng Thiện Vương về tâu lại rằng lời đồn đại về Đoàn Chí Tuân là đúng. Tự Đức lo ngại và cho rằng phải đề phòng sau này ông lớn lên “sẽ làm giặc”.

Năm 1873, quân Pháp tấn công Bắc Kỳ, các phong trào chống Pháp nổ ra, từ đó tư tưởng chống Pháp của ông hình thành rõ rệt. Ông đi nhiều nơi, tìm kết giao với những người cùng tư tưởng chống Pháp, đến cả những vùng người Lào, người Mường. Đối với những hòa ước của nhà Nguyễn, Đoàn Chí Tuân tỏ ra bất mãn không đồng tình, vì vậy dù có tài nhưng ông quyết định không bao giờ đi thi, bởi ông cho rằng vua đã bán nước thì đi thi làm quan với ai? Ông bỏ bút sách và đi học võ mưu cứu nước.

Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra ngoài, phát chiếu Cần Vương. Bạch Xĩ ra đón xa giá vua Hàm Nghi để xin theo giúp, nhưng Tôn Thất Thuyết không trọng dụng ông, vì vậy ông trở về quê tổ chức quân đội chống Pháp.

Trong vòng 2 tháng, Bạch Xĩ tập hợp được một đội quân gồm 490 người, chủ yếu là người Hòa Ninh, còn lại là những người xã lân cận như Minh Lệ, Vĩnh Lộc, La Hà, Vĩnh Phúc. Trong thành phần đội quân này có cả người theo Công giáo và lính cũ của triều đình. Vũ khí trong quân, ngoài súng còn có cung nỏ, giáo mác, đoản đao.

Vì Hòa Ninh không có địa bàn hiểm trở để tổ chức căn cứ nên sau một thời gian huấn luyện quân, Bạch Xĩ phải chia quân ra làm 3 nhóm đi về 3 hướng đánh địch.

Nguyễn Hưng Vương dẫn 130 người đi nhập vào với nghĩa binh Cao Thượng Trí hoạt động ở Xuân Mai. Đinh Hán dẫn 120 người lên nhập với quân của Mai Lượng ở Cao Mại.

Bạch Xĩ cùng Nguyễn Ngọc Hiền mang số quân còn lại lên nhập vào quân của Hoàng Phúc ở Vạn Xuân (Nam Quảng Bình).

Tại Vạn Xuân, Bạch Xĩ làm mưu sĩ phụ tá cho Hoàng Phúc, số quân của ông được nhập cùng đạo quân của Đề Phú. Từ năm 1885 đến 1888, 3 cánh quân Hoàng Phúc, Mai Lượng và Cao Thượng Trí đã hoạt động khá mạnh.

Vì sự chống đối của các cánh quân này, Đồng Khánh đi Bắc tuần từ Quảng Trị ra Đồng Hới mất 23 ngày (27/7 – 19/8) mới đến nơi. Tại đây Đồng Khánh đã kêu gọi quân nổi dậy ra đầu thú và treo giải cho ai bắt được các thủ lĩnh, trong đó có Bạch Xĩ, nhưng không kết quả. Sau 10 ngày, Đồng Khánh phải bỏ dở chuyến Bắc tuần trở về Huế.

Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, các cánh quân Quảng Bình tan rã. Các thủ lĩnh còn lại đều thoái chí: Tôn Thất Đàm tự sát, Lê Trực đi ẩn dật, Cao Thượng Chí, Mai Lượng, Đề Phú và Đề Én đều trốn tránh về quê làm ăn. Chỉ còn lại Bạch Xĩ và cánh quân Hòa Ninh quyết tâm đánh Pháp đến cùng. Ông mang quân trở về Hòa Ninh, tập hợp thêm lực lượng, sau đó tiến ra Hà Tĩnh hoạt động.

Bạch Xĩ tìm đến Hương Khê theo Phan Đình Phùng và được thu nạp. Cánh quân của ông nhập vào với quân Hương Khê, còn Đoàn Chí Tuân trở thành một tướng bên cạnh Cao Thắng, Nguyễn Chánh và 10 tướng khác trong bản doanh của Phan Đình Phùng.

Vua Hàm Nghi bị đi đày, Đoàn Chí Tuân kiến nghị với Phan Đình Phùng nên tôn một vị vua mới lên lãnh đạo phong trào chống Pháp, tập hợp liên kết nhân dân các thành phần theo Lương và Công giáo cùng đánh Pháp. Tuy nhiên, Phan Đình Phùng và các tướng lĩnh Hương Khê đều không tán thành ý kiến của ông, thậm chí tỏ ra nghi ngờ lòng trung thành của ông. Bạch Xĩ thất vọng bèn bí mật rút cánh quân Hòa Ninh ra khỏi quân Hương Khê đi chiến đấu độc lập.

Bạch Xĩ mang quân về Đại Hàm xây dựng căn cứ. Ông cho rằng tầng lớp sĩ phu yêu nước muốn tôn vua đánh giặc, do đó nhất định phải có một vị vua tập hợp nhân dân chống Pháp. Để kế tục vua Hàm Nghi đánh Pháp, ông tự mình lên ngôi hoàng đế, tự xưng niên hiệu là Long Đức, lập ra triều nghi, cắt đặt 28 thủ hạ làm 28 triều thần rồi truyền hịch kêu gọi nhân dân theo Lương và Công giáo cùng nhau đứng lên chống Pháp.

Để tận dụng lòng tin của dân, Đoàn Chí Tuân tuyên truyền phép thuật, rằng đội quân của ông có thể dùng bùa hộ mệnh, phép tàng hình để tránh giặc và thần thông biến hóa khi ra trận để thắng giặc; dùng phép “nhâm, cầm, độn” để phán đoán tình hình... Ông đã tập hợp thêm được một số nhân dân vùng Hương Khê, Hương Sơn, La Sơn và cả từ Quảng Bình ra hưởng ứng. Ông và tổ chức chiến đấu trên cùng chiến trường với quân Phan Đình Phùng.

Lực lượng quân Bạch Xĩ lúc đông nhất có 600 người. Ông chia thành 4 vệ: tiền, hậu, tả, hữu có chính vệ và phó vệ quân.

Ngoài những trận đánh nhỏ, đội quân của Long Đức hoàng đế có những trận thắng địch đáng kể.

Ngày 15 tháng 1 năm 1891, quân Pháp tiến hành cuộc càn quét lớn kéo dài 15 ngày vào Hương Khê. Bạch Xĩ cho quân phục ở tả ngạn sông Ngàn Sâu, chỗ bến đò Thanh Luyện bất ngờ đổ ra đánh khiến quân địch bị thiệt hại khá nhiều, đồng thời thu được 9 súng trước khi rút lui an toàn.

Ngày 4 tháng 3 năm 1891, nhân ngày phiên chợ. Bạch Xĩ được một đội lính khố xanh làm nội ứng kéo quân Pháp ra chợ ăn uống. Nhân lúc đồn địch còn lại ít người, ông cho quân tập kích chớp nhoáng cướp được 11 khẩu súng.

Sau trận này, quân Bạch Xĩ ra sức khuếch trương thắng lợi, đề cao thủ thuật biến hóa, pháp thuật cao cường. Nhiều người nghe nói như vậy đều rất khâm phục Bạch Xĩ, tin rằng ông có phép thuật thật.

Bên cánh quân Hương Khê cũng có nhiều người bàn tán về tài năng của ông. Vì vậy Phan Đình Phùng không bằng lòng, kết tội ông tự ý xưng vua, bắt tay với Công giáo là phản nghịch, lại dùng bùa phép mê hoặc lòng người. Do đó Phan Đình Phùng quyết định cử người đi bắt giết ông. Bạch Xĩ biết được ý định đó, ông cho rằng chỉ vì hai người không cùng quan điểm. Để tránh đổ máu giữa hai cánh quân, ông kéo các thủ hạ rút khỏi Đại Hàm, không tỏ ý thù oán Phan Đình Phùng. Vì vậy ý định của Phan Đình Phùng không thực hiện được.

Giữa tháng 5 năm 1892, Bạch Xĩ mai phục một đoàn tiếp tế vận lương từ Minh Cầm lên Hương Khê. Khi quân địch lọt vào ổ phục kích ở tả ngạn Ngàn Sâu, quân Bạch Xĩ dùng súng và cung nỏ bắn ra. Quân địch bị thương vong gần hết, Bạch Xĩ thu được 9 súng, 15 hòm đạn và 9 gánh quân lương.

Sau đó quân Bạch Xĩ còn giành được một số thắng lợi nữa vào tháng 1 và tháng 8 năm 1893 và tháng 6 năm 1894.

Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng lâm bệnh mất, quân Pháp tổ chức càn quét lớn để bắt nốt các tướng lĩnh Hương Khê. Bạch Xĩ cùng các tướng lĩnh tích cực chống trả nhằm đỡ đòn cho lực lượng còn lại của quân Hương Khê. Tháng 3 năm 1896, ông tổ chức tấn công vào đồn Trì Bản, dùng hầm chông bẫy địch khi rút lui và giết được một số quân đuổi theo.

Cuối tháng 5 năm 1896, các tướng lĩnh cuối cùng của quân Hương Khê bị bắt, tại Hà Tĩnh chỉ còn lực lượng chống Pháp của Bạch Xĩ. Quân Pháp được sự hỗ trợ của trưởng đồn Linh Cảm người Việt vốn thông thạo địa hình nên tiến sâu vào Đại Hàm, núi Quạt và Chúc A. Đội quân của Đoàn Chí Tuân bị bệnh sốt rét hoành hành, trong đó có cả ông và phụ tá Nguyễn Ngọc Hiền. Chính vì vậy, quân dưới quyền ông không có ai chỉ huy tổ chức chiến đấu. Hoạt động của quân Bạch Xĩ yếu hẳn đi, phải rút vào rừng sâu; một số người lần trốn trong dân nhưng bị bắt; cùng lúc đó Phó vệ Hoàng Hiểu cùng 11 người Công giáo ra hàng.

Chính vệ Nguyễn Ngọc Hiền cố gượng dậy tổ chức chống càn, đánh thắng một trận ở làng Hòa Duyệt tại hữu ngạn sông Ngàn Sâu vào tháng 9 năm 1896, diệt 17 lính khố xanh và thu 4 súng. Đây là thắng lợi cuối cùng của cánh quân Bạch Xĩ.

Được một số người Việt chỉ điểm, quân Pháp tập trung 430 người nửa đêm kéo đến bao vây 2 làng Trung Định và Đại Hoàng ở trước mặt núi Đại Hàm. Rạng sáng ngày 12 tháng 10 năm 1896, Đoàn Chí Tuân bị bắt khi đang bị sốt rét nặng, nằm trong nhà một người dân ở làng Trung Định. Trong các thủ hạ của ông, 60 người bị bắt, 27 người bị bắn chết cùng 3 dân làng.

Quân Pháp trói Đoàn Chí Tuân khiêng về Vinh và giam tại nhà lao Vinh. Người Pháp tìm cách dụ hàng ông nhưng ông từ chối. Sau đó người Pháp sai Hồ Lệ là người quen cũ của ông đi thuyết phục ông đầu hàng.

Hồ Lệ làm câu thơ tỏ ý thương xót ông:

Thương người răng trắng gặp hồi đen

Đoàn Chí Tuân bèn đáp lại:

Đau kẻ lòng son ôm máu đỏ

Không thể thuyết phục được ông, người Pháp dùng đòn tra tấn nhưng ông vẫn không chịu khuất phục. Cuối cùng, ông đã qua đời trong nhà lao vào cuối năm 1897. Năm đó ông 42 tuổi. Ban đầu người Pháp muốn giấu việc này, nhưng sau đó sang đầu năm 1898 mới công bố ông đã chết cuối năm 1897, nhưng không nêu rõ ngày tháng.

Sau khi ông mất, phụ tá Nguyễn Ngọc Hiền tập hợp số quân còn lại, tuyên bố giải tán quân sĩ, chia những quân trang vật dụng còn lại, khuyên mọi người về quê làm ăn, chờ thời cơ có thủ lĩnh chống Pháp khác.

Đoàn Chí Tuân làm khá nhiều thơ, chủ yếu góp phần động viên, cổ vũ quần chúng chống Pháp và chống chủ trương thỏa hiệp của nhà Nguyễn. Không chỉ sáng tác trong thời trẻ, suốt quá trình chiến đấu, ông vẫn liên tục làm thơ, phú, viết câu đối...

Thơ văn Đoàn Chí Tuân viết cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nhiều tác phẩm đã bị người Pháp truy tìm và tiêu hủy. Sau đó, một số người thu thập và sưu tầm lại thơ văn của ông, đến nay còn lại:

7 bài thơ Đường bằng chữ Nôm: Bới khoai, Quét nhà, Rang bắp, Không lấy vợ, Đi Lào Mường, Thanh kiếm và Tự xưng ngôi.

2 bài thơ Đường chữ Hán: Tự thuật và Tặng Phan Đình Phùng

2 bài phú Nôm theo thể ca trù: Chí nam nhi và Tế thế yên dân

Một bài phú chữ Hán theo thể hịch: Hịch kêu gọi đánh giặc

Thơ Đoàn Chí Tuân toát lên lòng yêu nước, dù mô tả những việc làm thông thường trong cuộc sống nhưng luôn bày tỏ tư tưởng chống xâm lược. Đó là những trường hợp bài thơ Bới khoai và Quét nhà - được lựa chọn vào Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ 19 của Phi Bằng.

Ông là dòng dõi con cháu cụ Đoàn Bá Tuân ở Thừa Thiên Huế, định cư ở làng Sơn Tùng, huyện Quảng Điền. Đoàn Văn Phú từng giữ chức vụ “Thượng thư Bộ binh, Hiệp biện Đại học sĩ” triều Minh Mạng. Hậu duệ của ông Phú sau này có ông Đoàn Quang Đáng là UVBCH ĐCVN khóa III,IV,V, Phó bí thư TW cục Miền Nam (1962-1967), mất năm 1997.

Người huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên. Gia Long năm thứ 17, Phú lệ theo làm Thư ký bộ Công. Khoảng năm Minh Mạng, trải bổ Chủ sự, Lang trung. Năm thứ 13, Phú vì nhanh giỏi được v, thăng Thự Thị lang bộ Công. Năm thứ 16, chuyển làm Tham tri bộ Công, lĩnh Tuần phủ Gia Định, rồi đổi đi Thự Tổng đốc 2 tỉnh Long Tường, Định Biên. Năm thứ 19, được thực thụ (tổng đốc), quyền làm công việc thành Trấn Tây. Năm thứ 21, Phú ốm chết.

Văn Phú là người liêm khiết, ít tình diện, ở quan thanh bạch, lâu làm việc cai trị dân mà túi làm quan rỗng không. Ngày Phú chết, quan lại nhân dân nhớ tiếc quyên tiền giúp việc mai táng.

Vua trọng về lòng thanh liêm tiết tháo của Phú tặng cho hàm Hiệp biện Đại học sĩ, và thưởng cho 3 cây gấm Trung Quốc, 500 quan tiền. Dụ rằng : đó là để khuyến khích cho người làm tôi liêm khiết sau này.

Tự Đức năm thứ 11, bày thờ vào đền Hiền Lương.

• Các Nhà Khoa bảng thời kỳ này có:

- a/- Đỗ Tiến sĩ có 01 người:

1 Đoàn Văn Bình 1846 Hạ Lang, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế

Đoàn Văn Bình:

Ông là người Hạ Lang, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền. Ông còn có tên Đoàn Văn Hội, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng Ân khoa, khóa Mậu Thân, niên hiệu Tự Đức (1848), làm quan đến chức Hiệp biện Đại học sĩ, Thái tử Thiếu bảo lĩnh Lại bị Thuợng thu.

b- các vị đỗ Cử nhân: 54 người

TT Họ và Tên Đỗ Quê quán

1 Đoàn Xuân Sảng: 1813 Chân Nguyên, Nam Chân, Nam Định

2 Đoàn Trọng Quýnh: 1813 Trung Hòa, Bình Dương, Gia Định

3 Đoàn Bá Trinh 1819 Ôn Xá, Văn Giang, Hưng Yên

4 Đoàn Thế Trạch 1821 Phù Lỗ, Kim Anh, Hà Nội

5 Đoàn Khiêm Quang 1821 An Thành, Bình Dương, Gia Định

6 Đoàn Mậu 1828 Hải Yến,Tiên Lữ, Hưng Yên

7 Đoàn Văn Phương 1828 Vĩ Bạc, Quảng Xương, Thanh Hóa

8 Đoàn Huy Tú 1829 Gia Lộc, Hải Dương

9 Đoàn Danh Dương 1831 Quang Thiềm, La Sơn, Hà Tĩnh

10 Đoàn Trọng Huyên 1831 Hữu Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

11 Đoàn Văn Hoán 1843 Nam Phố, Phú Vang, Thừa Thiên- Huế

12 Đoàn Văn Bình 1846 Hạ Lang, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế

13 Đoàn Duy Trinh 1846 Nhơn Hòa, Bình Sơn, Quảng Ngãi

14 Đoàn Khắc Nhượng 1846 Nhơn Hòa, Bình Sơn, Quảng Ngãi

15 Đoàn Công Nhẫm 1848 Vi Sơn, Thạch Thất, Hà Nội

16 Đoàng Duy Thục 1849 Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội

17 Đoàn Hy 1848 Vân Chàng. Nam Trực, Nam Định

18 Đoàn Đức Mậu 1850 Đông Công, Hương Sơn, Hà Tĩnh

19 Đoàn Kim Giao 1852 U Đàm, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

20 Đoàn Thuật 1852 Vân Chàng, Nam Trực, Nam Định

21 Đoàn Ngọc Ái 1852 Hải Yến, Tiên lữ, Hưng Yên

22 Đoàn Văn Diệu 1855 Cửu An, Đồng Xuân, Phú Yên

23 Đoàn Tảo 1858 Hải Yến,Tiên Lữ, Hưng Yên

24 Đoàn Tấn Thiện 1858 Mỹ Đông Hiếu, Kiến Đăng

25 Đoàn Đảng 1868 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

26 Đoàn Như Bích 1870 Đậu Kinh, Đăng Sương, Quảng Trị

27 Đoàn Bưu 1870 Hữu Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

28 Đoàn Văn Tiến 1874 Thi Liệu, Nam Định

29 Đoàn Văn Anh 1876 Đông Thanh, Nam Định

30 Đoàn Hữu Thuật 1876 Xã Thái Bình, Nam Định

31 Đoàn Diệu 1876 Ngọc Thạch, Tuy Phước, Quảng Nam

32 Đoàn Cư 1878 U Đàm, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

33 Đoàn Điển 1878 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

34 Đoàn Văn Thước 1884 U Đàm, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

35 Đoàn Triển 1885 Hữu Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

36 Đoàn Thụy Liên 1887 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

37 Đoàn Tấn 1887 Xối Thượng, Nam Định

38 Đoàn Danh Chấn 1887 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

39 Đoàn Tùy 1891 Phú Môn, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế

40 Đoàn Khởi 1891 Ngọc Sa, Quảng Nam

41 Đoàn Văn San 1891 Đức Nhuận, Thanh Chương, Nghệ An

42 Đoàn Thúc 1894 Bình Sơn, Quảng Ngãi

43 Đoàn Thụy Giáp 1894 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

44 Đoàn Văn Huy 1894 Mai Dịch, Hà Nội

45 Đoàn Tử Quang 1900 Phụng Công, Hương Sơn, Hà Tĩnh

46 Đoàn Tố 1903 Mỹ Đức, Tuy Viễn, Bình Định

47 Đoàn Ngưng 1906 Hữu Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

48 Đoàn Như Chương 1906 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

49 Đoàn Vĩ 1906 Hữu Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

50 Đoàn Quân 1912 Đô Quan, Nam Trực, Nam Định

51 Đoàn Đạm 1912 Liễu Đôi, Thanh Liêm, Hà Nam

52 Đoàn Đình Chi 1915 Đào Lãng, Vĩnh Lại, Hải Dương

53 Đoàn Thăng 1915 Hải Yến, Tiên Lữ, Hưng Yên

54 Đoàn Đình Phương 1918 Đào Lãng, Vĩnh Lại, Hải Dương

• Tài liệu trên đây là trích lục trong quyển " Quốc triều Hương khoa lục" của cử nhân Nho học Cao Xuân Dục. Được dịch ra Quốc Ngữ - NXB thành phố Hồ Chí Minh ấn hành 1993, có bổ sung về vài điểm về công việc và chức tước của một số vị tham khảo trong sách " Các nhà khoa bảng Việt Nam" của Ngô Đức Thọ - NXB văn học 1993 và "Sách sứ thần Việt Nam" NXB văn hóa thông tin năm 1996.....

1.Đoàn Xuân Sảng:

Người xã Chân Nguyên, huyện Nam Chân, khoa thi năm Quý Dậu (1813), ở trường Sơn Nam, đỗ 14/28 người. Sau làm quan Đốc học.

2.Đoàn Trọng Quýnh:

Người thôn Trung Hoà, huyện Bình Dương, thi khoa thi năm Quý Dậu (1813), tại trường Gia Định, đỗ thứ 4/8 người.

3.Đoàn Bá Trinh:

Người xã Ôn Xá, huyện Văn Giang, Thi khoa năm Kỷ Mão, Gia Long thứ 18 (1819) tại trường Trực Lệ, đỗ thứ 2/17 người, làm quan Tư nghiệp.

4.Đoàn Thế Trạch:

Người xã Phủ Lỗ, huyện Kim Anh, thi khoa thi năm Tân Tỵ, Minh Mạng thứ 2 (1621), tại trường Thăng Long, đỗ thứ 15/23 người.

5.Đoàn Khiêm Quang:

Người thôn An Thành, huyện Bình Dương, đi thi khoa thi năm Tân Tỵ, Minh Mạng thứ 2 (1821), tại trường Gia Định, đỗ 7/16 người, làm quan Tham tri Bộ Hình.

6.Đoàn Mậu:

(cha con cùng thi đậu),

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, thi khoa Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828), tại trường thi Nam Định, đỗ 25/30 người, làm Tri phủ, sau miễn nhiệm.

7. Đoàn Văn Phương:

Người xã Vĩ Bạc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, thi khoa Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828) tại trường Thanh Hóa, đỗ thứ 6/11 người. Sau ra làm Tri huyện.

8.Đoàn Huy Tú:

Người xã Phương Duy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, thi khoa thi Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1829 ) tại trường Thanh Hoá, đỗ 6/11 người, sau ra làm tri huyện.

9.Đoàn Danh Dương:

Người xã Quang Thiềm, huyện La Sơn, Hà Tĩnh, thi khoa Tân Mão, Minh Mạng thứ 12 (1831), tại trường Nghệ An, đỗ 11/18 người, có tiếng giỏi , được thăng Án sát Vĩnh Long, bị bệnh về nghỉ.

10.Đoàn Trọng Huyên:

(cha con cùng thi đậu),

Người xã Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thi khoa năm Tân Mão, Minh Mạng thứ 12 (1831) tại trường Nam Định, đỗ thứ 2/31 người. Làm quan đến chức Thị giảng học sĩ, Đốc học Bắc Ninh. Ông là một trong những tác gia văn học của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 19- 20.

Đoàn Huyên (1808-1885), theo Ứng Khê thi văn tập, lúc nhỏ tên là Bàng, sau lớn lên đổi là Trọng Huyên, tự là Xuân Thiều, sau đổi là Phúc Hoà, biệt hiệu Ứng Khê. Về sau "do lệ của triều đình ấn định rằng, phàm tên người là quan viên mà có dùng bộ "nhân" và bộ "nhật" thì đều phải đổi cả, vì thế mới đổi và bỏ bớt chữ Trọng đi, gọi là Đoàn Huyên, còn tự và hiệu thì vẫn giữ như cũ". Ông người thôn Chu Xá, xã Hữu Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội (nay là xã Hữu Châu, Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Ông đỗ Cử nhân ưu hạng Đệ nhị danh năm Tân Mão niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). Năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835) ông được gọi vào kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Binh. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), ông được cử giữ chức Tri huyện huyện Hưng Nhân, Thái Bình. Năm 1841, ông đổi làm quyền Tri phủ phủ Tiên Hưng rồi lại chuyển vào Huế làm Chủ sự Bộ Lễ. Ông làm quan được 12 năm, vốn tính ngay thẳng, thật thà, thanh liêm chính trực trước thói đời đen bạc, quan trường nhiễu nhương, ông thấy không thể tiếp tục con đường quan nghiệp. Ông liền dâng sớ xin về nghỉ tại quê nhà, dồn công sức cho nghề dạy học, làm thơ và viết sách. Ông dạy ở khá nhiều nơi và nổi tiếng là người đào tạo giỏi. Vì vậy đến năm Tự Đức thứ 20 (1867) ông lại được tiến cử giữ chức Đốc học Bắc Ninh. 10 năm làm Đốc học, ông để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về một ngài Đốc học thanh liêm chính trực, tận tuỵ với nghề nghiệp. Cũng theo Ứng Khê niên phả, Bố chánh Hoàng Diệu, sau là Tổng đốc Hoàng Diệu từng nói với sĩ phu tỉnh Bắc: "Hàng đốc học ít có người như vậy".

Tác phẩm của Đoàn Huyên gồm có: Ứng Khê thi văn tập; Khâm định tiễu bình phỉ khấu phương lược (cùng tham gia biên soạn với nhiều người khác nữa); trong đó, tác phẩm đầu rất đáng chú ý.

Ứng Khê văn tập là một sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm do Đoàn Huyên sáng tác, con trai là Đoàn Triển sưu tầm biên soạn năm Ất Tỵ, niên hiệu Thành Thái thứ 17 (1905). Tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sách mang các ký hiệu A.288/1-2 và VHv.2662. A.288/1-2 khổ 30x20cm, bìa màu vàng, chữ viết chân phương. Sách dày khoảng 600 trang. VHv.2662 khổ 29,5x17cm, 104 trang.

Theo lời tựa cuốn Ứng Khê thi văn tập, sách gồm 21 quyển, chia ra thành các môn loại như: Học vấn (có Độc dịch lược sao, Độc thư chất nghi); Cử tử (có Thục đường nghĩ soạn, Thi kinh sách lược); Thù ứng (có Liên thi tự ký cùng với các phần Niên biểu hành trạng, Gia lễ, Ấp văn tặng ngôn, tùy bút phiến văn,…). Tất cả được đính thành 10 tập; sau đóng thành 3 tập, lấy tên là Ứng Khê thi văn tập. Sách của thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ có 2 tập, thiếu tập 3 phần Văn sách. Được sự giúp đỡ của chi họ Hữu Thanh Oai, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy phần đang còn thiếu này ở một cuốn sách dày 140 trang khổ 26x16,5cm, chữ viết chân phương. Sách bị mối xông khá nhiều, nhưng vẫn còn đọc được về cơ bản.

Bản A.288/1 gồm 6 mục: 1- Lời tựa (do con trai Đoàn Triển viết); 2- Thân tân tặng ngôn; 3- Niên biểu; 4- Đối liên; 5- Thi tập; 6- Thân tân tặng ngôn.

Mục 6: Thân tân tặng ngôn (từ tr.1 đến tr.57, phần cuối sách) sao chép lại toàn bộ mục 2: Thân tân tặng ngôn và sao chép thêm:

- Bài viết mừng thọ của con cháu (trai gái, dâu rể) chúc thọ nhân lễ mừng thọ Đoàn Huyên 70 tuổi.

- Sưu tập mừng thọ nhân hai cha con Đoàn Huyên và con trưởng (Đoàn Bưu) cùng được vua ban sắc năm Nhâm Thân (1872).

Bản A.288/2 trong mục Đối liên, sao chép lại phần Đối liên của cuốn A.288/1 và có chép thêm:

- Đề vịnh liên loại.

- Văn liên loại. Mục Thi tập, chép lại toàn bộ phần Thi tập của cuốn A.288/1 và có chép thêm:

- Mục lục thi tập.

Bản VHv.2662 chép các mục Đối liên, Niên biểu và Thi tập.

Thơ văn là phần chủ yếu trong sáng tác của Đoàn Huyên.

11.Đoàn Văn Hoán:

Người xã Nam Phố, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ông dự thi năm Quỹ Mão, Thiệu trị thứ 3 (1843), tại trường thi Thừa Thiên, đỗ thứ 22/39 người. Làm quan tới chức Bố chánh.

12.Đoàn Công Nhẫm:

Người xã Vi Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay là Hà Nội). Đi thi khoa Quý Mão, Thiệu trị thứ 3 (1848), tại trường Hà Nội, đỗ thứ 7/21 người.

13.Đoàn Văn Bình:

Người xã Hạ Lang, huyện Quảng Điền. Ông là người đỗ đầu khoa thi Bính Ngọ, Thiệu Trị thứ 6 (1846), tại trường Thừa Thiên có 46 người đỗ. Năm Mậu Thân (1848), ông đỗ Phó bảng, sau làm Hiệp tá Đại học sĩ, Thượng thư bộ Lại, gia hàm Thái tử Thiếu bảo, sung Cơ mật viện Đại thần.

14.Đoàn Duy Trinh:

Người xã Nhơn Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Đỗ thứ 34/46 người tại trường Thừa Thiên, khoa thi năm Bính Ngọ, Thiệu trị thứ 6 (1846). Làm Giáo thụ, sau cáo về.

15.Đoàn Khắc Nhượng:

(anh em họ với ông Trinh)

Người xã Nhơn Hòa, huyện Bình Sơn, đỗ thứ 40/46 người, tại trường Thừa Thiên, khoa thi năm Bính Ngọ, Thiệu trị thứ 6 (1846), làm Tuần phủ Nam Ngãi, là người có tiếng liêm khiết.

16.Đoàn Duy Thục:

Người xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm. Đỗ thứ 4/26 người tại trường thi Hà Nội, khoa thi năm Đinh Mùi (1849), Thiệu Trị thứ 7. Sau được bổ làm Tri huyện.

17.Đoàn Hy:

Người xã Vân Chàng, huyện Nam Chân, tỉnh Nam Định. Đỗ Thủ khoa tai trường thi Nam Định. Lấy đỗ 27 người khoa thi năm Mậu Thân, Tự Đức thứ 1 (1848). Được bổ chức Giáo thụ.

18.Đoàn Đức Mậu:

Người xã Đông Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ thứ 20/24 người tại trường Nghệ An, khoa thi Canh Tuất, Tự Đức thứ 3 (1850).

19.Đoàn Kim Dao:

(sau đổi là Đoàn Dao),

Người xã U Đàm, huyện Phong Điền. Cha là Đoàn Cùng đỗ cử nhân. Ông đỗ thứ 20/22 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa Nhâm Tý, Tự Đức thứ 5 (1852). Được bổ làm Án sát, sau bị cách chức, được phục dụng rồi thăng Bố Chánh Quảng Ngãi.

20.Đoàn Thuật:

Người xã Vân Chàng, huyện Nam Chân, Nam Định. Đỗ thứ 6/20 người tại trường Nam Định, khoa thi Nhâm Tý, Tự Đức thứ 5 (1852).

21.Đoàn Ngọc ái:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, đỗ thứ 10/20 người tại trường Nam Định, khoa thi năm Mậu Tý, Tự Đức thứ 5 (1852).

22.Đoàn Văn Diệu:

Người xã Cửu An, huyện Đồng Xuân, Phú Yên, đỗ thứ 9/10 người tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Ất Mão, Tự Đức thứ 8 (1855).

23.Đoàn Tảo:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (em Đoàn Ngọc Ái), đỗ thứ 22/22 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858). Được bổ làm Tri phủ Lâm Thao. Sau bị cách chức.

24.Đoàn Tấn Thiện:

Thôn Mỹ Đông Hiếu, tỉnh Kiến Đăng, đỗ thứ 3/9 người tại trường Gia Định, khoa thi năm Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858)

25.Đoàn Đảng:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, đỗ thứ 21/22 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Thìn, Tự Đức thứ 21 (1868).

26.Đoàn Như Bích:

Người xã Đậu Kinh, huyện Đăng Sương, Quảng Trị, đỗ thứ 11/29 người tại trường thi Thừa Thiên, năm Canh Ngọ, Tự Đức thứ 23 (1870). Được bổ làm Giám sát Ngự sử nội vụ.

27.Đoàn Bưu:

Người xã Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thi khoa thi năm Canh Ngọ, Tự Đức thứ 23 (1870). Được bổ làm Tri phủ.

28.Đoàn Đình Tiến:

Người xã Thi Liệu, tỉnh Nam Định, đỗ thứ 25/25 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Giáp Tuất, Tự Đức thứ 27 (1874).

29.Đoàn Văn Anh:

Sau đổi là Đoàn Văn Phương, người xã Đông Thanh, tỉnh Nam Định, thi đỗ thứ 6/21 người, tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Bính Tý, Tự Đức thứ 29 (1876). Được bổ làm Tri phủ Xuân Trường, sau xin nghỉ.

30.Đoàn Hữu Thuật:

Người xã Thái Bình, tỉnh Nam Định, thi đỗ thứ 16/21 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Bính Tý, Tự Đức thứ 29 (1876).

31.Đoàn Diệu:

31.Đoàn Diệu:

Người xã Ngọc Thạnh, huyện Tuy Phước, Quảng Nam, đỗ thứ 7/12 người, tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Bính tý, Tự Đức thứ 29 (1876).

32.Đoàn Cư:

( sau đổi là Đoàn Lang)

Người xã U Đàm, huyện Phong Điền, Thừa Thiên (con Đoàn Kim Dao), đỗ thứ 28/32 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Mậu Dần, Tự Đức thứ 31 (1878). Được bổ làm Án sát Quảng Nam.

33.Đoàn Điển:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, thi đỗ thứ 15/24 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Dần, Tự Đức thứ 31 (1878). Được bổ làm Tri phủ Quỳnh Lưu.

34.Đoàn Văn Thuớc:

Người xã U Đàm, huyện phong Điền, Thừa Thiên, đỗ thứ 29/31 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Giáp Thân, Kiến Phúc thứ nhất (1884). Được bổ làm Tri huyện.

35.Đoàn Triển :

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CỤ MAI VIÊN ĐOÀN TRIỂN

(1854-1919)

Quan lộ:

Cụ Đoàn Triển (1854 - 1919), trước là Trọng Vĩnh, sau đổi thành Triển, tự Doãn Thành, hiệu Mai Viên, sinh ngày 19 tháng 4 năm Giáp Dần (1854), niên hiệu Tự Đức 7, là con trai thứ tư của Hàn lâm viện Thị giảng Học sĩ kiêm Đốc học Đoàn Trọng Huyên (tức Đoàn Huyên), người làng Hữu Châu, Tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Hữu Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Năm 28 tuổi chưa đỗ đạt, thì cụ Đốc từ trần. Cảnh nhà vốn thanh bạch, lại càng quẫn bách. Cụ được tuyển làm tham biện huyện Thanh Oai, một chức thấp, nhưng vẫn “dùi mài kinh sử” theo nếp nhà học trò.

Năm 1886, Cụ đỗ Cử nhân Ân khoa Bính Tuất năm Đồng Khánh thứ 1. Trong hoàn cảnh bấy giờ nhiều nơi có giặc giã, Cụ đã đứng ra lập đoàn Nghĩa dũng để bảo vệ xóm làng, và kêu gọi được các xã lân cận tổ chức góp sức giữ an ninh.

Năm 1889, Cụ được bổ Tư vụ rồi Chủ sự, Viên ngoại Nha Kinh lược Bắc Kỳ.

Từ năm 1894 đến năm 1914, Cụ đã đảm nhiệm các chức vụ: Tri phủ Bình Giang, Kim Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Án sát Hà Nội, rồi thăng Tuần phủ Ninh Bình, Tuần phủ tòa Hà Nội, Tuần phủ Hà Nam, Tuần phủ sung Tuyên phủ sứ Bắc Giang, Tu thư cục phủ Thống sứ lĩnh Tổng đốc Bắc Ninh, Nam Định. Năm 1914, Cụ về hưu, hàm Thái tử Thiếu bảo, Hiệp tá Đại Học sĩ.

Cụ làm quan trong thời buổi thực dân Pháp đã thiết lập được bộ máy cai trị trên đất nước ta, vua quan triều Nguyễn mất hết quyền hành, và phong trào chống thực dân Pháp ngày càng lan rộng.

Với tài đức của Cụ nên thường được quan cấp trên ưu ái cho chọn về các địa phương giàu có để được nhiều bổng lộc. nhưng Cụ lại tự nguyện nhậm chức ở những địa phương còn nhiều khó khăn, vì Cụ đã từng nói: “Dân nghèo cần được giúp đỡ hơn dân giàu”, như năm 1894 khi về Hải Dương, Cụ chọn phủ Bình Giang, chứ không chọn phủ Nam Sách giàu có.

Tại những địa phương Cụ trị sự đều có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như khi làm Tổng đốc Nam Định: Cụ đã biến bãi biển thành ruộng và làng, tại vùng duyên hải Xuân Trường, Hải Hậu. Cụ thường đốc thúc và kiểm soát tại chỗ công việc thủy lợi và phân lô lập ấp mới, mà dấu ấn vẫn còn để lại tới ngày nay.

Với tấm lòng “thương dân như con”, Cụ thẳng thắn đấu tranh bảo vệ dân, không sợ liên lụy mất chức quyền.

Tại Ninh Giang, khi nghe dân kêu ca về viên quan Đại lý người Pháp tự động thu thuế các thuyền buôn, Cụ đã buộc tên Đại lý phải hủy việc trên, bất chấp sự dọa nạt của viên quan này.

Khi Cụ làm Tổng đốc Nam Định, có một năm Nam Định bị lụt to, nhiều làng và cả phố phường, ngay trong tỉnh lỵ cũng phải dùng thuyền đi lại. Trong hoàn cảnh đó, ông Bạch Thái Bưởi (nổi tiếng về tài kinh doanh, và có tài sản lớn, người Pháp cũng phải nể nang) đã đem bạn hữu cùng ả đào dong thuyền đi chơi. Cụ đã ra lệnh bắt giữ và phạt, Bạch Thái Bưởi nhận lỗi và hứa giúp đỡ nạn nhân bị lụt

Là Tuần phủ kiêm Tuyên phủ sứ Phúc Yên, Cụ đã đấu tranh buộc tên công sứ Pháp Darles (khét tiếng hay bắn giết, đốt phá bừa bãi) phải thả 17 kỳ mục xã Đông Đồ (Phúc Yên) bị chúng bắt và sắp đem bắn, dù cụ phải ký giấy bảo đảm.

Năm 1915, theo thỉnh cầu của dân làng Yên Nội, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc thuộc tỉnh Hà Đông, Cụ đã cùng Tổng đốc Hà Đông thuyết phục được quan Thống sứ và Sở trị thủy Bắc kì bỏ kế hoạch đắp đê mới, mà đắp lại đê cũ sau vụ vỡ đê sông Hồng năm ấy. Nếu đắp đê mới sẽ đặt các làng trên ra ngoài đê, gây nhiều tổn thất cho dân. Việc đắp lại đê cũ thì các làng vẫn được ở nội đê, nên rất phấn khởi, cảm kích, đã lập Đài kỷ niệm công đức của Cụ (Được ghi trong “Bia Kỷ niệm hưu đê” viết năm 1917 bằng quốc ngữ, dựng ở đình Đông Ngạc). Cụ được nhân dân tôn xưng làm thần hoàng làng.

Cụ cũng đã từng giúp đỡ cụ Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu tránh khỏi sự truy lùng của thực dân Pháp.

Năm 1914, tròn 60 tuổi, Cụ về hưu, hàm Thái tử Thiếu bảo, Hiệp tá Đại Học sĩ, và lập khu Sinh phần làm nơi yên nghỉ cuối cùng.

Năm 1916, Nội các mới của vua Khải Định có tiến cử Cụ làm Thượng thư Bộ Binh. Song Cụ xin miễn. Rồi lại tiến cử Cụ làm Thượng thư Bộ Học, Cụ trả lời: “Nên bổ người có cả Tây học để sửa đối học chính cho hợp thời”. Cụ bảo là “Hết thời làm quan rồi,Tây đã đầy cả vua (Duy Tân) và chiếm hết quyền, về lo việc gia hương còn có ích hơn !”

Những đóng góp về văn hóa - xã hội.

Năm 1906, Cụ đã viết Tờ trình “Đoàn Tuần phủ công đôc” đề suất việc cải cách nền giáo dục nước nhà gửi Thống sứ Bắc Kỳ Một học giả người Pháp đã nhận xét “Đó không phải là một bản trình bày kỹ thuật khô khan mà tác giả đã luận về công cuộc duy tân bằng những lời lẽ mà Đông Kinh nghĩa thục không thể chối bỏ”. “Ông cho rằng giáo dục cổ điển chỉ là tích lũy một cách đơn giản trí thức suốt đời chưa xong mà không ai nghiên cứu sâu. Trái lại nền giáo dục mới có thể cho phép tiếp thu nhiều kiến thức trong thời gian ngắn. Con người, bất kể giàu, nghèo, sang, hèn, thông minh hay ngu đần, có thể làm thay đổi căn bản tư duy, kiến thức, cung cách làm ăn nhờ phương pháp học tập mới” (Sách “Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam - một bộ máy hành chính trước thử thách (1820 - 1918)” - Emmanuel Poisson).

Cụ đã thể hiện ý tưởng trên bằng những việc làm cụ thể: Năm 1906, Cụ mở trường dạy quốc ngữ đầu tiên cho làng và tổng, lại cung tiến ruộng làm học điền và cử con trai (Đoàn Duy Bình) dạy giúp làng 3 năm để dân không mất tiền nuôi thày. “Học trò được hơn 80 người, đã nhiều người tấn tới” (Ghi trong “Nhi tôn tất độc”).

Cụ cũng trực tiếp tham gia biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa cho tiểu học, hiện vẫn còn lưu giữ trong thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam. “Đoàn Triển là một trong những người được triều đình trao trọng trách biên soạn sách giáo khoa theo nội dung mới, cho chương trình đào tạo mới dưới sự can thiệp của Nhà nước Bảo hộ. Những trăn trở về giáo duc tràn đầy trong các tác phẩm của ông, là nỗi niềm ông đau đáu mang theo trong suốt cuộc đời” (Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Tô Lan).

Cụ đã cho con thứ 3: ông Đoàn Ký sang Pháp học rồi về dạy chữ Tây.

Cụ còn cho cháu nội Đoàn Thị Tuyết đi học quốc ngữ và Pháp ngữ.

Cụ cùng bà Kế ủng hộ sự thành lập trường nữ học Hàng Cót (Hà Nội) và tham gia bảo trợ nữ sinh.

Điển hình có cuốn “An Nam phong tục sách” viết năm 1908 gồm 72 mục nói về các phong tục Việt Nam. Trong mỗi mục đều có 2 phần: Phần giải thích, giới thiệu sơ lược về nội dung các phong tục và khái niệm liên quan, phần sau nêu ra ý kiến nhận xét về điểm tích cực và những điều cần bỏ, cần tránh, thể hiện tư tưởng tiên tiến của một nhà Nho, không nệ cổ, biết tiếp thu cái tốt, cái đẹp, đề cao phẩm chất, mong muốn cải tiến phong tục, nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. (“An Nam phong tục sách” đã được Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2008).

Cụ cũng đã để lại nhiều bút tích Hán Nôm trên các văn bia, câu đối tại nhiều đình, chùa, đền, miếu, Đàn thờ Tổ họ Đoàn; trong các tác phẩm văn thơ, … còn được lưu giữ tới ngày nay.

Có thể nói: Cụ là một tác gia Hán Nôm có tiếng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và đang được các nhà nghiên cứu khai thác.

Ở Cụ cho ta thấy rõ: không có sự đối lập giữa sĩ phu cấp tiến và quan trường về công cuộc duy tân.

Nặng lòng với quê hương.

Khi về hưu, Cụ hầu như không có tài sản lớn cho riêng mình, vì bổng lộc khi làm quan Cụ đều đã dành cung tiến cho làng xã, lập các ấp mới cho bà con không có ruộng đến sinh sống …

Cụ chủ trì đóng góp xây dựng, tôn tạo các công trình văn hóa của làng, như: Đình làng (năm 1898) và xác định ngày Thánh húy Lê Hoàn: mồng 8 tháng 3, khi Cụ làm Tuần phủ Ninh Bình), “Cổ miếu thần nữ” (năm 1898), Văn chỉ (năm 1894), Trường học Hữu Thanh Oai (năm 1906), Nhà Tư mỹ hội quán (năm 1906) …

Cụ đã từng đề ra và gương mẫu thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa mới trong làng, từ ma chay đến cưới xin,… (Xem “An Nam phong tục sách” và “Nhi tôn tất độc”). Cụ đã tham gia viết “Hữu Châu tân lệ” (Hương ước của làng), sửa đổi nhiều lệ làng để giảm bớt những việc không còn phù hợp. Cụ đã từng cung tiến nhiều ruộng để thu hoa lợi dành cho các việc công ích, bớt đi sự đóng góp của dân…

Khi nghỉ hưu, Cụ sống tại làng, luôn gần gũi với dân, vận động làm bến dá, trồng và giữ gìn hàng si bên bờ sông Nhuệ, trồng cây bàng lấy bóng mát, trồng hàng rào ô rô, tổ chức dạy nghề đăng ten … (đã có thời sản phẩm được nhiều người Pháp đến đặt hàng).

Xây dựng truyền thống họ Đoàn:

Có thể nói: Cụ Đoàn Triển đã thực hiện được những mong muốn của các bậc tiền nhân mà chưa có điều kiện làm về xây dựng truyền thống dòng họ.

Cụ đã từng viết: “… dẫu học chữ nào, đạo nào cũng phải giữ lấy cương thường đạo lý, việc lễ nghĩa không bỏ được, có lễ nghĩa mới là loài người, xin con cháu đừng quên lời ta nói thì phúc nhà ta” (“Nhi tôn tất độc”).

Năm 1898, Cụ đã cúng ruộng ở Mả Bùi để lập Đàn Tổ với 1 nhà bia bằng gạch; năm 1903 làm nhà bia bằng đá và 1 bia đá to; năm 1908 làm nhà bái đường và xây cột hoa biểu. Cụ đặt tên là”Đàn truy viễn”, làm nhà thờ chung của cả họ Đoàn thôn Hữu Thanh oai.Cụ đã cung tiến xây dựng nhiều nhà thờ các chi họ, như: Nhà thờ Hưng Khánh, Triệu Khánh, Đốc Khánh, Hiển Khánh, Tụ Khánh.(Ghi trong “Nhi tôn tất độc”)

Đối với con cháu, không phân biệt nội, ngoại, hay thuộc chi nào, Cụ đều nghiêm khắc dạy bảo, nhưng cũng rộng lòng cưu mang giúp đỡ trong điều kiện có thể và phù hợp với thời thế. Nhà 17 Ngõ Gạch Hà Nội của Cụ thời bấy giờ đã trở thành như 1 ký túc xá miễn phí cho các cháu: Đoàn Quỳ, sau thành 1 phó kỹ sư công chính; Đoàn Ân sau thành phán sự quan thuế; Nguyễn Dụ sau thành phó kỹ sư công chính; Nguyễn Tuyển sau thành Thấm phán; Đoàn Lãm có nhiều con nhỏ lại nghèo, Cụ đã cho xuống Bình Giang làm ruộng làm kế sinh nhai trong mấy chục năm.

Cụ không chỉ chăm lo học hành cho những người con có trí, mà còn cho cả ruộng nương, nhà cửa để từng con lập nghiệp; rồi chọn vợ, gả chồng với những nhà có nền nếp gia giáo, không câu nệ “môn đăng hộ đối” cũ kỹ xưa, nên nhiều người đã thành đạt, như ông Đoàn Kỳ (Ông Tú), Đoàn Ký (Ông Giáo), Đoàn Thêm, Đoàn Hựu. Ông Đoàn Hựu sau trở thành một trong 7 cán bộ đầu tiên của Bộ ngoại giao nước VN DC CH.

“Hỏi lòng tự thấy không nghi ngại”

Tâm sự của Cụ được thể hiện trong Bài minh khắc trước mộ phần, có câu (tạm dịch):

“ Đời người trăm năm biết đến ngày nào ta hết trách nhiệm”

Cụ đã tổng kết cuộc đời trong đôi câu đối trước lăng mộ:

Vấn tâm tự khả vô nghi trủng

Định luận hà tu hậu cái quan

Nghĩa là:

Hỏi lòng tự thấy không nghi ngại

Định luận chờ gì đậy cái quan.

Và:

Nào ai chin suối xương không nát

Có lẽ trăm năm miệng vẫn còn.

Cụ mất ngày 12 tháng 7 năm Kỷ Mùi (tức ngày15/8/1919) tại quê nhà, hưởng thọ 66 tuổi.

Đánh giá cuộc đời Cụ, Vua Khải Định đã có sắc phong ngày 19 tháng 7 năm Kỷ Mùi (tức sau 7 ngày Cụ mất), do quan Đại thần triều đình rước về làng, làm lễ trao cho con cháu Cụ. Sắc phong có đoạn viết:

“Nhớ thần, Đoàn Triển, nguyên là Thái tử Thiếu bảo, Hiệp tá Đại học sĩ, lính Nam Định tổng đốc Trí sự, Lãnh Chung anh, Nhĩ hà mẫn tú, Hiền thư. Sớm theo đường quan lộ, thủ tiết phò vua giúp nước. Trải qua bao nỗi gian lao, không quản xông pha nguy hiểm. Bao năm với công việc quan, đứng đầu tỉnh Nam Định, Người đã quên ăn, quên mặc, tận tụy hết mình. Thật là bậc anh tuấn, kỳ tài của dân của nước.

Nhớ lúc trẫm ngao du sơn thủy, xem xét dân tình, gặp Người thì tóc đã điểm sương, trông Người già lắm. Tổ quốc giờ đây được người hết lòng yêu nước, đem tài đức phục vụ nhân dân; ví như vì sao sáng trong đêm trường u tịch !

Trẫm nghĩ: Người là bậc lương đống của Triều đình, làm gương cho trăm họ, nay trẫm phong tặng tước lộc cho Người. Bố cáo cho con hiền, cháu thảo của Người được biết, theo đấy mà noi gương, và muôn dân trăm họ đó đây đều biết đến.

Danh thơm bốn bể, tài đức song toàn, như báu vật tuyệt vời của đất nước !

Thiên thu quần chúng còn nhớ mãi, bia miệng sử sách còn ghi.

Nay sắc phong. Hãy tuân theo !

Hoàng Triều Khải Định năm thứ tư,

Ngày 19 tháng 7 năm Kỷ Mùi”

Kỷ niệm 160 năm ngày sinh (1854 - 2014), 95 năm ngày mất (1919 - 2014) của Cụ Mai Viên Đoàn Triển, và 100 năm thành lập Sinh phần (1914 - 2014), xin ôn lại những nét chính trong Thân thế sự nghiệp đóng góp của Cụ đối với đất nước, quê hương, dòng tộc.

“Ôi ! Người ban ơn chẳng cần báo đáp mà người chịu ơn không thể quên, Thiên lý ở tại lòng người vốn không thể mất, bèn ghi chép sơ lược, dựng bia ở ngoài Sinh phần của ông để làm kỷ niệm cho ngày sau, và lại cũng để cho người đời sau trông vào” (Cử nhân Ngô Giáp Đậu, người Tả Thanh Oai viết trên “Bia kỷ niệm” năm 1914, hiện đặt trong Sinh phần).

Cụ Mai Viên Đoàn Triển thuộc đời thứ 12 họ Đoàn Hữu Thanh Oai, là tấm gương sáng về “Nghĩa nặng tình sâu”. Hậu duệ của Cụ đã tiếp nối truyền thống xưa, như đời 14 (cháu nội) có ông Đoàn Hữu Sử là dược sĩ cao cấp, ông Đoàn Đà là cán bộ tiền thân của binh chủng phòng không quân đội nhân dân Việt Nam. Hai ông đã từng dẫn dắt nhiều thanh thiếu niên trong làng tham gia từ ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều người đã trưởng thành. Đến đời 15 (chắt nội) ngày nay đã có 2 Tiến sĩ, 1 Thiếu tướng, …

36.Đoàn Thụy Liên:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thi đỗ thứ 12/56 người tại Hà Nam, khoa thi năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887).

37. Đoàn Danh Chấn:

Ngưười xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, thi đỗ thứ 29/56 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887).

38.Đoàn Tấn:

Người xã Xối Thượng, tỉnh Nam Định, đỗ thứ 20/56 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi Năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887).

39.Đoàn Tùy:

Người xã Phú Môn, huyện Phú Vang, Thừa Thiên, khoa thi Năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891).

40.Đoàn Khởi:

Người xã Ngọc Sa, tỉnh Quảng Nam, thi đỗ thứ 23/27 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi Năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891).

41.Đoàn Văn San:

Người xã Đức Nhuận, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, khoa thi năm Tân Mão, Thành Thái Thứ 3 (1891).

42. Đoàn Thúc Vĩ Ấm Sinh,

Người huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đỗ thứ 14/19 người (năm 27 tuổi), tại trường thi Bình Định, khoa thi Năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894).

43. Đoàn Thụy Giáp:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Năm 35 tuổi thi đỗ thứ 12/60 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi Năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894). Con cụ Đoàn Mậu.

44. Đoàn Văn Huy:

Người xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 37 tuổi thi đỗ thứ 16/60 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894).

45. Đoàn Tử Quang:

Quê xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (nay xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ), 82 tuổi thi đỗ thứ 29/30 người tại trường thi Nghệ An, khoa thi năm Canh Tý, Thành Thái thứ 12 (1900), được coi là sự kiện hiếm có trong lịch sử thi cử Việt Nam. Được bổ chức Huấn đạo huyện Hương Sơn.

46. Đoàn Tố:

Người xã Mỹ Đức, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định, thi đỗ thứ 12/18 người tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Quý Mão, Thành Thái thứ 15 (1903).

47. Đoàn Ngưng:

Người xã Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 38 tuổi thi đỗ thứ 6/60 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906).

48. Đoàn Như Chương:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, 28 tuổi thi đỗ thứ 24/50 người tại trường thi Hà Nội, khoa thi năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906).

49. Đoàn Vỹ:

Người Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội (con cháu cụ Đoàn Triển), 26 tuổi đỗ thứ 35/50 người tại trường Hà Nam, khoa thi năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906).

50. Đoàn Quân:

Người xã Đô Quan, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 21 tuổi đỗ thứ 27/30 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Nhâm Tý, Duy Tân thứ 6 (1912).

51. Đoàn Đạm:

Người xã Liễu Đôi, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, 25 tuổi đỗ thứ 29/30 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Nhâm Tý. Duy Tân thứ 6 (1912).

52. Đoàn Đình Chi:

Người xã Đào Lãng, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, 24 tuổi đỗ thứ 24/32 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Ất Mão, Duy Tân thứ 9 (1915). Được bổ làm Tri huyện Bình Khê. Cha ông Chi là Đoàn Đình Duyệt, thượng thư Bộ công, Hiệp tá Đại học sĩ Ninh lãng Nam, em là Đoàn Đình Phương, Cử nhân khoa Mậu Ngọ (1918).

53. Đoàn Thăng:

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, 24 tuổi thi đỗ thứ 21/40 người tại trường thi Hà Nội - Nam Ninh (thi chung), khoa thi năm Ất Mão, Duy Tân thứ 9 (1915).

54. Đoàn Đình Phương:

Người xã Đào Lãng, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, 29 tuổi thi đỗ thứ 9/29 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Mậu Ngọ. Khải Định thứ 3 (1918). Ông là em ruột của Đoàn Đình Chi.

*Tài liệu trên đây là trích lục trong quyển " Quốc triều Hương khoa lục" của cử nhân Nho học Cao Xuân Dục. Được dịch ra Quốc Ngữ - NXB thành phố Hồ Chí Minh ấn hành 1993, có bổ sung về vài điểm về công việc và chức tước của một số vị, tham khảo trong sách " Các nhà khoa bảng Việt Nam" của Ngô Đức Thọ - NXB văn học 1993 và "Sách sứ thần Việt Nam" NXB văn hóa thông tin năm 1996.....

13.HỌ ĐOÀN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN: TỪ CUỘC ĐẤU TRANH ĐƯA ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 THÀNH CÔNG ĐẾN NAY.

Họ đậu chiếm bao nhiêu phần trăm?

Đây là họ thực vật có hoa lớn thứ ba, sau họ Phong lan và họ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài. Các loài đa dạng tập trung nhiều trong các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và phân họ Đậu (Faboideae), và chúng chiếm khoảng 9,4% trong tổng số loài thực vật hai lá mầm thật sự.

Họ phần chiếm bao nhiêu phần trăm?

Các họ phổ biến của người Việt.

Họ Dương chiếm bao nhiêu phần trăm?

Họ Dương chiếm hơn 1% dân số là một trong 14 họ lớn làm nên dân tộc Việt Nam. Theo nghiên cứu về địa chất học thì xa xưa nước biển thấp hơn bây giờ hàng trăm mét.

Có bao nhiêu họ Đỗ?

Ngày nay, họ Đỗ (Đậu) đã có trên 8 triệu người, chiếm gần 1/10 dân số Việt Nam. Xưa và nay đã có hàng nghìn đại khoa, tiến sĩ, nhân vật lịch sử, tướng lĩnh đất Việt mà sách “Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đã ghi danh lưu truyền cho hậu thế./.