Hoàn thiện định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Toán

1. Về phương pháp giáo dục

Show

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

2. Về đánh giá kết quả giáo dục

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập. Học sinh hoàn thành chương trình Tiếng dân tộc thiểu số được cấp Chứng chỉ Tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.

Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình.

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.

Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục, hỗ trợ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới”./.

                                                       BBT

(Nguồn: Trích tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).

Từ VLOS

LỜI GIỚI THIỆU

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đồi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục ỉổi truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yểu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG), thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tồ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.

Nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trung học về nhận thức và kĩ thuật biên soạn câu hỏi/bài tập để KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển Giáo dục Trung học tổ chức biên soạn tài liệu: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh để phục vụ trong đợt tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học.

Tài liệu biên soạn gồm bốn phần:

  • Phần thứ nhất: ĐÔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
  • Phần thứ hai: DẠY HỌC TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
  • Phần thứ ba: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
  • Phần thứ tư: TỔ CHỨC THựC HIỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Tài liệu có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan đến đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG của các tác giả trong và ngoài nước và các nguồn thông tin quản lí của Bộ và các Sở GDĐT.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các học viên để nhỏm biên soạn hoàn thiện tài liệu sau đợt tập huấn.

Trân trọng!

Nhóm biên soạn tài liệu

Danh mục những từ và cụm từ viết tắt[sửa]

Viết tắt Ý nghĩa
CNTT Công nghệ thông tin
CT Chương trình
CTGD Chương trình giáo dục
CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông
ĐG Đánh giá
GDĐT Giáo dục và Đào tạo
GDPT Giáo dục phổ thông
GV Giáo viên
HS Học sinh
KQHT Kết quả học tập
KT, KN Kiến thức, kĩ năng
KTĐG Kiểm tra, đánh giá
NL Năng lực
PPDH Phương pháp dạy học
PT Phổ thông
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNKQ Trắc nghiệm khách quan

Phần thứ nhất: Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực[sửa]

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.

I. Vài nét về thực trạng dạy học ở trường trung học phổ thông[sửa]

II. Đổi mới các yêu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông[sửa]

III. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học[sửa]

IV. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh[sửa]

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

Phần thứ hai: Dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học[sửa]

Nhìn chung, dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển NL người học đến nay đang còn là vấn đề mới, đang thảo luận và còn chưa có những nghiên cứu sâu, đủ để có thể làm sáng tỏ về vấn đề nàỵ.

Sơ bộ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về dạy học theo định hướng phát triển NL người học, xin xem trong Phụ lục 1

Để giúp GV tiếp cận vấn đề, trong khuôn khổ của lần tập huấn này, dưới đây chúng tôi xin trình bày một số nội dung cơ bản, liên quan.

1. Xác định các năng lực chung, cốt lõi và chuyên biệt của môn toán

Xem chi tiết: Xác định các năng lực chung, cốt lõi và chuyên biệt của môn toán

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới hình thành và phát triển năng lực người học

Xem chi tiết: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực

3. Bài học minh họa (theo chủ đề)

Minh họa về bài học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học xin xem trong Phụ lục 2.

Phần thứ ba: Kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực[sửa]

KT, ĐG KQHT của HS ở nước ta theo định hướng hình thành và phát triển NL người học đến nay còn là vấn đề mới, đang bàn thảo và chưa có nhiều kết quá nghiên cứu sâu, đủ để có thể làm sáng tỏ. Vì thế, ở đây chúng tôi chỉ có thể trình bày sơ bộ về một số điểm chính yếu liên quan đến chủ đề này.

1. Giới thiệu khái niệm, mục tiêu, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực[sửa]

2. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập gắn với đời sống thực tiễn[sửa]

3. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành[sửa]

4. Xây dựng đề kiểm tra minh hoạ[sửa]

Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện tại địa phương[sửa]

1. Nội dung triển khai thực hiện tại địa phương

2. Hướng dẫn sử dụng diễn đàn vể đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phảt triển năng lực

Phụ lục[sửa]

Tài liệu tham khảo[sửa]

Nguồn[sửa]

  • Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh; môn Toán cấp trung học phổ thông; Vụ giáo dục trung học; 2014

Xem thêm[sửa]

Xem thêm liên kết đến trang này.