Kế hoạch xây dựng nếp sống văn minh trường học

PHÒNG GD&ĐT TP THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG MN QUANG VINH

 

Số: 52/KH-TrMN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

P. Quang Vinh, ngày 16 tháng 4 năm 2019

KẾ HOẠCH

Phối hợp thực hiện công tác tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên

địa bàn thành phố Thái Nguyên

Căn cứ công văn số 316/GDĐT ngày 10/4/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên về việc tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ;

Trường mầm non Quang Vinh xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện công tác tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cụ thể như sau:

I. Mục đích yêu cầu

1. Mục đích:

- Thông qua các hoạt động nhằm tiếp tục làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong toàn trường trong việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng thành phố Thái Nguyên giàu đẹp, văn minh.

- Gắn việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị với phong trào xây dựng cơ quan, trường học văn hóa, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, với nội dung thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

- Tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

- Tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức cũng như hành động về thực hiện nếp sống văn minh trong trường học và thực hiện văn minh đô thị.

2. Yêu cầu:

- Các hoạt động được tổ chức cho tất cả CBGVNV được tham gia tạo nề nếp, thói quen trong ứng xử, giao tiếp văn minh, lịch sự với đồng nghiệp, phụ huynh và mọi người; thu hút sự quan tâm, tham gia và phối hợp của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên thể hiện rõ bằng những việc làm, hành động cụ thể, xây dựng uy tín bằng đạo đức và phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường

- Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường công tác quản lí đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 22/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Thái Nguyên; Nghị quyết số 08-NQTU ngày 17/12/2018 của Tỉnh ủy; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/01/2019 của UBND thành phố Thái Nguyên về việc nâng cao kỷ cương quản lí đô thị và tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Các quy định của pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, luật giao thông đường bộ; các tiêu chuẩn xây dựng đơn vị văn hóa; Quy ước ứng xử văn hóa đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh; gương người tốt, việc tốt trong ứng xử, giao tiếp, sinh hoạt, trong tham gia các hoạt động; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện trật tự đô thị, văn hóa giao thông,…

- Thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong dạy học, giáo dục; thông báo trên bảng tin, các buổi Tuyên truyền, bài viết trên Website của trường.

- Tổ chức truyền thông thông qua tọa đàm, giao lưu, chuyên đề thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn, hoặc thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,...

2. Nội dung và hình thức tổ chức thực hiện nếp sống văn minh đô thị:

* Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.

- Thực hiện trang trí lớp học đẹp, thân thiện đảm bảo tính mỹ thuật, tính sáng tạo, có tác dụng giáo dục. Đẩy mạnh xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn.

- Tổ chức hoạt động tìm hiểu, chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch - đẹp hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình văn hóa, di tích lịch sử của địa phương với bạn bè.

- Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh trường học, nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh bếp ăn bán trú.

- Thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; Cán bộ giáo viên và nhân viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; nghiêm cấm cán bộ, giáo viên, nhân viên hút thuốc lá trong nhà trường, không được uống rượu bia trước, trong giờ làm việc và giờ lên lớp.

Thông qua các hoạt động trên nhằm tạo môi trường thân thiện để kích thích, thu hút học sinh, giáo viên, học sinh thêm yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương đất nước. Từ đó, để mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo thường xuyên tự rèn luyện mình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng đẹp hơn.

* Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đề cao lối sống văn hóa, giao tiếp ứng xử văn minh của mỗi cá nhân trong gia đình, trong cộng đồng dân cư, tại trường học và nơi công cộng.

* Tổ chức các hoạt động cụ thể để rèn luyện:

- Đối với nhà trường:

+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 về việc Ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.

+ Xây dựng Quy ước ứng xử văn hóa trong nhà trường và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

+ Tổ chức mỗi cán bộ, giáo viên đăng ký một nội dung phấn đấu rèn luyện học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

+ Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nhà trường.

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trong đó tập trung nội dung bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đạo đức lối sống, hình thành nề nếp, thói quen ứng xử có văn hóa cho trẻ, tạo môi trường giao tiếp ứng xử linh hoạt; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi lành mạnh...., góp phần xây dựng niềm tin phấn khởi cho CBGVNV và trẻ khi đến trường.

Đối với CB, - GV, NV:

+ Thực hiện nghiêm túc Quy định về nếp sống văn minh đô thị trong CB, GV, NV của đơn vị trong sinh hoạt và giao tiếp.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, năng động, sáng tạo trong công tác, phối hợp giúp đỡ nhau trong công việc. Không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng trước yêu cầu đổi mới của ngành, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

+ Trang bị cho trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử, biết kính trọng, lễ phép với mọi người.

+ Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ quan; nghiêm túc trong phê bình và tự phê bình, đấu tranh tích cực với nạn tham nhũng, lãng phí của công và các hiện tượng tiêu cực khác.

+ Chủ động xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, phấn đấu theo chuẩn Nghề nghiệp giáo viên mầm non; Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi, năng lực, nhiệm vụ được phân công.

+ Nêu gương người tốt việc tốt thông qua các hoạt động để trẻ học tập và làm theo; Phối hợp tốt với phụ huynh giáo dục lối sống văn minh cho trẻ: Thường xuyên trao đổi thông tin, ghi hình sản phẩm của trẻ về các hoạt động ở trường cũng như ở nhà để động viên, khích lệ học sinh kịp thời.

* Xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ; Xây dựng An ninh trật tự trường học.

- Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động trong ngày, qua hoạt động ngoại khóa của lớp, sinh hoạt tập thể, qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động chung của nhà trường.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”. Tổ chức các sân chơi về ATGT như: Lớp học ATGT tý hon, Vượt chướng ngại vật; Em cùng bạn Đua thuyền; Thi ghép hình..

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác “Tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” của đơn vị tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, phụ huynh, học sinh thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; giữ gìn vệ sinh môi trường nơi ở, trường học, nơi công cộng; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự mỹ quan đô thị.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2018-2019.

- Thực hiện có hiệu quả “ Đề án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Thái nguyên giai đoạn 2017-2020”, “Đề án xây dựng tuyến phố văn minh đô thị giai đoạn 2016-2020”

- Tự kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua của nhà trường.

2. Tổ chuyên môn

- Tuyên truyền tới CB,GV,NV và phụ huynh, học sinh thực hiện tốt nội dung kế hoạch “Tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”.

- Phát động phong trào thi đua trong tổ.

- Báo cáo kết quả thực hiện nội dung của kế hoạch.

- Đánh giá CB,GV,NV theo quy định.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác “Tăng cường nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” của trường mầm non Quang Vinh. Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT TPTN( B/c);

- BGH ( T/h);

- CĐCS;ĐTN;tổ chuyên môn( t/h)

- Lưu: VP.

HIỆU TRƯỞNG