Học Văn bằng 2 quản lý xây dựng

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Kỹ sư Quản lý Xây dựng
Tổ hợp môn:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • D01: Toán – Văn – Anh
  • D07: Toán – Hóa – Anh

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhưng việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt và sản xuất vẫn đang còn rất thiếu, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao có kỹ năng quản lý. Do đó, xây dựng đã trở thành lĩnh vực được khá nhiều bạn quan tâm và là ngành nghề được các bạn lựa chọn nhiều nhất.

Nếu bạn đam mê và mong muốn trở thành một người quản lý trong lĩnh vực xây dựng, ngành Quản Lý Xây Dựng là một lựa chọn mới mẻ và phù hợp. Đây là ngành học giao thoa giữa kinh tế và kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới đô thị hóa – hiện đại hóa đất nước.

Học Văn bằng 2 quản lý xây dựng

Học ngành Quản lý Xây dựng có gì thú vị?

Khi học ngành Quản lý Xây dựng, bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về quản lý dự án và đầu tư xây dựng cụ thể trên từng phương diện: tài chính, nguồn lực, quản lý tiến độ, chi phí và chất lượng dự án; kiến thức về tổ chức lao động, tổ chức giám sát và nghiệm thu công trình. Sinh viên có năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý thi công trên công trường xây dựng; tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài một mức thu nhập ổn định và các ưu đãi, tiền thưởng, bạn sẽ có cơ hội được đi nhiều nơi, làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Do đó, nghề xây dựng rất thích hợp với những bạn trẻ thích phiêu lưu, đi đây đó, thích sáng tạo và hiện thực hóa những ý tưởng của mình.

Tố chất phù hợp để học ngành Quản lý Xây dựng?

  • Kiên trì, chịu khó, có tố chất quản trị.
  • Tập trung, chính xác.
  • Sức khỏe, ham học hỏi, nắm bắt những xu hướng hiện đại.

Học ngành Quản lý Xây dựng ở đâu?

Ngành Quản lý Xây dựng hiện đang được đào tạo tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp với nhiều trình độ, chương trình khác nhau, trong đó có thể kể đến các trường đại học như: Đại học Xây dựng; Đại học Thủy lợi; Trường Đại học Văn Lang; Đại học Mở TP.HCM;…

Các bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT, trước khi xét tuyển để đạt kết quả tốt nhất nhé.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN LANG

Nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học chuyên sâu trong lĩnh vực Quản lý Xây dựng, từ năm 2018, Trường Đại học Văn Lang tổ chức đào tạo ngành Quản lý Xây dựng.
Tại Văn Lang, sinh viên ngành Quản lý Xây dựng được đào tạo và trang bị những kỹ năng chuyên ngành: phân tích và xây dựng các mô hình, các yêu cầu và giới hạn mục tiêu thiết kế ứng dụng, thông qua các phần mềm mô phỏng, mô hình hóa… Sinh viên giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng các phần mềm: thiết kế, kế toán, dự toán, quản lý dự án… ở các bài tập lớn, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.

Học Văn bằng 2 quản lý xây dựng
Đoàn sinh viên Khoa Xây dựng Trường Đại học Văn Lang đi thực tế công trình tại Cơ sở 3, phục vụ môn học Kết cấu bê tông cốt thép (2).

Điểm nổi bật của ngành Quản lý Xây dựng tại Trường Đại học Văn Lang là gì?

  • Sinh viên được trang bị kỹ năng phân tích và xây dựng các mô hình, các yêu cầu, mục tiêu thiết kế ứng dụng, thông qua các phần mềm mô phỏng, mô hình hóa… Sinh viên giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng các phần mềm: thiết kế, dự toán, quản lý dự án… ở các bài tập lớn, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.
  • Sinh viên được rèn luyện kỹ năng trình bày, giải thích những giải pháp phức tạp, thay thế, so sánh lựa chọn phương án thông qua các báo cáo seminar, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập, sinh viên có cơ hội làm việc với các cơ quan đơn vị bên ngoài xã hội để đề đạt nguyện vọng, đề xuất yêu cầu, khảo sát thu thập số liệu phục vụ công việc, rèn luyện kỹ năng thuyết phục người nghe.
  • Ở một số đồ án môn học, báo cáo thực tập môn học theo nhóm, sinh viên chủ động lựa chọn người điều hành nhóm, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường, tích cách, thói quen, môi trường sống của mỗi cá nhân trong nhóm; tự tổ chức đánh giá kết quả trong nội bộ nhóm; lựa chọn, phân công thành viên trình bày trước giảng viên và các sinh viên trong lớp những ý tưởng, giải pháp cụ thể của nhóm mình. Thông qua đó trang bị cho sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường, có khả năng phối hợp với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tin học và và các bộ phận khác trong đơn vị một cách hiệu quả.
  • Sinh viên có trình độ ngoại ngữ tương đương Toeic 420 và am hiểu kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.

Chương trình học ngành Quản lý Xây dựng đào tạo những gì?

Các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ, nghiên cứu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Các kiến thức về kỹ thuật trong xây dựng để sinh viên có khả năng thiết kế, đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp kỹ thuật – công nghệ phù hợp cho từng bộ phận cấu thành hoặc nâng cao kiến thức chuyên sâu tổng thể các bộ phận dự án.

Kỹ năng cứng:

  • Lập, phân tích, đánh giá dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; lập dự toán công trình; lập hồ sơ mời thầu xây lắp/ đấu thầu xây lắp/thi công công trình/ hoàn công/ quyết toán công trình; kế toán – kiểm toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
  • Đề xuất lựa chọn phương án có hiệu quả về kinh tế về một công trình cụ thể.
  • Tổ chức thực hiện dự án từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng; đưa dự án vào vận hành, khai thác và đánh giá sau dự án, thẩm định hậu dự án.
  • Quản lý, điều hành tổng thể dự án xây dựng, hoặc quản lý cụ thể cho từng giai đoạn của dự án, hoặc quản lý cụ thể cho từng lĩnh vực của dự án (quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý công nghệ, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý rủi ro).

    Học Văn bằng 2 quản lý xây dựng
    Sinh viên đi học thực tế công trình cùng đồng phục áo bảo hộ lao động mới, thêu logo khoa sáng trưng “nhận diện” của khoa Xây dựng

Hoạt động của sinh viên ngành Quản lý Xây dựng tại Văn Lang?

Kể từ khi khoa Kiến – Xây tách thành 2 khoa độc lập, khoa Xây dựng Trường Đại học Văn Lang đã tạo nhiều điều kiện cho sự phát triển chuyên sâu hơn trong tương lai như: Cuộc thi thiết kế logo và áo Khoa Xây dựng, Cuộc thi Creative Engineer 2017 (sinh viên khoa Xây dựng Văn Lang đoạt giải nhì) và các hoạt động chương trình đặc trưng khác như chương trình truyền thống Flash First.

Học Văn bằng 2 quản lý xây dựng
Creative Engineers là cuộc thi dành cho sinh viên ngành Xây dựng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh do Trường ĐH Tôn Đức Thắng tổ chức. Đây là sân chơi học thuật bổ ích để sinh viên các trường giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo cơ hội tiếp cận, cập nhật những thông tin, công nghệ của ngành xây dựng, và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài toán thực tế. Tập đoàn Onduline và công ty kết cấu thép – nhà thép tiền chế ATAD là hai đơn vị đã tài trợ cho cuộc thi này.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Quản lý Xây dựng?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Xây dựng có cơ hội rất lớn trong ngành công nghiệp xây dựng. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí:

  • Thực hiện các công việc quản lý xây dựng tại các đơn vị làm chủ đầu tư dự án bất động sản, các ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn quản lý dự án của tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Kỹ sư quản lý doanh nghiệp, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng, quản lý công trường xây dựng…

Ngoài ra sinh viên sau tốt nghiệp đủ khả năng làm việc làm tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về xây dựng, kiểm toán, kế hoạch liên quan đến quyết toán vốn xây dựng cơ bản; có thể làm việc trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xây dựng và quản lý dự án.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Quản lý Xây dựng?

Xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu người, trong đó có 3 triệu nhân lực đã qua đào tạo. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người. Kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực ngành Quản lý Xây dựng của 39 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy: 100% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Quản lý Xây dựng, và nhu cầu này tăng trung bình 44% trong giai đoạn 2020-2025 (số liệu từ Đề án mở ngành Quản lý xây dựng).

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Quản lý Xây dựng tại Văn Lang?

Ngành Quản lý Xây dựng là ngành mới và cũng đang được Đại học Văn Lang đầu tư phát triển trong thời gian sắp tới. Sinh viên được tham quan quy trình xây dựng ngay tại “đại công trường” Cơ sở 3 của trường đang xây dựng.

  • Xét theo điểm thi THPT quốc gia: 15.00 điểm (năm 2019), 16.00 điểm (năm 2020)
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (năm 2019), 18.00 điểm (năm 2020)

  • Phó Trưởng Khoa, phụ trách khoa:TS. Từ Đông Xuân
  • Phó trưởng Khoa: PGS. TS. Vũ Hồng Nghiệp
  • Văn phòng khoa: Phòng P. 7.5, Toà G – Cơ sở chính , 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028. 71099255 – EXT: 4140
  • Email: 
  • Website: https://xaydung.vanlanguni.edu.vn/vi/