Hướng dẫn end=r python

Theo mặc định, hàm print() của python kết thúc bằng một dòng mới. Một lập trình viên trên nền tảng C/C ++ có thể tự hỏi làm thế nào để in mà không có dòng mới.

Nội dung chính

  • Sự khác nhau giữa hàm xuất dữ liệu trong Python2 và Python3
  • Hàm print() trong Python
  • Hàm print() trong Python là gì
  • Cú pháp và cách sử dụng hàm print() trong Python
  • In xuống dòng và in không xuống dòng trong python | đối số end trong hàm print() python
  • In nhiều đối tượng cùng lúc ra màn hình trong python | đối số sep trong hàm print() python
  • Tổng kết

Nội dung chính

  • Sự khác nhau giữa hàm xuất dữ liệu trong Python2 và Python3
  • Hàm print() trong Python
  • Hàm print() trong Python là gì
  • Cú pháp và cách sử dụng hàm print() trong Python
  • In xuống dòng và in không xuống dòng trong python | đối số end trong hàm print() python
  • In nhiều đối tượng cùng lúc ra màn hình trong python | đối số sep trong hàm print() python
  • Tổng kết

Nội dung chính

  • Sự khác nhau giữa hàm xuất dữ liệu trong Python2 và Python3
  • Hàm print() trong Python
  • Hàm print() trong Python là gì
  • Cú pháp và cách sử dụng hàm print() trong Python
  • In xuống dòng và in không xuống dòng trong python | đối số end trong hàm print() python
  • In nhiều đối tượng cùng lúc ra màn hình trong python | đối số sep trong hàm print() python
  • Tổng kết

Hàm print() của Python đi kèm với một tham số gọi là ‘end’. Theo mặc định, giá trị của tham số này là ‘\ n’, tức là ký tự dòng mới. Bạn có thể kết thúc câu lệnh in bằng bất kỳ ký tự / chuỗi nào sử dụng tham số này.


# This Python program must be run with 
# Python 3 as it won't work with 2.7. 
  
# ends the output with a   
print("Welcome to" , end = ' ')  
print("Cafedevn", end = ' ') 

Kết quả:

Welcome to Cafedevn

Thêm một chương trình để chứng minh hoạt động của tham số end.


# This Python program must be run with 
# Python 3 as it won't work with 2.7. 
  
# ends the output with '@' 
print("Python" , end = '@')  
print("Cafedevn") 

Đầu ra:

[email protected]
  • Full series tự học Python từ cơ bản tới nâng cao tại đây nha.
  • Ebook về python tại đây.

Nếu bạn thấy hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của cafedev để nhận được nhiều hơn nữa:

  • Group Facebook
  • Fanpage
  • Youtube
  • Instagram
  • Twitter
  • Linkedin
  • Pinterest
  • Trang chủ

Chào thân ái và quyết thắng!

Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!

Phần tiếp theo trong chuyên đề nhập xuất trong Python, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hàm print() và cách xuất dữ liệu và in kết quả ra màn hình trong python. Bạn sẽ học được cách phân biệt các hàm xuất dữ liệu trong các phiên bản Python2 và Python3, cũng như cú pháp và cách sử dụng căn bản của hàm print() trong Python sau bài học này.

Chúng ta có các loại hàm in trong python với các phiên bản Python2 và Python3 như sau:

  • Lệnh print trong Python2
  • Hàm print() trong Python3

Trong đó, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới hàm in trong Python3 là hàm print() trong Python.

Chúng ta có thể sử dụng hàm print() trong python với các cách cơ bản sau:

  • Lược bỏ các đối số trong hàm và in xuống dòng trong python
  • Chỉ định đối số end và in không xuống dòng trong python
  • Chỉ định đối số sep và in nhiều đối tượng trên cùng một dòng trong Python.

Lại nữa, với từng kiểu dữ liệu mà chúng ta sẽ có cách xuất dữ liệu khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu chúng trong bài viết Cách in chuỗi, số, list, tuple và dictionary trong Python

Sự khác nhau giữa hàm xuất dữ liệu trong Python2 và Python3

Ở Python3 chúng ta sử dụng hàm print() để xuất dữ liệu và in ra màn hình, trong khi đối với Python2, chúng ta sử dụng lệnh print để xuất dữ liệu ra màn hình.

Hai hàm xuất dữ liệu này về chức năng thì giống nhau là đều sử dụng để in kết quả xử lý của chương trình ra màn hình trong Python.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý cú pháp sử dụng chúng thì khác nhau. Chúng ta sử dụng cặp dấu () trong hàm print() của Python3, trong khi chúng ta không sử dụng cặp dấu này trong lệnh print của Python2.

Ví dụ, chúng ta xuất dữ liệu và in ra màn hình với lệnh print trong Python2 như sau:

print 'my love'

Trong khi chúng ta sẽ sử dụng thêm cặp dấu ngoặc () khi in ra màn hình bằng hàm print() trong Python3 như sau:

print ('my love')

Lại nữa, trong Python3 không tồn tại lệnh print, và do sự phổ biến của Python3 nên hầu như chúng ta không cần quan tâm tới cách sử dụng của lệnh print đâu. Do đó nếu bạn bắt gặp cách xuất dữ liệu như thế này trong các chương trình hoặc bài tham khảo cũ, thì chỉ cần hiểu rằng, chương trình hoặc bài tham khảo đó đang nói về Python2 là được.

Hàm print() trong Python

Do sự phổ biến của Python3, nên trong bài viết này cũng như các bài chia sẻ kiến thức cho các bạn tại chuyên đề Tự học python cho người mới bắt đầu, Kiyoshi mạn phép sẽ gọi và sử dụng hàm print() trong Python3 là hàm print() trong Python và coi đây là hàm xuất dữ liệu mặc định. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về hàm này ở dưới đây.

Hàm print() trong Python là gì

Hàm print() trong Python là một hàm cài sẵn, có chức năng hiển thị (in) dữ liệu ra màn hình khi chạy chương trình python.

Hướng dẫn end=r python

Cú pháp và cách sử dụng hàm print() trong Python

Hàm print() trong Python có cú pháp tổng quát với khá nhiều đối số như sau:

print ( *objects , sep=' ', end='\n', file=sys.stdout, flush=False )

Trong đó:

  • *objects : đối tượng (dữ liệu) cần in ra màn hình. Dấu * có ý nghĩa là số nhiều và chúng ta cũng có thể chỉ định nhiều đối tượng khác nhau và in chúng cùng lúc ra màn hình.
  • sep: đối tượng chỉ định sẽ được phân tách thành các phần nhỏ bằng ký tự phân tách sep trước khi được in, và mặc định giá trị này là một khoảng trắng ' '.
  • end: giá trị cuối cùng được in ra màn hình, và mặc định giá trị này là ký tự xuống dòng \n. Đối số này sẽ quyết định việc in xuống dòng hay in không xuống dòng trong Python.
  • file=sys.stdout: chỉ định lưu kết quả đầu ra vào bộ nhớ đệm sys.stdout.
  • flush=False: chỉ định cưỡng chế lưu giữ kết quả vào bộ nhớ đệm, và giá trị mặc định là false, có nghĩa là KHÔNG lưu giữ kết quả vào bộ nhớ.

Tuy nhiên trong thực tế khi sử dụng hàm print() trong Python, chúng ta lược bỏ hầu hết các đối số và sử dụng cú pháp đơn giản nhất sau đây:

print ( *objects )

Ví dụ, chúng ta chỉ định objects là 1 chuỗi ký tự và in ra màn hình dòng chữ I LOVE PYTHON như sau:

print('I LOVE PYTHON')

Màn hình xuất dữ liệu:

Chúng ta cũng có thể chỉ định *objects với nhiều chuỗi ký tự được cách nhau bởi dấu phẩy và in chúng cùng lúc ra màn hình như sau:

print('I LOVE PYTHON', 'and JavaScript')

Màn hình xuất dữ liệu:

Lưu ý là các đối số sep, end, fileflush đều là các đối số keyword, do đó nếu bạn muốn sử dụng chúng trong hàm print() thì phải viết cả keyword của nó.

Ví dụ như chúng ta sử dụng đối số end trong hàm print() để in không xuống dòng trong Python như sau:

print("Việt Nam ", end='')
print("vô địch")

Nếu bạn bỏ quên không ghi keyword, mặc dù lỗi không xảy ra nhưng đối số đó sẽ bị Python coi như là một đối tượng cần in ra màn hình và bỏ qua chức năng của nó như sau:

print("Việt Nam ", '')
print("vô địch")



In xuống dòng và in không xuống dòng trong python | đối số end trong hàm print() python

Về mặc định thì hàm print() sẽ tự in xuống dòng tại vị trí cuối cùng. Ví dụ:

print("5 anh em")
print("trên 1 chiếc xe tăng")


Tuy nhiên khi chỉ định đối số end bằng một ký tự, thì ký tự này sẽ thay thế cho việc xuống dòng và nối các đối tượng in ra màn hình lại. Khi đó, chúng ta có thể thực hiện in không xuống dòng trong python.

Ví dụ nếu chúng ta chỉ định đối số end là một ký tự trống '' thì các đối tượng sẽ được in nối liên tục với nhau như sau:

print("5 anh em", end='')
print("trên 1 chiếc xe tăng")

Tương tự, chúng ta cũng có thể chỉ định các ký tự khác để nối các đối tượng khi in ra màn hình như sau:

print("5 anh em", end='_')
print("trên 1 chiếc xe tăng")


print("5 anh em",end='*_*')
print("trên 1 chiếc xe tăng")

In nhiều đối tượng cùng lúc ra màn hình trong python | đối số sep trong hàm print() python

Chúng ta có thể in nhiều đối tượng cùng lúc ra màn hình trong python bằng cách chỉ định các đối tượng cách nhau bởi dấu phẩy ,. Và về mặc định thì các đối tượng này sẽ được nối với nhau bởi một dấu cách và in cùng trên một dòng như sau:

a = 100
b = 'red'

print(a, b, 'green')

Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thay đổi ký tự nối bằng cách chỉ định ký tự nối đó trong đối số sep như sau:

a = 100
b = 'red'

print(a, b, 'green', sep = "***")


print(a, b, 'green', sep='\n')




print(a, b, 'green', sep='abc')

Cuối cùng, với từng kiểu dữ liệu trong Python mà chúng ta sẽ có cách xuất dữ liệu khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chúng trong bài viết Cách in chuỗi, số, list, tuple và dictionary trong Python.

Tổng kết

Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về hàm print() và cách xuất dữ liệu và in kết quả ra màn hình trong python rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về python trong các bài học tiếp theo.

Hãy chia sẻ và cùng lan tỏa kiến thức lập trình Nhật Bản tại Việt Nam!

HOME>> python cơ bản - lập trình python cho người mới bắt đầu>>04. nhập xuất trong python

Bài sau

Nhập số trong python

Bài tiếp

In chuỗi, số, list, tuple và dictionary trong Python