Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non

chương trình giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.36 KB, 11 trang )

HỌC PHẦN: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Chương 1: Những vấn đề chung trong đánh giá
I. Ý nghĩ, khái niệm
1. Đo lường, đánh giá, định giá trị
* Đo lường chính là sự nhận định số lượng hay chính là việc
đưa ra giá trị bằng số cho việc làm của 1 cá nhân. Hay có thể
hiểu đo lường trong GD nó chính là quá trình thu thập
thông tin định lượng về đại lượng cần đo như nhận thức, tư
duy, kĩ năng hoặc các phẩm chất nhân cách khác nhau.
- Đo lường trong GD nó liên quan chặt chẽ đến con người,
nó vừa tạo ra thước đo lại vừa là đối tượng để đo, đo lường
trong giáo dục mang tính gián tiếp nó không thể tách rời
những đại lượng mang tính định tính.
* Định giá trị đó là sự giải thích mang tính chất tổng kết các
dữ liệu có được từ những bài kiểm tra hoặc từ những công
cụ đo.
- Đánh giá: Là việc đưa ra những nhận định về các năng lực
phẩm chất của 1 quá trình giáo dục dựa vào những thông tin
mang tính định tính và định lượng từ các phép đo.
- Đánh giá có rất nhiều loại:
+ Đánh giá đầu vào
+ Đánh giá chuẩn đoán
+ Đánh giá tiến trình
+ Đánh giá tổng kết
* Mối quan hệ giữa 3 đại lượng: Đánh giá, đo lường, định
giá trị.
- Muốn tiến hành được quá trình đánh giá thì người ta phải
tiến hành đo lường các thuộc tính của đối tượng và cụ thể
hóa nó bằng những chỉ số giá trị nhất định, giá trị chính là
cơ sở để xây dựng thước đo và đánh giá, giá trị xác định
được kết quả của quá trình đánh giá.


Như vậy, để tiến hành công việc đánh giá, luôn luôn cần phải
đo lường các đại lượng cần đo và định giá trị nó.
VD: Để xác định được mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi
tham gia vào hoạt động tạo hình và đi đến 1 kết luận rằng
tính hứng thú của trẻ độ tuổi này vượt trội hơn so với độ
tuổi khác. Chúng ta sẽ phải tiến hành đánh giá thông qua


các bài tập đo lường về mức độ hứng thú của trẻ đó là các
bài tập về vẽ, nặn, xé, cắt, dán, chắp ghép qua các độ tuổi bé,
nhỡ và lớn. Ở mỗi một bài tập đo lường chúng ta lại định giá
trị ở các mức độ tốt, khá, trung bình và yếu rồi từ đó đi đến
kết luận ban đầu.
2. Vị trí, vai trò của đánh giá
Vì sao đánh giá được xem là công cụ quan trọng của giáo
viên và nhà quản lí giáo dục?
- Đánh giá là biện pháp quan trọng của nhà quản lý giáo dục
và là công cụ của các nhà quản lý.
+ Đánh giá giúp cho các nhà quản lý biết được chất lượng
giáo dục đã đạt được mục tiêu hay chưa, đạt ở mức độ nào
để từ đấy điều chỉnh được nội dung, cách thức tổ chức đạt
mục tiêu (tổ chức đánh giá, điều chỉnh chương trình đào tạo,
nội dung đào tạo, những hình thức tổ chức dạy và học). Chỉ
có khi tiến hành quá trình đánh giá thì các nhà quản lý giáo
dục mới có được những thông tin phản hồi kịp thời phát
hiện các vấn đề và giải quyết các vấn đề.
+ Đánh giá là 1 trong số những biện pháp đi sâu vào việc cải
cách giáo dục bởi cải cách giáo dục đều phải lấy đánh giá
làm cơ sở.
- Đánh giá là công cụ hành nghề của giáo viên mầm non.

Giáo viên là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm giáo dục,
muốn biết được sản phẩm của mình đạt chất lượng hay
không thì phải tiến hành đánh giá.
+ Kết quả của việc đánh giá cung cấp thông tin cho giáo viên
kịp thời điều chỉnh những mặt hạn chế về mặt nội dung,
phương pháp và bổ sung những mặt hạn chế đó.
+ Để đánh giá đạt chất lượng, giáo viên cần xác định được
mục đích đánh giá. Có 3 mục đích:
/ Hình thành những quyết định cụ thể về cá nhân hay 1
nhóm trẻ.
/ Lập kế hoạch dạy học hoặc đánh giá cho giai đoạn tiếp
theo.
/ Điều chỉnh những hành vi của trẻ
+ Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trong việc quản
lý lớp học và kết quả đánh giá của giáo viên sẽ trao đổi với


phụ huynh, do đó giáo viên cần đánh giá 1 cách khách quan
và công bằng.
3. Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non
? Hãy phân tích các chức năng của đánh giá trong GDMN?
VD?
a/ Chức năng định hướng
VD: Giáo viên đánh giá, xác định hoạt động tạo hình của trẻ.
Mục tiêu đạt 90% theo ý của cô, nhưng trong khi đó trẻ chỉ
đạt 50%. Giáo viên nhận thấy được kết quả không đạt và
giáo viên phải nghĩ xem làm thế nào để đạt được mục tiêu.
b/ Chức năng kích thích, tạo động lực
VD: Cô khen những bài làm tốt, cô khuyến khích giờ vẽ lần
sau cháu sẽ phát huy được khả năng của mình, đối với trẻ có

bài làm yếu thì cô nên động viên và hỗ trợ trẻ để lần sau trẻ
sẽ tốt hơn.
c/ Chức năng sàng lọc, lựa chọn.
VD: Tổ chức cho các cháu "Đêm rằm trung thu", muốn cho
lớp mình 1 tiết mục hát để cho các cháu diễn tối hôm đấy.
Giáo viên cần phải tổ chức cho các cháu hát ở lớp, phát hiện
cháu nào hát hay thì tuyển chọn cháu đó lên hát.
d/ Chức năng cải tiến, dự báo.
4. Những yêu cầu đối với việc đánh giá trong GDMN
? Phân tích các yêu cầu đối với việc đánh giá? Vì sao phải
đảm bảo các yêu cầu đó?
a/ Tính quy chuẩn
Vì đảm bảo chất lượng dạy và học, đảm bảo phát triển toàn
diện nhân cách người học. Những chuẩn này được công bố 1
cách công khai. Đánh giá cần mang tính quy chuẩn vì mục
tiêu lớn nhất nó đảm bảo nhân cách người học, đảm bảo cho
lợi ích của người được đánh giá, vì thế đánh giá cần đi theo
những quy định nhất định.
b/ Tính khách quan
- Đánh giá mang tính khách quan có nghĩa là đánh giá vì sự
tiến bộ và phát triển của cá nhân người học mà không bị chi
phối bởi bất kì 1 yếu tố chủ quan nào khác.
- Trong công tác quản lý cần xây dựng quy trình đánh giá
một cách công bằng, chặt chẽ, nghiêm chỉnh, an toàn. Đánh


giá cần mang tính khách quan là bởi vì nó có thể kích thích
tạo động lực cho người được đánh giá và cho ra kết quả
đáng tin cậy làm cơ sở cho các quyết định quản lý khác.
c/ Tính xác nhận và phát triển

- Tính xác nhận là việc đánh giá đối tượng cần đánh giá mà
nó gắn liền với hiện thực của đối tượng so với mục tiêu đạt
ra.
- Kết quả của quá trình đánh giá không mang tính vĩnh
hằng, nó chỉ tồn tại trong 1 giai đoạn nhất định, kết quả đó
nó sẽ dự báo giai đoạn phát triển tiếp theo của đối tượng.
Khi đánh giá mang tính khách quan và xác nhận thì
chắc chắn nó cũng mang tính phát triển.
Kết quả của đánh giá không chỉ giúp người được đánh
giá biết được hiện thực của mình như thế nào mà còn giúp
hình thành con đường phát triển đi lên tạo ra được động cơ
phấn đấu của đối tượng được đánh giá.
II. Mục tiêu giáo dục- Cơ sở của đánh giá trong GDMN.
1. Phân biệt định hướng, mục đích và mục tiêu GD
Đích: Phát triển toàn diện nhân cách trẻ


Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm XH,
thẩm mỹ.


Hành động: Làm quen với toán, văn học, MTXQ, âm nhạc,
tạo hình, lao động, tham quan, dạo chơi.
- Định hướng chính là cái đích mang tính chung chung khái
quát bao trùm lên nhiều lớp hiện tượng, định hướng trong
GD mang tính chiến lược tổng quát, chỉ rõ được yêu cầu của
xã hội đối với giáo dục và đào tạo.
- Mục đích chính là sự hình thành năng lực, phẩm chất thực
tiễn của giáo dục, nó vẫn mang tính khái quát chung chung
và chưa chỉ ra được những hành động cụ thể. Tuy nhiên nó

lại tạo ra sự hướng dẫn cho các nhà giáo dục, giúp họ có thể
cụ thể hóa những mục đích thành các cấp độ có thể đánh giá
và quan sát được.
- Mục tiêu chỉ rõ ra được hành vi cụ thể trong 1 điều kiện cụ
thể, có rất nhiều mục tiêu như khóa học, bài học.


? Vì sao mục tiêu giáo dục lại là cơ sở quan trọng của đánh
giá trong GD (T21)
III. Nội dung và phương pháp đánh giá trong giáo dục
Chương 2: Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non
I. Khái niệm, ý nghĩ.
- Cơ sở giáo dục là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục theo
các hình thức chính quy hoặc không chính quy.
- Cơ sở giáo dục mầm non là nơi diễn ra các hoạt động
GDMN theo hình thức tư thục hoặc công lập.
- Chất lượng là thuộc tính, phong cách nhân cách đáp ứng
nhu cầu xã hội.
- Chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục
- Chất lượng GDMN phù hợp với mục tiêu GDMN với mục
tiêu là phát triển toàn diện nhân cách trẻ về đức, trí, thẩm
mĩ và lao động.
II. Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN
? Phân tích các tiêu chí để tạo nên chất lượng cơ bản của
GDMN
1. Ngữ cảnh: Trình độ nhận thức và thái độ cộng đồng tác
động đến GDMN.
- Sự phát triển kinh tế - XH như vũ bão tác động đến hệ
thống giáo dục quốc dân và đến sự phát triển của GDMN.
2. Đầu vào:

- Người học: Số lượng tăng lên, sự sẵn sàng nhập học.
- Người dạy: Những năm gần đây số lượng tăng nhanh
phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp đa phần từ bậc
trung cấp, cao đẳng và đại học liên thông. Kỹ năng về
chuyên môn sư phạm tốt, các kỹ năng này học trên thực tế
và trao đổi kinh nghiệm với hội đồng giáo viên trong trường,
kỹ năng soạn giáo án của các giáo viên, kỹ năng quản lý lớp.
- Chương trình giáo dục:
+ Thời gian, thời lượng: đi theo độ tuổi, chủ đề, chủ điểm
chịu sự quy định của bộ giáo dục.
+ Sự phù hợp của chương trình: phù hợp về chương trình
đổi mới tích hợp theo chủ đề chủ điểm, sự phù hợp về độ
tuổi, phù hợp theo chủ đề chủ điểm.


+ Sự đa dạng: đa dạng về chủ đề chủ điểm, chủ đề nhánh, đa
dạng về nội dung qua các hoạt động giáo dục mang tính tích
hợp, đa dạng về đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu.
- Đầu tư: cơ sở vật chất, tài chính.
* Quản lý hệ thống
- Tổ chức hệ thống: nhân lực quản lý
- Chính sách: Đối với trẻ, giáo viên và đầu tư.
- Vận Hành
* Đầu ra:
- Sự phát triển mạng lưới trường: Sự mở rộng trường mầm
non
- Sự phát triển của trẻ: thể chất, tâm lý, nhận thức.
- Sự phát triển của người dạy: Phát triển về số lượng, trình
độ.
- Lợi ích kinh tế: Sự thỏa mãn của cha mẹ và cộng đồng

* Ngữ cảnh:
- Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu của con người cũng
được tăng cao: ăn mặc, học tập, vui chơi, giải trí, nhu cầu tự
khẳng định mình. Do đó, vấn đề nhận thức trong xã hội
ngày được quan tâm, các bậc phụ huynh lưu tâm đến việc
học tập của con mình ở lứa tuổi mầm non, tìm hiểu trường
cho con mình, học qua các thông tin đại chúng.
- Nhận thức cộng đồng tiến bộ hơn so với trước kia, tuy
nhiên ở những vùng nông thôn, miền núi mà đặc biệt là
vùng núi cao, do kinh tế chưa phát triển, sống chủ yếu bằng
nghề nông nghiệp. Có nhiều hộ gia đình chưa có đủ điều
kiện để đưa con em họ đến trường. Do vậy, nhà nước cần có
chế độ quan tâm đặc biệt hoặc làm công tác dân vận để
người dân ở những vùng này thấy được tầm quan trọng của
bậc học mầm non và đưa con em mình đến trường.
* Đầu vào:
- Người học: Do nhận thức của người dân về bậc học mầm
non nên tỷ lệ đến trường của trẻ tăng cao hơn trước, nhà
nước quan tâm đến vấn đề phổ cập GDMN có nghĩa là tất cả
trẻ ở lứa tuổi mầm non bao gồm nhà trẻ, MG bé, nhỡ, lớn
đều được đến trường lớp.


Tính đến năm học 2012-2013 toàn quốc có khoảng
13.741.000 trường mầm non, tỉ lệ trẻ đến trường mầm non
tăng cao ở tất cả các độ tuổi. Cụ thể, lứa tuổi nhà trẻ tăng
23%, mẫu giáo đạt 86.5%, trẻ mẫu giáo đến trường đạt
99.7%.
- Người dạy: Giáo viên có trình độ chuyên môn nghề nghiệp
cao, nhưng chủ yếu tập trung ở những trường chuẩn thuộc

thành thị, cũng có những giáo viên ở vùng nông thôn chưa
được quan tâm, tri trả lương theo năng lực và theo bảng
lương dẫn đến tình trạng bỏ nghề. Hiện nay, các giáo viên
chưa đạt chuẩn về nghề nghiệp tương đối nhiều, dẫn đến sự
hạn chế trong khâu chăm sóc và giáo dục nên nhiều tai nạn
thương tâm ở trường MN.
Ở vùng thành thị nên kinh tế phát triển, cha mẹ mong
muốn cho con em mình vào các trường chuẩn nên dẫn đến
tình trạng quá tải về số lượng trẻ trong 1 lớp, trong khi đó
giáo viên tối đa trên lớp chỉ có 3 cô dẫn đến thực trạng chưa
đảm bảo hiệu quả trong công tác chăm sóc và giáo dục.
* Quản lý hệ thống
* Đầu ra
Chương 3: Đánh giá chương trình GDMN
I. Đánh giá chương trình GD
1. KN CTGD
2. Các tiêu chí đánh giá CTGDMN
a/ Tính trình tự: Được hiểu như thứ tự của nội dung chương
trình được thể hiện ở thứ tự các nội dung từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Thể hiện ở tính cấu trúc, logic hình
thức của chương trình.
b/ Tính cố kết: Thể hiện ở việc các khối kiến thức và có sự
liên quan chặt chẽ với nhau và luôn được cũng cố lại khi tiếp
nhận kiến thức sau.
c/ Tính phù hợp: của chương trình được xem xét trên cơ sở
mục tiêu giáo dục, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi
trường giáo dục, phù hợp với văn hóa dân tộc cũng như địa
phương và phù hợp với tâm sinh lý của độ tuổi.
d/ Tính cân đối: Được xem là 1 tiêu chí quan trọng để xác
định tỷ lệ các khối kiến thức kỹ năng, giữa dạy học và giáo



dục, giữa sự phát triển nhận thức và tình cảm, giữa hoạt
động tĩnh và động, giữa phát triển thể chất và phát triển trí
tuệ.
e/ Tính cập nhật là một trong những tiêu chí quan trọng
trong đánh giá chương trình và liên quan đến tính phù hợp.
f/ Tính hiệu quả: Là tiêu chí quan trọng nhất của chương
trình. Một chương trình hiệu quả là chương trình có thể
mang lại cho người học năng lực hành động, là chương trình
có thể chuyển hóa tri thức thành năng lực thực tiễn.
3. Các loại đánh giá chương trình GD
a/ Đánh giá tổng kết
b/ Đánh giá hình thành
4. Người đánh giá chương trình
Các yêu cầu đối với người đánh giá
- Nếu đánh giá tổng kết thì lựa chọn những người đánh giá
có tư cách độc lập, không bị ràng buộc trong mối quan hệ
với người xây dựng chương trình, thực hiện chỉ đạo chương
trình, có đủ trình độ khoa học, uy tín chuyên môn về giáo
dục và dạy học
- Nếu đánh giá hình thành nên chọn người đánh giá từ
những người tham gia chính vào việc thực hiện chương
trình.
II. Chương trình GDMN
* Quan điểm xây dựng CTGDMN: Giáo dục tích hợp lấy trẻ
làm trung tâm.
* Nội dung chương trình
- Nhà trẻ: Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm XH.

- Mẫu giáo: Thẩm mỹ, thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm XH.
* Cách đánh giá
* Phân tích các tiêu chí
III. Tổ chức đánh giá thực hiện CTGDMN
* Xác định chỉ số để đánh giá CTGD.
- Mục tiêu là căn cứ để đánh giá chương trình GD và mọi
hoạt động của nhà trường. Từ mục tiêu tổng quát chúng ta


cần cụ thể hóa thành các tiêu chí, các chỉ số để đo đạc và
đánh giá chương trình .
* Xác định nội dung quy trình đánh giá chương trình giáo
dục: Để đánh giá hiệu quả của 1 CTGD cần đánh giá các yếu
tố liên quan đến việc thực hiện chương trình
* Xác định các nguồn thu thập thông tin để đánh giá chương
trình
Chương IV Đánh giá hoạt động nghề nghiệp của giáo viên
mầm non
I Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non
* Chuẩn là giá trị được thừa nhận trong 1 XH hay 1 tổ chức
và là đích để xã hội thừa nhận và hướng tới.
* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, kiến thức cơ sở chuyên ngành, kỹ năng
sư phạm.
* Ý nghĩa của chuẩn với việc
- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp sẽ là cơ sở để ứng dụng
vào trong thực tiễn, trong công tác giáo dục và chăm sóc của
mình.
- GVMN được đào tạo theo nhiều hệ khác nhau. Nhưng mục

tiêu của chương trình và nội dung của chương trình GDMN
là thống nhất: Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Việc đánh giá chuẩn của giáo viên mầm non sẽ giúp cho
giáo viên tự đánh giá được năng lực của mình so với các yêu
cầu và quy định của ngành, từ đấy có được kế hoạch rèn
luyện, phấn đấu.
- Chuẩn nghề nghiệp của GVMN là cơ sở để xây dựng đổi
mới mục tiêu giáo dục, nội dung đào tạo, bồi dưỡng GVMN
ở các cơ sở đào tạo khác nhau.
- Chuẩn nghề nghiệp giúp cho giáo viên mầm mon tự đánh
giá được năng lực của mình. Trên cơ sở đó xây dựng được
kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của bản thân để nâng cao về
phẩm chất đạo đức, chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư
phạm.
- Chuẩn sẽ là cơ sở đánh giá giáo viên hàng năm theo quy
chế đánh giá xếp loại GVMN để phục vụ cho công tác tổ
chức quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN.


- Chuẩn sẽ làm cơ sở để đề xuất chính sách đãi ngộ cho giáo
viên.
* Trong sự phát triển và thay đổi của XHVN như hiện nay
đặt ra rất nhiều yêu cầu cho ngành học GVMN. Ở đó việc
xây dựng mô hình nhân cách của GVMN bao gồm các phẩm
chất chính trị, đạo đức, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sư
phạm là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của đảng,
nhà nước, các cấp, các ngành liên quan. Bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng GDMN.
Cả 3 yếu tố đều quan trọng
- Trên thực tế trong thời gian qua có rất nhiều vụ liên quan

đến bạo hành trẻ em, ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của
người giáo viên. Hầu hết là xảy ra ở các cơ sở tư thục. Bên
cạnh đó còn xảy ra ở những giáo viên được đào tạo bài bản,
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như lương
thấp, thời gian làm việc nhiều, thiếu sự quan tâm thông cảm
của các bậc phụ huynh, hơn nữa 1 nguyên nhân thẳng thắn
chỉ ra ở đây đó là trình độ giáo viên thấp, thời gian làm việc
nhiều, thiếu sự quan tâm thông cảm của các bậc phụ huynh,
hơn nữa 1 nguyên nhân thẳng thắn chỉ ra ở đây đó là trình
độ giáo viên thấp nhiều cơ sở mầm non khó tuyển được giáo
viên ở các trình độ đại học, cao đẳng nhiều học sinh giỏi
không mặn mà thi vào ngành này. Tóm lại, trong rất nhiều
tiêu chuẩn nghề nghiệp của GVMN, tiêu chuẩn nào cũng cần
thiết để giáo viên mầm non có thể đạt chuẩn trong lĩnh vực
nghề nghiệp, cần hòa trộn nhiều đặc điểm nhân cách chứ
không phải là kết quả của những nguyên nhân nằm cạnh
nhau, tách rời nhau.
II. Nguồn cung cấp minh chứng.
Chương V Đánh giá sự phát triển của trẻ
I. Sự phát triển tâm lý của trẻ và nguyên tắc đánh giá sự
phát triển tâm lý của trẻ
1. Sự phát triển tâm lý của trẻ
- Sự phát triển tâm lý của trẻ diễn ra nhanh và đầy biến
động, là quá trình không phẳng lặng, có khủng hoảng và đột
biến.


- Hoạt động của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn là
nhân tố quyết định của trẻ được hình thành và phát triển.
- Sự phát triển tâm lý của trẻ được diễn ra trên nền của 1 cơ

sở vật chất nhất định (có thể người với yếu tố bẩm sinh-di
truyền). Đây là điều kiện cần thiết, là tiền đề cho sự phát
triển tâm lí.
2. Nguyên tắc đánh giá sự phát triển tâm lý trẻ.
a/ Đánh giá trong mối quan hệ, liên hệ: Khi đánh giá 1 tâm
lý nào đó, người ta phải đánh giá đến các yếu tố liên quan.
b/ Đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống
của trẻ: Khi đánh giá trẻ, người đánh giá cần đảm bảo môi
trường gần với cuộc sống bình thường của trẻ nhất. Sự phát
triển và học tập diễn ra liên tục như kết quả của quá trình
tương tác của trẻ với môi trường.
c/ Đánh giá trong hoạt động
d/ Đánh giá trong sự phát triển
II. Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ
1. Các mốc phát triển kỳ vọng cho mỗi giai đoạn lứa tuổi
của trẻ.
* Sơ sinh 3 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu cười, nhìn theo người
hoặc vật, thích các gương mặt và những mầu sắc tươi sáng
với khám phá chân và tay, nâng đều lên, ngoảnh về phía
phát ra âm thanh, khóc nhưng thường nín khi được bế.
* trẻ 4 đến 6 tháng tuổi: Trẻ cười nhiều hơn, thích theo cha
mẹ và anh chị, lặp lại các hành động với những kết quả thú
vị, chăm chú lắng nghe, đáp lại khi được trò chuyện, cho
mọi thứ vào miệng.
* Trẻ 7 đến 12 tháng tuổi: Trẻ nhớ được các sự kiện đơn
giản, nhận biết bản thân mình, các bộ phận trên cơ thể,
những giọng nói quen thuộc, hiểu được tên mình và những
từ thường gặp khác; nói những từ có nghĩa đầu tiên, khám
phá, đập và lắc đồ vật, tìm những vật bị giấu, cho đồ đạc vào
ngăn chứa, ngồi 1 mình, bò và bám bàn ghế để đứng và đi

men, trẻ có thể cảm thấy lạ và sợ người lạ.
Chương VII Phương pháp trong đánh giá



Đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo hướng tiên tiến, hiện đại

Cỡ chữ Màu chữ:

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN) sau năm 2020” với mục đích tạo diễn đàn để thảo luận, chia sẻ các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm định hướng cho việc xây dựng chương trình GDMN Việt Nam sau năm 2020.

Phát biểu tại hội thảo, Vụ trưởng GDMN, Bộ GD&ĐT Nguyễn Bá Minh cho biết: Chương trình GDMN ban hành năm 2009 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận và thực tiễn trong phát triển GDMN Việt Nam và tiếp cận những xu hướng tiên tiến trong GDMN của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thể hiện được quan điểm của GDMN là giáo dục toàn diện, tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm.

Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non

Vụ trưởng GDMN, Bộ GD&ĐT Nguyễn Bá Minh phát biểu

Sau 10 năm triển khai thực hiện, theo đánh giá của các chuyên gia của các cơ quan quản lý, ý kiến của các địa phương, chương trình GDMN có nhiều ưu việt và nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ em GDMN. Các địa phương đã quan tâm chăm lo giáo dục cho trẻ, nâng cao chất lượng đội ngũ, bố trí đủ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao quản lý chuyên môn để triển khai thực hiện một cách chất lượng chương trình GDMN.

Đại diện Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết: Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình GDMN (2009-2019), đến nay đội ngũ giáo viên mầm non của các trường trên địa bàn tỉnh đã vận dụng tốt các phương pháp để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ một cách linh hoạt, hiệu quả. Các hoạt động giáo dục được tổ chức nhẹ nhàng, hứng thú, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tích cực tham gia hoạt động, quan sát, trải nghiệm và thực hành. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của nhà trường ngày càng được đầu tư đầy đủ, hiện đại cùng với những yêu cầu thực tiễn ngày càng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, chương trình GDMN hiện hành còn gặp một số bất cập, cần phải chỉnh sửa để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn như nội dung giáo dục trong chương trình khung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ, không dựa trên khả năng, năng lực của học sinh và đặc điểm địa phương; phương pháp giáo dục còn bó hẹp trong các phương pháp truyền thống; thời gian thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ hiện nay đang nhiều hơn số giờ lao động của giáo viên theo Luật Lao động.

Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non

Toàn cảnh hội thảo“Cơ sở khoa học và định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020”

Tại hội thảo, các đại biểu đề xuất về định hướng đổi mới chương trình GDMN sau năm 2020, theo đó, chương trình GDMN cần bổ sung những nội dung giáo dục về tin học, ngoại ngữ; có những điều chỉnh về chế độ chính sách và cơ chế thực hiện thúc đẩy phát triển khối nhà trẻ; rà soát, xem xét lược bỏ các nội dung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến giáo viên triển khai dễ bị khuôn mẫu, cứng nhắc...

Phó trưởng Phòng GDMN (Sở GD&ĐT Hà Nội), Đinh Thị Bích Thủy mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục phát huy những điểm mạnh của chương trình hiện hành, tiếp tục xây dựng chương trình GDMN dưới dạng chương trình khung. Khuyến khích các địa phương, cơ sở giáo dục phát triển chương trình đáp ứng tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát triển, điều kiện thực tiễn tại cơ sở.

Ngoài ra, cần nghiên cứu bổ sung những nội dung như khuyến khích các cơ sở GDMN cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chương trình để có sự thống nhất giữa các văn bản và làm căn cứ pháp lý giúp các địa phương xây dựng cơ chế xã hội hóa ngoài tiền học phí hỗ trợ cho đời sống giáo viên.

Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non
Gửi email
Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non
In trang

TẬP HUẤN CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON SAU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CBQL VÀ GVMN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢN GDMN

Đọc bài Lưu

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh về việc tham dự tập huấn trực tuyến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ quản lý và GVMN đảm bảo chất lượng GDMN.

Vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 13 tháng 9 năm 2021. (Thời gian tập đợt tập huấn 5 ngày từ ngày 13/9/2021 đến 17/9/2021)

Tại văn phòng trường Mầm non Hoa Sen tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên trong trường.

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh về việc tham dự tập huấn trực tuyến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ quản lý và GVMN đảm bảo chất lượng GDMN.

Vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 13 tháng 9 năm 2021. (Thời gian tập đợt tập huấn 5 ngày từ ngày 13/9/2021 đến 17/9/2021)

Tại văn phòng trường Mầm non Hoa Sen tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên trong trường.

Nội dung tập huấn:

1. Tập huấn Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi bổ sung (02 ngày, từ ngày 13-14/9/2021).

- Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong các cơ sở GDMN sẳn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 Tiều Học.

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong sơ sở GDMN.

- Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN.

- Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong sơ sở GDMN.

2. Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với CBQL và GVMN đảm bảo chuất lượng GDMN (03 ngày từ ngày 15 đến 17/9/2021).

- Hướng dẫn tổ chức giáo dục hòa nhập trong cơ sở GDMN

- Quản lý lớp học hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Nghiệp vụ tự đánh giá trường mầm non.

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển thẫm mỹ.

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương;.

- Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non.

- Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng dịch covid 19 tại cơ sở GDMN.

- Giáo dục cảm xúc tích cực thông qua các hoạt động thực hành, trãi nghiệm trong các cơ sở GDMN).

Qua 05 ngày học tập các chuyên đề với tinh thần nghiêm túc, tích cực ghi chép, thảo luận các nội dung được tập huấn cán bộ, giáo viên đã cơ bản nắm được nội dung các chuyên đề để vận dụng thực tiễn vào trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong nhà trường. Đồng thời thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch covid 19 trong tình hình phức tạp hiện nay.

Kết thúc buổi tập huấn cô Trương Thị Tú Trinh – Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu CBQL và giáo viên thực hiện tốt nội dung tập huấn trong năm học 2021 – 2022.

Một số hình ảnh của đợt tập huấn

Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non

Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non

Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết