Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu

Hỏi: Em hiện nay đang là sinh viên năm 2, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, cuối năm 3 em sẽ bắt đầu đi thực tập. Em rất thắc mắc và chưa có định hướng cụ thể là tương lai sau khi em ra trường sẽ thực tập và làm việc ở đâu ạ?

Em chào anh, em hiện nay đang là sinh viên năm 2 của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng, khoa Tài chính, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp ạ. Khoa tụi em là sẽ học những môn chuyên ngành chính chủ yếu vào năm 3 và cuối năm 3 sẽ bắt đầu đi thực tập, em thấy các anh chị trong khoa tụi em toàn thực tập tại các ngân hàng. Mà theo trong quá trình em học môn Nhập môn kinh doanh thì có làm một bài thuyết trình về nghề nghiệp chuyên ngành của tụi em sau khi ra trường là làm ở các công ty tài chính.

Em rất thắc mắc và chưa có định hướng cụ thể là tương lai sau khi em ra trường sẽ thực tập và làm việc ở đâu ạ? Và anh cho em hỏi một chút là đối với chuyên ngành của tụi em thì bằng giỏi ra trường quan trong hơn hay là tiếng anh quan trọng hơn ạ? Lời văn của em hơi lủng củng anh thông cảm nhaaa :3. Mong sớm nhận được câu trả lời từ anh, em cảm ơn anh nhiều ạaaaaa <3

Đáp: Ngành Tài chính Doanh nghiệp thì em có thể thực tập và làm việc ở phòng Tài chính Kế toán của tất cả công ty. Hoặc em có thể vào làm ở các doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm, Công ty Tài chính, Công ty Chứng khoán, Quỹ đầu tư,…

Chào em, ngành Tài chính Doanh nghiệp thì em có thể thực tập và làm việc ở phòng Tài chính Kế toán của tất cả công ty. Hoặc em có thể vào làm ở các doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm, Công ty Tài chính, Công ty Chứng khoán, Quỹ đầu tư,… Nói chung là cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở và mức lương trong ngành này cũng cực kỳ hấp dẫn nếu em thực sự giỏi, mà thông thường anh thấy ai học Tài chính cũng giỏi cả, hồi xưa ở trường anh thì phải điểm cao mới vào được ngành đó.

Với ngành Tài chính thì các công việc mà sau này em có thể làm chính là Chuyên viên quản trị tài chính, Chuyên viên tư vấn tài chính, Chuyên viên định giá tài sản, Chuyên viên phân tích rủi ro, Chuyên viên tư vấn đầu tư,… những vị trí nghe tên rất sang đúng không? Nhưng tất nhiên đòi hỏi kiến thức chuyên ngành của em phải cực kỳ vững đấy nhé. Nhiều bạn muốn có công việc tốt sau khi ra trường còn phải học thêm các chứng chỉ quốc tế, chẳng hạn như CFA, để mình vừa có thêm kiến thức, lại vừa có chứng chỉ mang tầm quốc tế nữa.

>> 5 việc sinh viên cần hoàn thành trước khi ra trường?

À, vậy là anh trả lời luôn câu hỏi của em rồi đó, theo anh thì với ngành của em thì bằng giỏi khi ra trường sẽ quan trọng hơn Tiếng Anh nha. Nếu bắt buộc phải chọn thì anh sẽ chọn vậy, vì bằng giỏi thì đồng nghĩa với em đã vững kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, em cũng nên có Tiếng Anh, không cần quá giỏi, đủ dùng là được, vì nếu em muốn học chứng chỉ CFA thì em phải học và thi bằng Tiếng Anh đó. Chưa kể sau này nếu em muốn làm việc với các khách hàng, đối tác nước ngoài hoặc làm trong các tập đoàn đa quốc gia thì biết Tiếng Anh cũng là một lợi thế. Hy vọng câu trả lời của anh hữu ích với em nha.

>> Ngành Tài chính Ngân hàng có cần thông minh, nhanh nhạy không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe https://bit.ly/TTVD-HoiDap


👍🏻 Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
👥 Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
👥 Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
👤 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Hoàng Khôi Phạm

- Thủ khoa đầu ra ngành Marketing - Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) - Tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình 8.45 - 8/8 học kỳ đều nhận được học bổng của trường - Sáng lập ra trang Tự tin vào đời, chia sẻ những kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.

Mơ ước của tất cả thí sinh học ngành tài chính ngân hàng là được làm việc tại ngân hàng mình mong muốn. Vậy có những vị trí nào có thể thực tập?

Nội dung chính [Ẩn]

  • Sinh viên tài chính ngân hàng thực tập ngân hàng là làm gì?
    • Sinh viên tài chính ngân hàng thực tập tại ngân hàng ở những vị trí nào?

Những trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng tại Nam Định

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu
10 vị trí thực tập phổ biến nhất cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng

Thực tập ngân hàng là quá trình học việc mà trong đó, bạn sẽ được hướng dẫn, đào tạo và tiếp xúc một phần với các nghiệp vụ tại ngân hàng. Chương trình thực tập tại ngân hàng hiện nay thường diễn ra trong vòng ít nhất là 3 tháng. Khối lượng công việc thực tập không nhiều như nhân viên chính thức khác và chủ yếu làm quen công việc là chính. Mức lương thấp, chỉ phụ cấp một khoản nhỏ hoặc thậm chí nhiều nơi không có phụ cấp còn được biết đến với cụm từ: “thực tập không lương”.

Mỗi năm, các ngân hàng lớn nhỏ đều sẽ có "suất" thực tập dành cho sinh viên các khối ngành tài chính - ngân hàng và các khối ngành kinh tế liên quan để tạo điều kiện cho các bạn học hỏi, gia nhập ngành. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn tuyển dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau, nhu cầu thực tập cho các vị trí cũng không giống nhau nhưng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong các ngân hàng đều rất cao.

Sinh viên tài chính ngân hàng thực tập tại ngân hàng ở những vị trí nào?

Giao dịch viên

Có thể nói, vai trò phổ biến nhất trong số các công việc ngân hàng là giao dịch viên. Một lưu ý là vị trí giao dịch viên, cho dù chỉ là thực tập sinh thì cũng thường có yêu cầu về ngoại hình của ứng viên. Thực tập ngân hàng trong vị trí giao dịch viên, bạn sẽ quen với các nghiệp vụ như: Thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt hoặc không cần tiền mặt với khách hàng, chào đón khách hàng, giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ làm thẻ, hồ sơ, đổi tiền, quản lý tiền mặt tại cây ATM, đảm bảo chất lượng các dịch vụ khi giao dịch với khách hàng…

Nhân viên kinh doanh tại ngân hàng

Nhân viên doanh là vị trí không thể thiếu ở ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng để “bán” các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tư vấn mở tài khoản, giải đáp các thắc mắc về các gói sản phẩm, chăm sóc khách hàng, báo cáo công việc cho cấp trên.

Công việc của một nhân viên kinh doanh đòi hỏi tính kiên nhẫn cao và cần nhiều kĩ năng mềm như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, kĩ năng giải quyết vấn đề… Để phát triển bản thân ở vị trí này đòi hỏi ứng viên phải có tính kỉ luật và chịu áp lực cao bởi nhân viên kinh doanh thường sống bằng hoa hồng chứ không phải lương cứng.

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu
Nhân viên kinh doanh tại ngân hàng

Nhân viên tín dụng ngân hàng

Nhân viên tín dụng còn được hiểu đơn giản là nhân viên cho vay. Đây là vị trí tuyển thực tập sinh nhiều nhất tại các ngân hàng thương mại. Thực tập trong vị trí nhân viên tín dụng có tính thách thức cao, qua đó nếu có năng lực, bạn sẽ thể hiện bản thân được rất nhiều.

Nhiệm vụ chính gồm có: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn, tìm hiểu thông tin, lắng nghe khách hàng và giới thiệu các gói vay vốn phù hợp với họ, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ và thủ tục vay vốn.

Nhân viên Telesales ngân hàng

Một trong các công việc thực tập ngân hàng phổ biến khác phải kể đến là nhân viên telesales. Tưởng chừng như đơn giản chỉ bao gồm thực hiện các cuộc gọi nhưng thực chất, vị trí này lại khá áp lực và bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều: Sự am hiểu về các dịch vụ tín dụng, cho vay tín chậm, mở thẻ... của ngân hàng; tính kiên nhẫn và khả năng giữ bình tĩnh; chịu được áp lực về thời gian, KPI cũng như cách giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng.

Nhân viên tư vấn đầu tư

Nhân viên tư vấn đầu tư là một vị trí cần rất nhiều kĩ năng, nghiệp vụ của ngân hàng. Một số nghiệp vụ, kĩ năng cần có của vai trò này là nghiên cứu về các dự án đầu tư, có kiến thức chuyên môn vững chắc, tư vấn các giải pháp tài chính hợp lý cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ, giải pháp tài chính do ngân hàng cung cấp, giới thiệu về các gói cho vay...

Nhân viên thanh toán quốc tế

Trong điều kiện giao thương quốc tế quốc tế phát triển thì bộ phận thanh toán quốc tế ở ngân hàng cũng vì thế mà ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Bạn sẽ phải có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,...

Nếu thực tập ngân hàng trong vai trò này, bạn sẽ được học cách tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, giải quyết những khiếu nại và trả lời câu hỏi của khách hàng về dịch vụ, giải quyết vấn đề phát sinh trong quy trình thanh toán quốc tế, chuyển và nhận tiền từ nước ngoài...

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu
10 vị trí thực tập phổ biến nhất cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng

Tài chính ngân hàng là ngành học thu hút nhiều sinh viên

Nhân viên kiểm toán nội bộ

Vị trí nhân viên thực tập kiểm toán nội bộ thường không tuyển nhiều và phù hợp cho các bạn học kế toán - kiểm toán hơn. Nhiệm vụ của vai trò này là đánh giá nội bộ các hoạt động, giấy tờ, sổ sách trong ngân hàng; đối chiếu với quy định của Nhà nước, phát hiện sai sót, giám sát và báo cáo.

Tuy nhiên, vì thực tập sinh ngân hàng chưa có kinh nghiệm nên ít khi thực sự được tiếp cận đầy đủ với tài liệu và nghiệp vụ ở vai trò nhân viên kiểm toán nội bộ, thường chỉ là hỗ trợ nhân viên, chuyên viên chính thức và thực hiện một số phần nhỏ trong tổng thể công việc.

Nhân viên vận hành

Nhân viên vận hành là một vị trí cần khả năng đa nhiệm, quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả. Công việc chính của vị trí này là: Giám sát, điều phối hoạt động hàng ngày của ngân hàng, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất của nhân viên trong phòng ban và giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và công việc của ngân hàng diễn ra trôi chảy.

Bên cạnh đó, nhân viên vận hành cũng sẽ kiểm tra hoạt động tài chính ngân hàng, vừa hỗ trợ, điều phối nhân viên lại vừa hỗ trợ khách hàng.

Nhân viên phân tích tài chính

Công việc phân tích tài chính tại ngân hàng cần trình độ chuyên môn cao và kĩ năng công nghệ , tầm nhìn nên khi đi thực tập thì không dễ. Bạn sẽ phân tích số liệu, thông tin khách hàng, đánh giá và tìm cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng qua việc đưa ra lời khuyên cho bộ phận tiếp xúc với khách hàng; phát triển hệ thống quản trị, thông tin của ngân hàng...

Nhân viên quản lí rủi ro

Vị trí nhân viên quản lý rủi ro ở ngân hàng là rất quan trọng. Cho dù chỉ mới là thực tập ngân hàng thì bạn cũng sẽ được tham gia vào các quá trình: Phân tích, đánh giá rủi ro của các khoản đầu tư dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng và các yếu tố khách quan khác; xây dựng quy trình đánh giá rủi ro, phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro; đảm bảo các chính sách hạn chế rủi ro được thực hiện ở tất cả chi nhánh của ngân hàng...

Xem thêm: ultv.edu.vn

TheAnh

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu

Con gái có nên học ngành Tài chính - Ngân hàng không?

Tài Chính - Ngân Hàng  -  08:14 | 13/08/2022

Ngành Tài chính - Ngân hàng luôn là một trong những ngành học nhận được nhiều hồ sơ xét tuyển trong mỗi kỳ tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ còn băn khoăn liệu một ngành ‘áp lực cao’ như thế này có phù hợp với mình?

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu

Mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2022?

Tài Chính - Ngân Hàng  -  17:41 | 03/07/2022

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển. Ngành tài chính ngân hàng thu hút nguồn nhân lực trên khắp địa bàn cả nước. Vậy mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2022 là bao nhiêu?

Học tài chính doanh nghiệp nên thực tập ở đâu