Hội chứng nhiễm giun lươn lan tỏa

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn

Đã xem: 532 | Cật nhập lần cuối: 2/11/2021 3:42:43 PM

Hội chứng tăng nhiễm trùng và bệnh giun lươn lan tỏa thường gặp nhất với nhiễm trùng ở bệnh nhân dùng corticosteroid liều cao để điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khả năng miễn dịch của vật chủ bị suy giảm sau đó dẫn đến quá trình tăng tốc tự động và số lượng ấu trùng di chuyển quá đông. Bệnh giun lươn mạn tính và hội chứng tăng nhiễm trùng, ấu trùng chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa và phổi trong khi bệnh giun lươn lan truyền, ấu trùng xâm lấn nhiều cơ quan.

Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng có thể thấy với hội chứng tăng nhiễm và bệnh giun lươn lan tỏa:

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phù ruột hoặc tắc ruột. Nổi mề đay. Loét niêm mạc, xuất huyết ồ ạt và viêm phúc mạc sau đó hoặc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn

Hội chứng nhiễm giun lươn lan tỏa

Giun lươn xuất hiện dưới da

Giun lươn trưởng thành thường sống ở niêm mạc ruột non và đẻ trứng tại đây, chúng có thể sống ở môi trường bên ngoài. Trứng giun lươn phát triển thành trùng dạng tự do và chúng bị đào thải qua phân. Khi trứng giun lươn ra ngoài môi trường, một số ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong đất. Các ấu trùng này có thể tiếp tục xâm nhập và cơ thể và ký sinh trong cơ thể người bệnh.

Giun lươn có vỏ thân khía ngang, nông, miệng giun lươn có hai môi. Đầu giun lươn cái trưởng thành có hình thon dài và đuôi nhọn, kích thước gium khoảng 2mm x 34 mm. Giun lươn đực có kích thước khoảng 0.7 mm x 36 mm, đuôi có hình móc và có hai gai sinh dục.

Trứng giun lươn có hình bầu dục, kích thước trong khoảng từ 50 – 58 μm x 30 -34 μm .

Ấu trùng giun lươn phát triển rất nhanh để thành ấu trùng có thực quản hình trụ trong trứng, và chúng tự thoát vỏ ngay trong ruột non, đi ra ngoài theo đường phân nên khi làm xét nghiệm phân rất ít khi nhìn thấy trứng giun lươn trong phân. Ngoại trừ, trường hợp bệnh nhân ỉa chảy nhiều mới thấy trứng giun lươn.

Khi ấu trùng thoát ra bên ngoài môi trường, chúng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da hoặc chúng sống tự do ở bên ngoài môi trường. Đặc biệt, môi trường bên ngoài nóng ẩm là điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển nhưng chúng cũng có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc khí hậu lạnh.

Người mắc bệnh giun lươn không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, tuy nhiên, một số biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh giun lươn.

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Ỉa chảy
  • Viêm da tại chỗ khi có ấu trùng xâm nhập vào cơ thể
  • Xét nghiệm máu thấy thiếu máu nhẹ
  • Lên cơn hen với người bị cơ địa dị ứng
  • Giun lươn lạc chỗ có thể ký sinh ở thực quản, phổi, hạch bạch huyết
  • Phân có mùi hôi tanh

Ngoài những dấu hiệu trên, khi xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz, kết quả trong phân có ấu trùng giun lươn sẽ có ngay sau khi lấy phân làm xét nghiệm.

Hội chứng nhiễm giun lươn lan tỏa

Người mắc bệnh giun lươn không có những triệu chứng lâm sàng điển hình

  • Ổ chứa: Cơ thể người chính là ổ chứa của giun lươn Strongyloides stercoralis. Giun lươn còn có thể sống ở một số động vật khác như chó, khỉ, vượn.
  • Thời gian ủ bệnh: Trong vòng từ 2-4 tuần là khoảng thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập qua da đến khi phát triển thành giun lươn trưởng thành và đẻ trứng. Sau đó, trứng phát triển thành ấu trùng và sống bên ngoài môi trường.
  • Thời kỳ lây truyền: Là thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi chúng được thụ tinh và đẻ trứng. Thời lý lây truyền bệnh giun lươn có thể lên đến 35 năm sau trong trường hợp người bệnh bị tự nhiễm.

Điều trị giun lươn sẽ mất nhiều thời gian và chi phí, do vậy, việc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Mỗi người nên lưu ý các vấn đề dưới đây để hạn chế nhiễm bệnh, tái nhiễm bệnh và lây bệnh trong cộng đồng:

  • Vệ sinh phòng dịch: quản lý tốt phân, nước và rác thải trong môi trường sống. Vệ sinh môi trường khu vực gần nhà, trong nhà và các khu vực vui chơi của trẻ nhỏ.
  • Vệ sinh cá nhân: Xây dựng nếp sống văn minh, luôn rửa tay trước khi ăn, khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, không ăn rau sống khi chưa được rửa sạch.
  • Định kỳ 2 lần/ năm cần được tẩy giun, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tháng.
  • Đảm bảo luôn sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm việc có tiếp xúc với đất, đặc biệt là khu vực đất nhiễm phân người.
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách bổ sung rau quả tươi, sạch, luyện tập thể dục hàng ngày, và giúp tránh tình trạng suy giảm miễn dịch, tránh gây bùng phát dịch.
  • Nâng cao ý thức người dân trong việc dọn vệ sinh cộng đồng, xây dựng hệ thống cống rãnh và xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn.

Hội chứng nhiễm giun lươn lan tỏa

Luôn rửa tay trước khi ăn, khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh

Thuốc điều trị bệnh giun lươn thường được ưu tiên lựa chọn loại có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc và dùng một liều mang hiệu quả cao. Trong đó, các loại thuốc được dùng chủ yếu như Ivermectin, Albendazole. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được kiểm soát kỹ lưỡng bởi bác sĩ, điều trị cho từng bệnh nhân khác nhau. Đối với những người suy gan, suy thận thì cần thận trọng khi điều trị nhiễm giun lươn.

Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh giun lươn. Trường hợp nghi ngờ dấu hiệu nhiễm giun lươn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh, điều trị kịp thời và phòng tránh biến chứng nặng xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

XEM THÊM: