Hướng dẫn sửa máy lạnh

Máy lạnh nhà bạn vẫn hoạt động với công suất bình thường nhưng không mát? Thợ sửa máy lạnh chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn bạn vài cách sửa máy lạnh không mát hiệu quả bên dưới nhé.

1. Vì sao nên sửa máy lạnh không mát?

Máy lạnh không mát vừa làm không gian nóng bức khó chịu, vừa là nguyên nhân dẫn đến việc hao phí điện năng, tăng hóa đơn tiền điện. Đồng thời, máy lạnh không mát kéo dài còn là nguyên nhân dẫn đến một số hư hỏng của máy lạnh do máy phải hoạt động quá công suất. Khi bạn trì trệ việc sửa máy lạnh không mát càng lâu, lỗi hư hỏng càng nghiêm trọng, chi phí sửa chữa sẽ ngày càng cao trong khi tuổi thọ của máy cũng bị giảm dần theo thời gian.

Hướng dẫn sửa máy lạnh

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia sửa chữa máy lạnh có nhiều năm kinh nghiệm tại Điện Lạnh Vincool để biết vai nguyên nhân và cách sửa máy lạnh không mát hiệu quả bạn nhé.

2. Vì sao máy lạnh không mát?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy lạnh hoạt động nhưng không mát. Trong đó, phổ biến nhất là do máy bị bám quá nhiều bụi bẩn, thiếu hoặc hết gas hoặc có thể do block máy lạnh bị hư.

2.1 Máy lạnh không mát do không vệ sinh

Tương tự như bất cứ thiết bị điện lạnh nào khác, việc sử dụng thời gian dài mà không bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ sẽ làm máy xuống cấp, trục trặc. Đối với hệ thống điều hòa, máy lạnh, vệ sinh định kỳ là thao tác rất quan trọng. Bởi khi máy lạnh bị bụi bẩn bám vào quá nhiều sẽ dẫn đến việc bị tắc, không khí không lưu thông tốt. Lúc này bụi bẩn sẽ làm máy lạnh không mát, hao phí điện năng, không khí phà ra có mùi khó chịu, lâu ngày sẽ dẫn đến việc tắc đường ống gas, ống thoát không khí… Để bảo quản máy lạnh tốt nhất, bạn nên tiến hành vệ sinh máy lạnh định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, nên làm vệ sinh máy lạnh, lau chùi bụi bẩn bám bên ngoài máy mỗi ngày.

2.2 Máy lạnh thiếu hoặc hết gas

Thiếu hoặc hết gas cũng là nguyên nhân phổ biến làm máy lạnh không mát. Thông thường, hệ thống gas trong máy lạnh là hệ thống kín, gas máy lạnh là hóa chất bền bỉ, không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy lạnh. Vì thế nguyên nhân làm máy thiếu hoặc hết gas thường đến từ việc đường ống bị rò rỉ, van bị hở hoặc gas không được nạp đầy lúc lắp đặt máy lạnh.

Hướng dẫn sửa máy lạnh

Vậy làm sao để biết máy lạnh bị thiếu gas? Hãy chú ý các dấu hiệu này bạn nhé:

  • Máy lạnh kém hoặc không lạnh
  • Máy bị bám tuyết quanh van ống nhỏ của dàn nóng
  • Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn bình thường
  • Máy báo lỗi và tự động tắt sau khi bật 5 – 10 phút

Cách sửa máy lạnh không mát do hết gas là gì? Các chuyên gia sửa chữa máy lạnh uy tín tại Vincool khuyên bạn: Nếu thấy máy lạnh có những dấu hiệu hết gas thì nên liên hệ với đơn vị sửa máy lạnh tại nhà uy tín để được khắc phục rò rỉ và bổ sung gas bị thiếu. Bạn không nên tự bơm gas cho máy lạnh nhé. Nếu thao tác không chính xác , thì có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện và tuổi thọ của máy lạnh đấy.

2.3 Máy lạnh không mát do block hư

Block là bộ phận quan trọng hàng đầu trong cấu tạo máy lạnh, điều hòa. Khi block máy lạnh bị hư hỏng, máy sẽ không hoạt động hoặc không làm lạnh như bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc block máy lạnh bị hư. Nếu không phải là thợ sửa máy lạnh chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ không thể tự sửa máy lạnh bị hư block được. Bởi block máy lạnh có cấu tạo rât phức tạp, các lỗi hư hỏng liên quan đến block cũng thường phức tạp và khó sửa chữa hơn nhiều.

Hướng dẫn sửa máy lạnh

Khi máy lạnh của bạn không mát, nhưng không phải do bị bụi bẩn bám quá nhiều hay không có các dấu hiệu thiếu gas, thì tốt nhất bạn nên liên hệ đơn vị sửa chữa máy lạnh tại nhà uy tín để được tư vấn, hỗ trợ khắc phục sự cố. Cách sửa máy lạnh không mát đúng đắn và nhanh chóng sẽ giúp máy lạnh của bạn an toàn, hạn chế được các hư hỏng nghiêm trọng.

3. Sửa máy lạnh không mát có đắt không?

Nếu bạn đang băn khoăn về giá dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà chuyên nghiệp thì có giải pháp cho bạn đây. Ngày nay các dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại nhà uy tín thường có giá thành rất hợp lý. Thay vì chọn đơn vị sửa máy lạnh giá rẻ kém chất lượng, bạn nên chọn những công ty sửa máy lạnh tại nhà uy tín để đảm bảo an toàn cho máy lạnh. Đây cũng là cách sửa máy lạnh không mát tiết kiệm nhất.

Bảng giá dịch vụ sửa chữa máy lạnh

DANH MỤC PHỤ TÙNG THAY THẾ CÔNG SUẤT TRIỆU CHỨNG ĐVT ĐƠN GIÁ (VẬT TƯ + CÔNG) DÀN LẠNH Sửa mất nguồn, chập/hở mạch 1-2HP Không vô điện lần 350 – 500.000 Sửa board dàn lạnh (mono) 1-2HPKhông chạy, báo lỗi lần 450 – 600.000 Sửa board dàn lạnh (inverter) 1-2HPKhông chạy, báo lỗi lần 550 – 850.000 Thay cảm biến to phòng/dàn 1-2HP Lá đảo đứng im con 400 – 500.000 Thay mắt nhận tín hiệu 1-2HP Remote không ăn con 350 – 380.000 Thay mô tơ lá đảo gió 1-2HP Lá đảo không quay cái 350 – 450.000 Thay tụ quạt dàn lạnh 1-2HP Quạt không quay cái 250 – 350.000 Thay stato dàn lạnh 1-2HP Quạt không quay cái 400 – 500.000 Thay mô tơ quạt dàn lạnh (AC) 1-2HP Quạt không quay cái 750 – 1tr2 Thay mô tơ quạt dàn lạnh (DC) 1-2HP Quạt không quay cái 950 – 1tr5 Sửa chảy nước, đọng sương 1-2HP Dàn lạnh cái 300 – 350.000 Sửa xì dàn lạnh (hàn) 1-2HP Không lạnh cái 400 – 450.000 Sửa nghẹt dàn (tháo dàn) 1-2HPKhông lạnh, kêu lần 450 – 650.000 Thay quạt (lồng sóc) 1-2HP Quạt không quay cái 450 – 650.000 DÀN NÓNG Sửa board dàn nóng (inverter) 1-2HP Quạt không quay lần 750 – 950.000 Thay tụ quạt dàn nóng 1-2HPKhông chạy, báo lỗi cái 450 – 480.000 Thay tụ ( Kapa đề block) 1-2HP Block không chạy cái 350 – 550.000 Thay stator quạt dàn nóng 1-2HP Không lạnh cái 600 – 700.000 Thay cánh quạt dàn nóng 1-2HP Không lạnh cái 450 – 650.000 Thay mô tơ quạt dàn nóng 1-2HP Không lạnh cái 650 – 850.000 Sửa xì dàn nóng (hàn) 1-2HP Không lạnh lần 600 – 900.000 Thay rờ le bảo vệ block (tẹc mít) 1-2HP Không lạnh cái 350 – 400.000 Thay terminal nối 3 chân block 1-2HP Không lạnh bộ 250 – 300.000 Thay bộ dây nối 3 chân lock 1-2HP Không lạnh bộ 350 – 400.000 Thay khởi động từ (contactor) 1-2HP Không lạnh cái 800 – 1tr Thay block máy lạnh 1-2HP cái LIÊN HỆ HỆ THỐNG Sửa nghẹt đường thoát nước 1-2HP Chảy nước lần 150 – 300.000 Thay gen cách nhiệt + si 1-2HP Chảy nước m 50.000 – 90.000 Thay bơm thoát nước rời 1-2HP Chảy nước cái 1tr5 – 1tr8 Nạp ga toàn bộ – R22 (mono) 1HP Không lạnh máy 350.000 – 450.000 1.5HP Không lạnh máy 400.000 – 500.000 2HP Không lạnh máy 500.000 – 600.000 Nạp ga toàn bộ – 410A (inverter) 1HP Không lạnh máy 650.000 – 750.000 1.5HP Không lạnh máy 700.000 – 800.000 2HP Không lạnh máy 750.000 – 950.000Lưu ý:

  • Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: (hãng máy lạnh, vị trí đặt máy lạnh,…)
  • Đối với các trường hợp phải đem máy về công ty để sửa chữa thì nhân viên sẽ lập phiếu, ghi rõ thời gian tiếp nhận và bàn giao cho khách hàng.
  • Quý khách hàng là công ty, nhà hàng, khách sạn có số lượng > 10 máy, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ giá tốt nhất

THỜI GIAN LÀM VIỆC:

  • Thứ 2 – Chủ Nhật (Kể cả ngày lễ)
  • 7h – 19h (Làm việc ngoài giờ theo yêu cầu)

HOTLINE 24/7: 0768.234.739 – 0768.248.739

4. Những câu hỏi thường gặp

Sau khi liên hệ bao lâu thì kỹ thuật viên sẽ có mặt?

Hiện tại các chi nhánh của điện lạnh Vincool đã phủ khắp trên tất cả Quận, Huyện tại TP HCM. Sau 30 phút kỹ thuật viên Vincool sẽ có mặt và kiểm tra tình trạng hoạt động của máy lạnh. Hoặc quý khách có thể đặt lịch sửa chữa máy lạnh trước qua số Hotline: 0768 234 739 . Vincool cam kết luôn hỗ trợ đúng giờ đối với khách hàng đặt lịch trước!

Bảo hành sau sửa máy lạnh trong bao lâu?

Tất cả dịch vụ Vincool cung cấp điều đi kèm với chế độ hậu mãi, bảo hành dài hạn. Tùy theo mức độ hư hỏng của thiết bị mà KTV sẽ áp dụng thời gian bảo hành theo quy định của công ty. Thông thường thời gian bảo hành giao động từ 3 đến 12 tháng, KTV sẽ viết phiếu bảo hành cho khách hàng sau khi bàn giao thiết bị sau dịch vụ!

Tôi có được báo trước các chi phí phát sinh trước khi đồng ý thi công hay không?

Tại Điện Lạnh VinCool, bất cứ vấn đề và chi phí phát sinh nào đều được báo trước với khách hàng, khi có sự đồng ý mới tiến hành thực hiện, cam kết không có những khoản chi phí phát sinh không rõ ràng.

Chọn máy lạnh sử dụng loại Gas nào tốt nhất?

Theo nghị định thư Kyoto năm 1997, gas R22 phải được xóa bỏ hoàn toàn tại Việt Nam từ sau năm 2020. Do đó, trên thị trường chỉ còn gas R32 và gas R410A. Ưu và nhược điểm của 2 loại gas này như sau:

R410A R32 Ưu điểm

  • Hiệu quả làm lạnh cao hơn 1.6 lần so với gas R22 cũ
  • Làm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện năng hơn so với gas R22
  • Không gây thủng tầng Ozon
  • Tiết kiệm điện và hiệu suất làm lạnh vượt trội hơn hẳn so với gas R410A
  • Làm lạnh nhanh và sâu hơn so với gas R410A
  • Tiêu chuẩn khí thải GWP (550) của gas R32 thấp hơn nhiều lần so với gas R410A. Qua đó, lượng khí thải giảm đến 75%, góp phần bảo vệ môi trường, chống hiệu ứng nhà kính. Nhược điểm
  • Dễ gây thiếu oxi ở tầm thấp, gây nguy hiểm nếu có hiện tượng rò rỉ gas
  • Khó bảo dưỡng máy lạnh, bạn phải rút hoàn toàn gas cũ ra khỏi thiết bị trước khi bơm gas mới và cần nhiều thiết bị chuyên dụng
  • Máy lạnh sử dụng gas R32 thường có giá thành cao hơn.
  • Khó lắp đặt và bảo trì hơn so với máy lạnh dùng gas R410A nếu không đủ dụng cụ chuyên dụng.

Nếu không xét đến giá cả, thì gas R32 mới nhất sẽ là loại gas tốt nhất cho máy lạnh, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện năng.

Tại sao máy lạnh thường xuyên nhiều nước?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc máy lạnh bị rò rỉ nước khi hoạt động, có thể kể đến như:

  • Lắp đặt không đúng cách: ống thoát nước không có độ dốc, hoặc đường ống quá dài mà không có lỗ thông gió…
  • Lưới lọc của máy lạnh bị bẩn do không vệ sinh thường xuyên.
  • Ống thoát nước bị nghẽn hoặc bị vỡ
  • Quạt dàn lạnh bị hỏng, không quay hoặc quay chậm khiến máy lạnh bị đóng tuyết.
  • Máy lạnh bị thiếu gas, dẫn đến bị đóng tuyết.

Để khắc phục triệt để lỗi này, bạn nên tìm đến những trung tâm sửa máy lạnh uy tín để được hỗ trợ tận nhà.