Jargon File là gì

Hacker là gì?

hoang8649
8 năm trước

Bạn thích hoặc muốn trở thành hacker?
Bạn nghĩ bạn là hacker?
Vậy bạn biết chính xác hacker là gi hay không?
Nếu bạn nghĩ hacker là những kẻ lấy được pw của người khác thì đó là 1 sai lầm lớn bởi vì định nghĩa của Hacker không chỉ thu hẹp trong phạm vi lấy password, xem những chuyện riêng tư của người khác mà khái niệm về nó có lẽ mình còn chưa nắm vững được.

Jargon File là gì

Trong Jargon File có đưa ra một số định nghĩa về thuật ngữ Hacker, phần lớn đều là định nghĩa là những người thông thạo và say mê tìm hiểu xử lý và vượt qua những vấn đề về máy tính. Vì vậy nếu bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để trở thành một Hacker thì có hai vấn đề liên quan.

Có một nhóm các nhà lập trình tài giỏi cùng các chuyên gia về mạng cùng vạch ra đường lối phát triển Internet từ lúc chiếc máy mini đầu tiên được nối mạng và những thí nghiệm đầu tiên để thành lập mạng ARPA net suốt thập kỷ qua. Những thành viên của nhóm người này bắt nguồn từ thuật ngữ Hacker. Giới Hacker đã xây dựng nên mạng Internet, hệ điều hành Unix, các nhóm tin Usenet như ngày hôm nay mà chúng ta thấy. Các Hacker giúp cho hệ thống World Wide Web hoạt động. Nếu như bạn là một phần của hội này, nếu bạn đã đóng góp cho sự phát triển của giới Hacker và mọi người biết bạn, gọi bạn là Hacker, khi đó bạn là một Hacker.

Giới Hacker không hạn chế trong những Hacker hoạt động trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Có những người đă đưa văn hóa Hacker vào những lĩnh vực khác như điện tử hay âm nhạc. Thực ra bạn có thể thấy điều đó trong những tầng lớp cao nhất của khoa học hay nghệ thuật. Những Hacker trong lĩnh vực vi tính tìm thấy những điểm tương đồng về mặt tinh thần này và cũng gọi đó là Hacker. Một số khác cho rằng bản chất của Hacker thực sự không phụ thuộc vào môi trường mà Hacker làm việc. Nhưng trong phần còn lại của tài liệu này chúng ta sẽ chú trọng vào những kỹ năng và phong cách của các Hacker trong lĩnh vực vi tính và truyền thống của văn hoá mở bắt nguồn từ thuật ngữ Hacker.

2. Quan điểm của các Hacker.

Các Hacker xử lý các vấn đề phức tạp và xây dựng nên mọi thứ, và họ giúp đỡ lẫn nhau dựa trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng quyền tự do và tính tình nguyện của mọi cá nhân. Để được chấn nhận như là một Hacker, bạn phải ứng xử như thể đây chính là một nét tính cách của bạn. Và bạn phải thực sự tin tưởng những quan điểm này.

Nếu bạn chỉ nghĩ đến mục đích trau dồi những nét tính cách này như là một phương thức để được chấp nhận là một thành viên của giới Hacker, thì bạn đã lầm! Để trở thành một người tin tưởng vào những điều này, điều quan trọng là chính bạn phải học tập trau dồi kiến thức để luôn luôn tiến bộ. Cũng như những môn nghệ thuật có tính sáng tạo khác, cách hiệu quả nhất để thành công là Khôngi gương những người thành công, không chỉ về mặt trí tuệ mà cả về mặt cảm xúc.
Vì vậy nếu bạn muốn trở thành một Hacker chân chính, hãy lặp lại những điều dưới đây cho đến khi bạn tin tưởng nó:

2.1. Thế giới còn đầy rẫy những vấn đề hấp dẫn cần giải quyết.
Con đường để trở thành một Hacker có rất nhiều điều thú vị, nhưng là những điều thú vị đňi hỏi người ta phải nổ lực mới đạt được. Sự nổ lực này phải có động lực thúc đẩy. Người vận động viên thể thao thành công có động lực là sự thích thú tự hào khi trình diễn cơ thể hoàn hảo của họ, và điều này đã giúp họ vượt qua những giới hạn tự nhiên. Tương tự như vậy, để trở thành một Hacker bạn phải có được sự rung cảm, phấn khích khi xử lý xong một vấn đề phức tạp, mài dũa kỹ năng của bạn và rèn luyện trí tuệ của bạn.

Nếu bạn không có những cảm xúc trên một cách tự nhiên thì bạn cần phải như vậy để trở thành một Hacker thực sự. Nếu không thì nghị lực để trơ thành Hacker của bạn sẽ cạn kiệt như những hình thức giải trí bình thường khác như tình dục, tiền bạc và được xã hội chấp nhận.

(Bạn cũng còn phải rèn luyện niềm tin vào khả năng tự học của mình. Một niềm tin có thể là bạn không có đầy đủ kiến thức để giải quyết một vấn đề, nhưng nếu bạn cố gắng tiến lên một bước nhỏ thì bạn sẽ học được cách để tiến thêm một bước nữa. Và cứ như thế cho đến lúc bạn thành công.

2.2. Không nên phí thời gian đi giải quyết một vấn đề đă có người khác làm rồi.

Những bộ óc sáng tạo thì rất quý hiếm và cũng có giới hạn về số lượng. Và chúng không nên bị phí vào việc phát minh lại những thành tựu mà những người đi trước đă đạt được. Thế giới cňn đầy rẫy những vấn đề mới, hấp dẫn cần được giải quyết.

Để ứng xử như một Hacker, bạn phải tin rằng thời gian làm việc của các Hacker khác là rất quý giá và vì vậy cho nên bạn phải có trách nhiệm chia sẻ thông tin, xử lý các vấn đề và đưa các lời giải lên mạng để các Hacker khác dành thời gian cho các vấn đề mới hơn thay vì phải phí sức lặp lại công việc mà bạn đã làm.

Hacker theo mình thì có 2 loại chính, một là chính đạo 2 là tà đạo. Những hacker thuộc chính đạo là gì?
Là những người tìm tòi những cái tốt giúp ít cho đời sống khoa học kĩ thuật và cho mọi người sử dụng internet trên thế giới.

Tà đạo?
Khỏi giải thích mình nghĩ những bạn bắt đầu đọc bài này cũng là những hacker theo loại này rồi. Hacker thuộc tà đạo là những kẻ muốn chiếm lợi riêng, thay vì chính đạo tìm những khe hở của internet đề lấp lại, tà đạo lại lợi dụng nó để xâm nhập hệ thống và ăn cấp thông tin ( đôi khi liên quan đến những vấn đề lớn như chính trị kinh tế chứ không phải tại vì tò mò mà thôi)

Bạn thấy đấy, Hacker đâu phải đơn giản như bạn nghĩ. Kể cả những kẻ có bằng cấp trong tay, liệu có được tôn làm hacker không? Chưa hằn đâu nghen. Đôi khi những người không bằng cấp vượt trội hơn về mọi mặt đấy!
Chúc bạn trở thành 1 hacker thât sự !

Các bạn xem thêm những Hacker nổi tiếng thế giới tại đây

Chia sẻ qua:

Print

Có liên quan

  • Những hacker nổi tiếng nhất thế giới
  • Tháng Bảy 4, 2013
  • Trong "KIẾN THỨC TIN HỌC (A-Z)"
  • Trojan là gì ?
  • Tháng Bảy 4, 2013
  • Trong "KIẾN THỨC TIN HỌC (A-Z)"
  • Các dấu hiệu nhận biết máy tính của bạn đã bị nhiễm virus
  • Tháng Sáu 2, 2013
  • Trong "KIẾN THỨC TIN HỌC (A-Z)"
Danh mục: KIẾN THỨC TIN HỌC (A-Z)
Để lại nhận xét