Học online như thế nào cho hiệu quả

Nhảy đến nội dung

Thầy giáo mách cách học online hiệu quả

Thứ Bảy, 06:00, 04/09/2021

Trao đổi với VOV.VN, Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hòa, TP.HCM cho rằng, học trực tuyến là giải pháp tình thế trong mùa dịch bệnh, để học trực tuyến có hiệu quả, cần sự phối hợp của cả nhà trường và gia đình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh. Quan trọng hơn hết, bản thân mỗi em cần có ý thức tự giác và kế hoạch học online phù hợp.

Học online như thế nào cho hiệu quả

Học sinh nhiều tỉnh, thành trên cả nước phải học online do dịch bệnh.

Giữ kỷ luật

Đưa ra lời khuyên cho học sinh, thầy Phan Thế Hoài cho rằng, môi trường ở nhà không giống như không gian trong trường học, nhưng nhiệm vụ của học sinh vẫn phải học. Vì đang ở nhà nên nhiều khả năng các em dễ bị sao nhãng, bởi vậy, sự tập trung để đi đúng hướng là điều vô cùng quan trọng.

“Để tập trung vào việc học, các em hãy dành một không gian học tập phù hợp và tạo thời gian biểu cụ thể giống như khi học trực tiếp. Các em có thể lên thời gian biểu rõ ràng cho từng ngày, hãy dành tất cả thời gian tham gia lớp học online, ghi chép bài vở đẩy đủ.

Ngoài ra, tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận online sẽ giúp học sinh cập nhật nội dung học tập, bài tập. Hãy xem khối lượng bài vở trong tuần thế nào và chia nhỏ thành từng phần để hoàn thành trong ngày”, thầy Hoài lưu ý.

Bên cạnh đó, thầy Phan Thế Hoài cũng cho rằng, khi không thể học trực tiếp, học sinh vẫn hoàn toàn có thể tương tác với thầy cô và các bạn qua video call, email hay các trang mạng xã hội để thảo luận bài vở. Điều quan trọng là cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, viết ra trước những điều muốn nói, muốn chia sẻ để giao tiếp được suôn sẻ. Đặc biệt, khi học ở nhà, các em cũng cần tránh tình trạng vừa học vừa xem facebook, nhắn tin, tránh sao nhãng bài giảng.

Hãy linh hoạt và quản lý thời gian khôn ngoan

Thầy Phan Thế Hoài cũng thừa nhận, khi học online khó tránh khỏi những sự cố về đường truyền, mạng internet, khi đó, học sinh cần phải thông báo ngay lập tức nếu mất kết nối internet, hoặc gặp khó khăn khi truy cập. Bên cạnh đó, các em cũng cần có một kế hoạch dự phòng, đó là tải tài liệu để có thể truy cập ngoại tuyến. Học sinh cần lưu lại địa chỉ e-mail, số điện thoại của giáo viên phòng khi việc học bị gián đoạn. Ngoài các tài liệu online do giáo viên cung cấp, các em cũng cần chủ động tìm hiểu những tài liệu học tập khác trên mạng.

Khi tham gia học tập online, thảo luận nhóm là rất quan trọng, mỗi học sinh cần có ý thức chủ động, đóng góp vào các hoạt động nhóm. Trong trường hợp những nhiệm vụ học tập được giao chưa phù hợp với bản thân, học sinh cũng cần mạnh dạn nêu ý kiến với giáo viên.

Để học online hiệu quả, thầy Phan Thế Hoài cũng gợi ý, học sinh có thể sử dụng một số ứng dụng và công cụ trực tuyến có thể quản lý thời gian phù hợp với bản thân hơn.

Biết cảm thông, chia sẻ

“Khi học trực tuyến, các em có thể gặp nhiều thứ không suôn sẻ từ thiết bị, bài giảng, phương pháp giảng dạy của giáo viên, hãy nhớ rằng, thầy cô cũng đã cố gắng hết sức có thể, để có thể dạy trong 45-90 phút, có khi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng trong nhiều ngày, và chắc chắn thầy cô cũng có gặp những khó khăn nhất định. Bởi vậy các em cũng cần cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Để giải tỏa những căng thẳng, các em có thể trò chuyện cùng cha mẹ, người thân hoặc bạn bè về những thuận lợi, khó khăn khi học online. Khi học, cũng nên nói với mọi người xung quanh để tránh bị làm phiền, ảnh hưởng bài học”, thầy Hoài nói.

Giáo viên này cũng cho rằng, việc dành cả ngày cho máy tính sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cơ thể và não bộ. Thay vì ngồi học nhiều giờ liền, học sinh nên chia nhỏ thời gian, sau 1 giờ học nên đứng dậy vươn vai, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn nhẹ hoặc làm bất cứ điều gì mình muốn để thư giãn, nạp thêm năng lượng cho cơ thể.

“Học trực tuyến, các em sẽ không được gặp thầy cô, bạn bè, nhưng hãy giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên và các bạn trong lớp. Việc chia sẻ, giao tiếp nhiều hơn sẽ giúp các em có tinh thần thoải mái hơn, tăng thêm sự gắn kết và gần gũi”, thầy Phan Thế Hoài nhắn nhủ học sinh./.

Học online như thế nào cho hiệu quả

VOV.VN - Hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021 - 2022 đều chung lo lắng khi con học online từ sáng đến chiều, thời khoá biểu kín tuần.

Học online như thế nào cho hiệu quả

VOV.VN - Hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021 - 2022 đều chung lo lắng khi con học online từ sáng đến chiều, thời khoá biểu kín tuần.

Học online như thế nào cho hiệu quả

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có phương án học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, áp dụng cho các bậc Tiểu học, THCS, THPT.

Học online như thế nào cho hiệu quả

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có phương án học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, áp dụng cho các bậc Tiểu học, THCS, THPT.

Học online như thế nào cho hiệu quả

VOV.VN -Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới.

Học online như thế nào cho hiệu quả

VOV.VN -Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới.

Dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều trường phải chuyển sang dạy học online. Không ít học sinh than phiền nhàm chán, buồn ngủ... Tuy nhiên, có thể các em chưa biết học đúng cách. Các em phải chủ động nhập cuộc, thay đổi thói quen học tập thì mới có thể mang lại hiệu quả.

Thứ nhất, học sinh cần thay đổi thói quen về giờ giấc. Trải qua thời gian nghỉ hè, nghỉ dịch dài ngày, nhiều em thay đổi thời gian sinh hoạt, chẳng hạn, thói quen thức khuya, dậy muộn, ngủ nướng. Bây giờ các em hãy tập cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ 8 tiếng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe học tập.

Thứ hai, học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập, quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa. Nếu chưa có sách, có thể tải file PDF trên mạng Internet, hiện đã có đầy đủ. Tránh trường hợp vào tiết học phải đi lấy cái này cái kia, vừa mất thời gian, vừa bỏ dở bài giảng không đáng có. Các em cần đặt báo thức đầy đủ vào các buổi học để không bị trễ giờ.

Thứ ba, học sinh chủ động đọc bài, soạn bài trước mỗi tiết học, buổi học. Học sinh các cấp phải học hàng chục môn, nhiều phạm vi kiến thức mới chưa được tiếp cận. Vậy nên, các em cần đọc trước các bài mới để nắm những nội dung chính. Sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học xem mình hiểu được bao nhiêu. Chuẩn bị bài chu đáo giúp bản thân tiếp thu bài nhanh, hiểu sâu, tạo hứng thú trong học tập.

Thứ tư, học sinh nên ăn mặc tươm tất, gọn gàng để tạo cảm giác như tiết học bình thường trên lớp. Hãy chọn cho mình không gian yên tĩnh suốt buổi học. Chú ý tắt một số tính năng trên thiết bị học tập như Zalo, Facebook, tắt chuông điện thoại, tránh sao nhãng học tập, bỏ lỡ nhiều nội dung của bài giảng. Chưa kể, giáo viên có thể giao bài tập cho tiết học sau, nếu bỏ sót sẽ bị dồn bài, học rất mệt, kém hiệu quả.

Thứ năm, học sinh cần chủ động tương tác trong học tập. Hiện nay, hầu hết các phần mềm dạy học online đều có những tính năng giúp học sinh thảo luận nhóm và trao đổi với giáo viên. Các em hãy nghiêm túc làm bài tập nhóm, trả lời câu hỏi hay thuyết trình khi được giáo viên yêu cầu. Việc làm này giúp tiết học không còn nhàm chán, buồn ngủ, nặng nề. Trong và sau tiết học, nếu chỗ nào chưa hiểu, học sinh có thể nhờ giáo viên giảng lại để nắm bài kĩ hơn.

Thứ sáu, TS Ellie Phương D. Nguyễn (Đại học bang Oklahoma, Stillwater, Mỹ) cho biết, ngay khi vừa nghe xong bài giảng online, học sinh dành khoảng 10-15 phút tóm tắt lại nội dung chính của bài học. Như vậy, học sinh có hai lần ghi nhớ kiến thức, lần thứ nhất nghe giảng và lần thứ 2 là củng cố. Làm được như thế, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức bài học, cô động thông tin, dễ hiểu dễ nhớ.

Thứ bảy, học sinh cần tạo nhóm học tập sau thời gian học online. Các em hãy thành lập cho mình một nhóm khoảng vài ba thành viên, dựa trên thói quen, sở thích và cùng mục tiêu chí hướng. Có chuyện gì cần bàn bạc, các thành viên sẽ lên một ứng dụng để thảo luận ngay. Cần lưu ý, học sinh làm việc với nhau, cần tương tác qua lại thường xuyên, phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng, và quy tắc ràng buộc.

Cần nhớ rằng, phương pháp học trực tiếp hay online đều có những ưu khuyết nhất định. Ở đâu cũng có thể học hiệu quả, quan trọng nhất là học sinh phải biết cách tự học. Tự học là kĩ năng tự lập nghiên cứu, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. 

Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh COVID-19, học sinh cần phát huy khả năng tự học nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ mang lại cho bản thân người học nhớ lâu hơn về kiến thức. Ngoài ra, thuận lợi của việc tự học còn giúp các em linh động trong thời gian học, dễ dàng lựa chọn địa điểm để học, phân chia thời gian học phù hợp với bản thân.

Phan Thế Hoài (giáo viên)