Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách

Nhiều người thường mắc phải những sai lầm khi tẩy giun khiến công dụng đạt được không tối đa, hơn nữa còn gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết sau hướng dẫn cách uống thuốc tẩy giun đúng cách giúp loại bỏ tối đa lượng giun sán ra khỏi cơ thể và bảo vệ sức khỏe của mình.

Thói quen dùng thực phẩm không được nấu chín đun sôi, thường xuyên chơi nghịch đất cát của trẻ, vệ sinh cá nhân kém,… là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm và lây lan giun sán cho mọi người. Tất cả mọi đối tượng đều có thể nhiễm giun, nhiều nhất là giun đũa, tiếp đến là giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn,…

 

Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách

Một số loại giun thường gặp

1/ Tẩy giun như thế nào là đúng cách?

Khi bị nhiễm giun bạn có thể gặp phải những rắc rối như: thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, nôn và buồn nôn; trẻ bị giun sán biếng ăn, còi cọc suy dinh dưỡng. Không chỉ cư trú ở đường ruột, một số trường hợp giun nhiều có thể giun chui vào ống mật, gây tắc ruột, gây suy tim,… Dùng thuốc trị giun giúp tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi cơ thể. Do đó, tẩy giun định kỳ 4-6 tháng 1 lần là khuyến cáo của bác sĩ bạn nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Tuy nhiên, không ít người lại mắc những sai lầm không đáng có khiến giun sán không được loại bỏ triệt để, khả năng tái nhiễm cao và gặp phải một số nguy hiểm khác. Để mang lại hiệu quả tối đa cần uống thuốc giun đúng cách, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc như: Lựa chọn thuốc tẩy giun tốt nhất; dùng thuốc tẩy sau thuốc điều trị; xử lý giun sán được tẩy ra; thực hiện các biện pháp vệ sinh sau khi tẩy giun sán và điều trị giun sán định kỳ theo đúng yêu cầu.

2/ Hướng dẫn cách uống thuốc xổ giun đúng cách

Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rất cần thiết

– Đối tượng dùng thuốc tẩy giun: Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn được khuyến nghị uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm (trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ). Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát. Khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Với phụ nữ có ý định mang thai, cũng nên tẩy giun trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng.

– Chọn thuốc tẩy giun: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun. 3 nhóm thuốc được khuyên dùng có độc tính thấp, điều trị giun trên phổ rộng, ít gây tác dụng phụ và hạn chế tái nhiễm tối đa là:

– Nhóm Mebendazol:

+ Tác dụng: Trị giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn.

+ Cách sử dụng: Có thể nuốt, nhai, nghiền, hay uống cùng với thức ăn.

+ Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng cách tẩy giun này cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Không nên sử dụng trong các trường hợp này nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

+ Phản ứng phụ: Uống thuốc tẩy giun này có thể xảy ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, nổi mề đay.

+ Liều dùng: Sử dụng liều 100 mg ngày 1 lần (với giun kim) hoặc 100mg ngày 2 lần sáng và tối sử dụng trong 3 ngày (với giun đũa, giun tóc, giun móc), 200mg ngày 2 lần trong 3 tuần liên tiếp (giun lươn) lặp lại 2-3 tuần nếu cần thiết.

– Nhóm Albendazol:

+ Tác dụng: Diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành. Ngoài ra albendazol còn điều trị sán dãi heo và sán dãi bò.

+ Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng nếu bạn bị suy gan, bệnh máu, bệnh tủy xương, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.  Có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

+ Cách sử dụng: Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày.

+ Phản ứng phụ: Có thể xảy ra là đau dạ dày, nôn ói, đau đầu, choáng váng,…

+ Liều dùng: Cách uống thuốc tẩy giun này áp dụng cho người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 200mg 1 ngày, có thể lập lại sau 3 tuần ( giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim); người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 5mg/kg dùng trong 3 ngày (giun lươn).

– Nhóm Pyrantel pamoat:

+ Tác dụng: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc.

+ Trường hợp không nên sử dụng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú. Nhóm thuốc này được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

+ Cách sử dụng: Có thể uống lúc bụng no hoặc bụng đói đều được.

+ Phản ứng phụ: Có thể gây choáng váng. Trường hợp hiếm xảy ra: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoặc giảm cảm giác ngon miệng, đau đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt, mất ngủ, sốt phát ban.

+ Liều dùng: 10 mg/kg, dùng ngày 1 lần (giun móc, giun kim, giun đũa), có thể lặp lại 2 tuần nếu cần thiết.

*Thời gian uống thuốc: Nhiều người thường nghĩ dùng thuốc tẩy giun tốt nhất là khi đang đói. Tuy nhiên, với sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian. Bạn có thể dùng thuốc bất kỳ thời điểm nào, tốt nhất là nên áp dụng các cách uống thuốc tẩy giun trên vào buổi tối trước khi đi ngủ.

* Tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình cùng lúc: nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

Bên cạnh đó, để hạn chế việc tái nhiễm giun bạn cần: rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi và bảo quản tốt; rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất;…

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng: 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:07 AM , 12/09/2021

Dược sĩ Thu Hà: Những triệu chứng sau khi uống thuốc xổ giun thường gặp nhất là: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, dị ứng với thành phần của thuốc. Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên nghỉ ngơi để các triệu chứng này giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơ thể phản ứng mạnh hơn với thuốc như bị sốt, mệt rã rời, nôn mửa nhiều… thì hãy đi thăm khám kịp thời.

Đối với các trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể sẽ xảy ra những phản ứng có hại như: rối loạn chức năng gan, viêm gan, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, viêm cầu thận. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp này, cách khắc phục hiệu quả là trong giờ đầu tiên sau khi sử dụng thuốc quá liều nên súc dạ dày càng sớm càng tốt.

Uống thuốc xổ giun đúng cách cho trẻ em có gì khác biệt so với người lớn? Cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn cho trẻ?

Dược sĩ Thu Hà: Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ bị nhiễm giun sán thì nên đưa đi khám và làm các xét nghiệm tầm soát, cũng như tiến hành tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khi uống thuốc tẩy giun, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bị dị ứng với thuốc gây phát ban, ngứa, nổi mề đay, nôn nhiều, sốt cao, co giật. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Tẩy giun là việc làm cần thiết, cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, tránh các rắc rối do giun sán gây ra. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp mặc dù tẩy giun đúng định kỳ mà vẫn bị nhiễm giun. Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra vấn đề này, đâu mới là cách uống thuốc tẩy giun đúng cách?

Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách
Thuốc tẩy giun cần được uống đúng cách, định kỳ thì mới mang lại hiệu quả

Tẩy giun là việc cần làm ở mỗi người, đặc biệt là trẻ em do ăn thức ăn, dùng nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc nuốt phải trứng giun trên nền đất khi cầm nắm, ngậm đồ chơi. Khi bị giun ký sinh, trẻ thường trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng trầm trọng. 

Đa phần, những người sống ở khu vực thành phố chủ yếu nhiễm giun đũa, ở nông thôn là giun móc. Do thường sử dụng thức ăn sống có lẫn trứng giun, thất ăn bị ruồi nhặng, gián bám vào… Không chỉ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, giun còn có thể ký sinh vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột hoặc gây tắc ống mật… Ngoài ra, có thể ký sinh ở tai, gan, cơ, não… gây ra nhiều bệnh lý và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Ý thức được tầm quan trọng của việc tẩy giun, nhiều gia đình luôn tẩy giun định kỳ. Tuy nhiên, có một số trường hợp mặc dù thường xuyên tẩy giun vẫn mắc bệnh là do cách uống thuốc tẩy giun chưa đúng cách. 

Nguyên tắc tẩy giun cụ thể như sau:

  • Việc tẩy giun giúp làm sạch hoặc làm giảm lượng giun sán trong cơ thể.
  • Nên tẩy giun theo định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
  • Đối tượng cần tẩy giun là cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên. Nếu trẻ dưới 2 tuổi nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ thăm khám, không tự ý dùng thuốc cho trẻ. 
  • Nên tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo. 
Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách
Nên tẩy giun cho cả gia đình để tránh tình trạng nhiễm giun chéo

Để việc sử dụng thuốc tẩy giun mang lại hiệu quả tốt, cần nắm được đối tượng sử dụng, loại thuốc tẩy giun phù hợp và thời gian sử dụng tốt nhất. Cụ thể:

Như đã nói, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên đều được khuyến nghị uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Với phụ nữ có ý định có thai thì nên tẩy giun ít nhất một tháng trước thời điểm sẵn sàng mang thai. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Có 3 nhóm thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay là Mebendazole, Albendazole và Pyrantel pamoat. Trong đó:

Nhóm Albendazol

  • Có tác dụng diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành, điều trị sán dải heo, sán dải bò. 
  • Không dùng cho người bị suy gan, bệnh máu, bệnh tủy xương, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra như choáng váng, đau đầu, nôn ói…
  • Cách dùng: Người lớn dùng 400mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày, có thể điều trị lại sau 3 tuần. Trẻ em dùng 200mg, uống liều duy nhất trong 1 ngày, sau 3 tuần có thể dùng 5mg trong 3 ngày đối với trường hợp giun lươn. 

Nhóm Pyrantel pamoat

  • Có tác dụng diệt giun đũa, giun móc, giun kim, không áp dụng cho giun móc.
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai 2 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, người bệnh gan.
  • Tác dụng phụ thường gặp là có thể gây choáng váng, hiểm xảy ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, mất cảm  ngon miệng.
  • Cách dùng: Uống lúc no hoặc đói, liều dùng 10mg/kg cho một liều duy nhất trong 1 ngày.

Nhóm Mebendazol

  • Có tác dụng trị giun tóc, giun móc, giun đũa, giun lươn, giun kim. 
  • Không dùng cho trẻ dưới mang thai, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho bú.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra như chóng mặt, nổi mề đay, tiêu chảy, đau dạ dày.
  • Cách dùng: Có thể nuốt, nhai, nghiền hoặc uống cùng thức ăn. Sử dụng 100mg liều duy nhất trong một ngày hoặc 100mg chia làm 2 lần sáng và tối trong ngày.

Nhiều người cho rằng thuốc tẩy giun nên sử dụng lúc đói là tốt nhất. Tuy nhiên hiện nay, có thể sử dụng thuốc ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất nên áp dụng cách sử dụng thuốc tẩy giun trên là buổi tối trước khi đi ngủ. 

Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách
Luôn rửa tay sạch sẽ sau khi tẩy giun, trước và sau khi ăn để tránh nhiễm lại

Khi đã nắm được cách tẩy giun, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi thấy trẻ có biểu hiện như bụng đau, to căng cứng bất thường, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, ngứa hậu môn vào ban đêm… thì nên nhanh chóng tẩy giun cho bé. 
  • Sau khi tẩy giun, cần rửa tay sạch sẽ, ăn thức ăn được rửa sạch, nấu kỹ, bảo quản tốt, chế biến sạch sẽ.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh dùng các thức ăn sống như tiết canh, rau sống, nem… 
  • Hạn chế dùng đồ ăn bên ngoài, chế biến sẵn vì dễ nhiễm khuẩn, kém vệ sinh.
  • Không để trẻ bò lên dưới đất, nên rửa đồ chơi sạch sẽ.

Trên đây là cách uống thuốc tẩy giun đúng cách và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ tốt cho việc bảo vệ sức khỏe của cá nhân và gia đình bạn.

Có thể bạn quan tâm