Hoa có cả nhị và nhụy là hoa gì

Ở các hoa khác nhau có bộ phận sinh sản khác nhau. Hoa có bộ phận sinh sản gồm cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính. Hoa có bộ phận sinh sản chỉ gồm nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính: hoa đực là những hoa chỉ có nhị, hoa cái chỉ có nhụy: hoa bí, mướp...

Trắc nghiệm: Hoa đực là những hoa có gì?

A. Có cả nhị và nhụy

B. Không có cả nhị và nhụy

C. Chỉ có nhụy

D. Chỉ có nhị

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Chỉ có nhị

Hoa đực là những hoa chỉ có nhị

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Ở các hoa khác nhau có bộ phận sinh sản khác nhau.

+ Hoa có bộ phận sinh sản gồm cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính.

+ Hoa có bộ phận sinh sản chỉ gồm nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính: hoa đực là những hoa chỉ có nhị, hoa cái chỉ có nhụy: hoa bí, mướp...

Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi “Hoa đực là những hoa có gì?”

1. Cơ quan sinh dưỡng của cây

- Rễ : hút nước và chất khoáng nuôi cây, bám vào giá thể (đất,...) để neo giữ cây.

- Thân ,cành: vận chuyển nước, chất khoáng từ rễ lên, vận chuyển chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá, các hoocmon thực vật đi đến các bộ phận khác, là cột trụ giữ dáng cho cây.

- Lá: quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, thoát hơi nước để tạo động lực hút nước, trao đổi CO2, O2 để quang hợp và hô hấp.

2. Cơ quan sinh sản của cây

- Hoa: Có tràng, đài, nhị, nhụy, có chức năng về mặt sinh sản (thụ phấn, thụ tinh và tạo quả)

- Quả: Có hạt nằm trong thịt quả, có chức năng về mặt sinh sản (duy trì nòi giống)

- Hạt: Gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ, có chức năng về mặt sinh sản (duy trì nòi giống)

3. Tìm hiểu khái quát về hoa

- Hoa hay bông là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ các cây hoa khác nhau) hoặc cho phép tự thụ phấn (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ cùng một hoa). Hoa tạo ra quả và hạt. Nhiều hoa đã tiến hóa để hấp dẫn đối với động vật, nhằm mục đích nhờ động vật giúp đỡ việc chuyển giao hạt phấn. Hoa có hai loại cơ bản là hoa đơn tính (chỉ có nhụy hoặc nhị) và hoa lưỡng tính (có cả nhị và nhụy).

Hoa có cả nhị và nhụy là hoa gì

- Cấu tạo đầy đủ lý tưởng của hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh hoa), bộ nhị và bộ nhụy.

- Ngoài chức năng chứa cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, hoa còn được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn, dược liệu.

4. Quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả

- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

– Hình thành hạt:

+ Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển.

+ Có hai loại hạt : hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm)

– Hình thành quả :

+ Quả là do bầu nhụy phát triển thành. Bầu nhụy dày lên, chuyên hóa như một túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.

+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.

5. Sự nảy mầm của hạt

a. Khái niệm sự nảy mầm

Sự nảy mầm là quá trình mà qua đó một cây phát triển từ một hạt giống. Có thể hiểu theo nghĩa chung sự nảy mầm là bất kỳ thứ gì trở nên lớn hơn từ một thực thể nhỏ hay một phần cơ thể sống.

b. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

– Chất lượng hạt giống

Đây là điều kiện quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt nảy mầm cao hay thấp, ngoài ra quá trình chọn hạt giống cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng.

Hạt có chất lượng tốt là hạt được chọn lựa kỹ, bảo quản trong điều kiện tốt giúp hạt không bị sâu bệnh, nấm mốc… Nếu hạt bảo quản trong điều kiện có độ ẩm quá cao hoặc quá thấp thì tỉ lệ hạt cây nảy mầm rất thấp.

– Điều kiện nhiệt độ

Tất cả các loại hạt đều có khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự nảy mầm. Nhiệt độ tối thiểu là nhiệt độ thấp nhất mà hạt có thể nảy mầm hiệu quả. Nhiệt độ tối đa là nhiệt độ cao nhất mà hạt có thể nảy mầm.

Bất cứ điều kiện nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ giới hạn của loại hạt giống đó đều có thể làm hỏng hạt hoặc khiến chúng rơi vào trạng thái ngủ đông. Ở nhiệt độ tối ưu, sự nảy mầm nhanh chóng và đồng đều.

– Độ ẩm

Tất cả các loại hạt đều cần độ ẩm thích hợp để bắt đầu các quá trình bên trong dẫn đến hiện tượng nảy mầm. Độ ẩm của đất phụ thuộc vào loại đất đó là đất gì? có độ tơi xốp không? nhiệt độ, ánh sáng và lượng nước cũng ảnh hưởng đến độ ẩm của đất và tác động trực tiếp đến quá trình nảy mầm của hạt.

– Không khí ( oxi)

Tương tự như các loài động vật, cây cũng hô hấp và hạt muốn nảy mầm cũng cần điều kiện oxi đầy đủ. Chúng cần oxy và tạo ra carbon dioxide (CO2). Carbon dioxide này cần để có thể di chuyển khỏi hạt. Nếu đất hoặc giá thể không được thông khí tốt do bị ngập úng hoặc nén chặt, CO2 sẽ không phân tán và hạt giống có thể bị chết ngạt.

– Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt khác

Ngoài 4 yếu tố chính trên, một số yếu tố sau cũng tác động ít hoặc nhiều đến sự nảy mầm gồm:

– Ánh sáng

Lượng nước quá nhiều hoặc quá ít

Gieo hạt đúng mùa vụ

>>> Xem thêm: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất