Kết luận sư phạm về ngôn ngữ của học sinh tiểu học

Lớp 5 là lớp chuyển cấp, các em sắp sửa bước vào cấp học mới mà ở đó đòihỏi phải có sự khéo léo và linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ giữvai trò hết sức quan trọng trong học tập và giao tiếp. Do đó, giáo viên cần chú trọnglàm giàu vốn từ ngữ cho học sinh. Dạy học từ cho học sinh lớp 5 trong nhà trườngtiểu học cũng cần đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt.Thông qua môn Tiếng Việt, giáo viên cần xác định được thế nào là từ, từ cóvai trò như thế nào trong ngôn ngữ và giao tiếp, dạy từ nhằm mục đích gì ? Từ đó,đưa ra định hướng về dạy từ ở tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng.Dạy từ cho học sinh lớp 5 là một trong những biện pháp làm giàu vốn ngônngữ cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểuhọc. Để làm tốt nhiệm vụ này, trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm được đầyđủ, chính xác, rõ ràng nhất về từ. Sau đó cung cấp cách thức nhận diện, phân loại từvề mặt ngữ nghĩa và cấu tạo. Cuối cùng là giúp các em nắm nghĩa của từ, biết đượcnhững giá trị quan trọng của từ trong quá trình tạo nghĩa. Từ đó nâng cao ý thứclàm giàu vốn từ cho học sinh. Mặt khác giáo viên cũng cần đưa ra những biện phápnhằm kích thích các em sử dụng từ trong diễn ngôn và văn bản.1.2.2. Các yếu tố tâm lí của học sinh lớp 5 có liên quan đến việc phát triểnvốn từĐể phát triển vốn từ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, đặc điểm tâmsinh lí là một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến năng lực này. Đốivới học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng thì điều đó lại có ý nghĩarất quan trọng bởi các em đang ở bậc học của cách học. Mọi thứ trong suy nghĩ đềuhết sức bỡ ngỡ và mới lạ. Các em hay bắt chước và học theo người lớn; thường cảmnhận sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh, đồng thời thể hiện những suy nghĩcủa mình ra bên ngoài chủ yếu dựa vào cảm tính. Chính bởi vậy, dạy học sinh lớp 5phát triển vốn từ nhất thiết phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí.Phát triển vốn từ được thể hiện trên hai phương diện: tiếp nhận và tạo lập vốntừ trong diễn ngôn và văn bản.+ Phát triển vốn từ trong diễn ngônTheo Đỗ Hữu Châu: “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ vừa là sản phẩm vừa là phươngtiện giao tiếp, là diễn ngôn, cũng tức là thông điệp bằng ngôn ngữ của giao tiếp”.Hay nói cách khác: “Diễn ngôn là phương tiện và là cái hình thành trong giao tiếp,tương đương với thông điệp của các cuộc giao tiếp không dùng ngôn ngữ làmphương tiện”. Tiếp nhận trong giao tiếp nói chung và tiếp nhận từ nói riêng là sự vận độngtát cả các giác quan như: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Trước hết,tiếp nhận từ trong diễn ngôn được thể hiện ở khả năng nghe. Để có thể hiểu đượcnghĩa cử từ đòi hỏi người tiếp nhận phải có khả năng nghe tốt, đầy đủ, rõ ràng vàchính xác mọi yêu cầu được đưa ra. Sau đó, vận dụng những giác quan khác đểkiểm tra mức độ hiểu nghĩa của từ.Để tiếp nhận hệ thống từ một cách chính xác và đầy đủ đòi hỏi học sinh(người tiếp nhận) phải vận dụng khéo léo và linh hoạt tất cả mọi giác quan. Đồngthời, quá trình tiếp nhận cũng phải gắn với ghi nhớ, tư duy…Trong quá trình tạo lập từ, học sinh không chỉ vận dụng những cơ quan cảmgiác mà còn cần có sự phối hợp của quá trình tư duy, liên tưởng, tưởng tượng…Muốn nói một câu nào đó, học sinh phải có kiến thức về từ, phải nói đúng các câuchữ, phát âm đứng từ, tiếng… Đồng thời cần sử dụng tư duy, liên tưởng, tưởngtượng… để nói đúng văn cảnh. Mặt khác, quá trình nói còn là sự hoạt động của bộmáy phát âm.Như vây, phát triển vốn từ trong diễn ngôn bao gồm những yếu tố như: tiếpnhận bằng mắt bộ máy phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gìđược nghe và nói bằng tư duy, tưởng tượng.+ Phát triển vốn từ trong văn bảnPhát triển vốn từ trong văn bản viết trước hết đòi hỏi sự tham gia của cơ quanthị giác. Muốn tiếp nhận tốt từ trong văn bản học sinh cần quan sát toàn diện, đầyđủ mặt chữ, con chữ cũng như toàn bộ văn bản. Trên cơ sở đó, sử dụng tư duy, liêntưởng… để phân tích, phát hiện và nhận diện được từ trên văn bản. Để thực hiệnđược điều này nhất thiết phải có sự tham gia của đôi bàn tay khéo léo. Mặt khác,người tạo lập phải có trí tuệ, biết lựa chọn, đúc rút, chắt lọc từ ngữ hay, phù hợp văncảnh… nhằm mang lại giá trị biểu cảm cho văn bản.Nếu như tiếp nhận từ trong văn bản bao gồm tiếp nhận về mặt nội dung vàhình thức thì tạo lập từ cũng phải căn cứ vào nội dung và hình thức.+ Kết luận sư phạmPhát triển vốn từ thông qua tiếp nhận và tạo lập đòi hỏi sự phối hợp linh hoạtvà khéo léo tất cả mọi cơ quan cảm giác và tri giác.Học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng vẫn còn nhỏ, ngôn ngữcòn hạn chế và sự tập trung chú ý của các em chưa cao… Chính vì vậy, nhiệm vụcủa người giáo viên là cần hướng và dẫn dắt các em vào các hoạt động học tập có mục đích nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên cần căn cứ vàođặc điểm tâm sinh lí của học sinh để đưa ra những biện pháp giảng dạy phù hợp,vừa sức… nhằm kích thích và tạo húng thú học tập cho các em.Phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 cũng chính là giúp các em phát triển hệthống ngôn ngữ. Tuy nhiên đây không phải là công việc một sớm một chiều, cũngkhông phải chỉ là trách nhiệm của nhà giáo dục mà đây chính là một quá trình lâudài và cần sự chung tay góp sức của gia đình – nhà trường – xã hội.1.2.3. Cơ chế của hoạt động tích lũy từ và bài tập mở rộng vốn từ cho họcsinh tiểu học.a) Cơ chế của hoạt động tích lũy từVốn từ là khối lượng từ cụ thể, hoàn chỉnh mà mỗi cá nhân có được trong trithức của mình.Vốn từ ở từng người cụ thể không giống nhau, nó phụ thuộc ở kinh ngiệmsống, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mỗi người.Ở lứa tuổi trước khi đến trường, trẻ em đã có một vốn tiếng mẹ đẻ khá phongphú qua tiếp xúc với những người xung quanh. Ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi, các em đã cóthể diễn tả được những điều muốn nói và khi nghe người khác nói, các em cũnghiểu được tương đối đầy đủ, rõ ràng.Tuy nhiên, vốn từ các em có được vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao tiếp.Về mặt chất lượng, ngôn ngữ của tre còn nhiều khiếm khuyết, từ ngữ các em dùngcòn mang tính khẩu ngữ, hồn nhiên nhưng thiếu chuấn xác.Đến tuổi đi học ( bậc tiểu học) các em được học dọc, học viết. Đây là một hìnhthức ngôn ngữ mới được xây dựng trên những quy tắc có tính chuẩn mực. Vì vậy,các em phải được học nghe, đọc, nói, viết với những nội dung, yêu cầu cụ thể.Về vốn từ, các em cần có bao nhiêu từ ngữ trong vốn từ thì đủ? Điều này chưaai có thể xác định rõ ràng, cụ thể. Nhưng trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạyhọc từ ngữ nói riêng, làm thế nào để học sinh có được một vốn từ càng nhiều về sốlượng thì càng góp phần giúp cho các em thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ mộtcách có hiệu quả.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể mở rộng phát triển vốn từ cho học sinhtiểu học đạt hiệu quả mong muốn.Trước hết chúng ta cần dựa trên quy luật sắp xếp và tích lũy vốn từ của ngườibản ngữ để tổ chức vốn từ cho học sinh tiểu học. Chúng ta đều thừa nhận: từ là một tiểu hê thống trong ngôn ngữ, nó khôngphải là một “mớ” hỗn tạp mà được sắp xếp một cách có tổ chức theo những hệthống nhất định. Từ được tích lũy trong đầu óc con người cũng không phải là mộtmớ hỗn độn mà được tổ chức thành hệ thống.Qua thí nghiệm mà các nhà Tâm lý – ngôn ngữ học thì các từ được tích lũy vàtồn tại trong đầu óc chúng ta theo một sự liên tưởng về mặt ngữ nghĩa. Nếu đưa ramột từ kích thích người ta sẽ thu được nhiều từ khác có liên quan về nghĩa. Sự liêntưởng này không nhất thiết là các từ phải giống nhau hay gần nhau về nghĩa, có khichỉ là các từ gần gũi nhau trong thực tế khách quan hoặc thường đi liền nhau tronglời nói.Ví dụ, nếu đưa ra từ “biển”, ta sẽ có các từ cùng trường liên tưởng về biểnnhư: nước, sóng, thuyền buồm, tàu thủy, hải âu…Hiện tượng tâm lý này có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy từ ở tiểu học.Chúng ta có thể làm giàu vốn từ cho học sinh dựa trên quan hệ ngữ nghĩa giữa cáctừ, có thể mở rộng vốn từ theo hệ thống chủ đề. Thực tế hiện nay, nội dung từ đượcdạy ở tiểu học đều được sắp xếp theo chủ đề, tên các bài học cũng chính là nội dungchủ đề từ cần học như: Tổ quốc, quê hương, thầy trò, quân đội nhân dân, nghiêncứu khoa học,…b) Kết luận sư phạmChủ đề từ là các trường nghĩa biểu vật, sự tập hợp các từ cũng biểu thị mộtphạm vi sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Chủ đề từ ngữ cũng chính lànhững hệ thống từ ngữ nhỏ trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.Như vậy, chủ trương mở rộng vốn từ cho học sinh theo chủ đề là phù hợp vớiđặc trưng về tính hệ thống của từ vựng trong ngôn ngữ, phù hợp với quy luật tíchlũy vốn từ của người bản ngữ. Đây cũng chính là cơ sở cần thiết cho việc xây dựngcác bài tập mở rộng, làm vốn từ cho học sinh lớp 5.1.2.4. Những yêu cầu đối với bài tập dạy tiếng Việt và việc xây dựng hệthống bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5a) Bài tập dạy tiếngBài tập là ra bài cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học. Thông quahệ thống bài tập, học sinh củng cố và nâng cao dược kiến thức. Như vậy, bài tậpphải đáp ứng được hai yêu cầu của người học là củng cố và nâng cao kiến thức.Mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ hình thànhnăng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt và khả năng chuyển tải vốn kiếnthức.Bài tập củng cố kiến thức là những bài tập được xây dựng nhằm giúp học sinhghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học. Do đó, nội dung của hệ thống bài tập phảibám sát mục tiêu và yêu cầu bài học, phù hợp với trình độ của tất cả học sinh. Mụcđích tiến hành bài tập nhằm giúp học sinh nắm chắc các khái niệm lí thuyết đồngthời củng cố các đơn vị kiến thức lí thuyết vừa học.Bài tập nâng cao kiến thức (hay còn gọi là bài tập rèn và phát triển kĩ năng) làmột tập hợp yêu cầu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó. Nếu làm được một loạt bàitập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết sẽ hình thành được kĩ năng tươngứng. tuy nhiên, mức độ khó của những bài tập này cũng sẽ được tăng lên.Để nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống bài tập, giáo viên cần đưa học sinhvào những hoạt động được tính toán và sắp đặt hợp lí. Có như vậy mới giúp họcsinh đạt tới kĩ năng nhất định: “ Bởi vì tâm lí học hiện đại đã kết luận: chỉ tronghoạt động thì kĩ năng mới hình thành và phát triển”.Tóm lại, trong các bài học thực hành bài tập là phương tiện, kĩ năng là mụcđích cần đạt tới. Bài tập là yếu tố không thể thiếu và có vai trò, vị trí hết sức quantrọngHệ thống bài tập phát triển vốn từ của đề tài được sử dụng trong các giờ dạycủa môn Tiếng Việt tiết luyện tập thực hành về từ và câu, chủ yếu thuộc phân mônLuyện từ và câu. Ngoài ra những bài tập này còn được sử dụng trong các phân mônkhác như tập đọc, chính tả, đặc biệt là tập làm văn. Việc củng cố kiến thức từ cầnđược tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể. Thời gian tăng buổi cũng làthời gian thích hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để cóđược kết quả như mong muốn thì cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đónhư thế nào, sử dụng nội dung và phương pháp nào là thích hợp?Cấu trúc bài tập bao gồm hai phần cơ bản: lệnh bài tập và ngữ liệuLệnh bài tập là những yếu cầu về các hoạt động mà học sinh phải thực hiện.Một bài tập có thể hoặc nhiều lệnh.Ngữ liệu là văn bản có sẵn, có thể là những câu, những đoạn có trong sách báohoặc do người biên soạn đưa ra. Ngữ liệu có thể có hoặc không tùy theo dạng bàitập.Các yêu cầu về nội dung và hình thức của hệ thống bài tập phát triển vốn từ sẽđược cụ thể hóa ở lệnh và ngữ liệu bài tập, cách sắp xếp các bài tập trong hệ thống. b) Những yêu cầu đối với một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho họcsinh lớp 5Bài tập phát triển vốn từ phải đáp ứng yêu cầu của bài tập dạy tiếng cũng nhưmục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học. Đồng thời bài tập cũng cầnđược xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa bài phát triển vốn từ cho đối tượng làhọc sinh lớp 5 với Ngôn ngữ học, Tâm sinh lí lứa tuổi, Lí luận giáo dục và lí luậndạy học, Chương trình dạy học tiểu học, Phương pháp dạy học tiếng ViệtĐể đạt được mục đích, thực hiện được nhiệm vụ nói trên của các bài tập về từ,một số dạng bài tập này phải được biên soạn, xây dựng theo những nguyên tắc nhấtđịnh. Đó là các nguyên tắc cơ bản sau:*Bài tập phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn:Trước hết là về tính khoa học. Yêu cầu này đòi hỏi bài tập phải có sự thốngnhất giữa lệnh bài tập và ngữ liệu. Lệnh bài tập chính là yêu cầu của bài tập, cònngữ liệu chính là những dữ kiện. Thực hiện các bài tập ngôn ngữ là sự tác động lêndữ kiện theo yêu cầu của lệnh bài tập để tạo ra sản phẩm mới. Nếu dữ kiện khôngphù hợp với lệnh bài tập thì không thể thực hiện thao tác tạo ra sản phẩm mới.Tính khoa học còn được thể hiện qua việc sắp xếp các lệnh trong một bài tập.Thao tác thực hiện trước phải tương ứng với lệnh có trước, thao tác thực hiện sautương ứng với lệnh có sau. Hay nói cách khác, thứ tự các lệnh phải thể hiện đượctrật tự các thao tác trong hành động.Tính thực tiễn yêu cầu hệ thống bài tập phải căn cứ vào mục đích, nội dungdạy học trong nhà trường tiểu học. Đồng thời cũng cần tuân thủ yêu cầu của bài tậpdạy tiếng. Thông qua hệ thống bài tập, học sinh phải vừa củng cố vừa nâng cao kiếnthức và hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, các phương pháp, đặc biệt là phát triểnđược năng lực sử dụng từ ngữ, đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong nhà trường và xãhội.Muốn thực hiện tốt những yêu cầu này, mặt khác để nâng cao chất lượng củahệ thống bài tập, khi xây dựng và thiết kề bài tập cần căn cứ vào tình hình dạy họctrong nhà trường, yêu cầu và nhiệm vụ của phân môn, mục tiêu của giờ học… Bêncạnh đó cũng cần đảm bảo chương trình đào tạo, thực hiện đúng quy trình giờ dạy,sử dụng linh hoạt các phương pháp; căn cứ vào vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụngngôn ngữ của học sinh… Hệ thống bài tập mang tính thực tiễn nhất định sẽ có tínhứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao.*Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức: Đảm bảo tính vừa sức có nghĩa là bài tập không quá dễ cũng không quá khó sovới trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí lưa tuổi tiểu học. Nếu bài tập quá dễ,học sinh sẽ không cần suy nghĩ, tìm tòi mà vẫn có câu trả lời. Do đó, dẫn đến tìnhtrạng lười suy nghĩ, quá tự tin vào kiến thức của bản thân… Tuy nhiên với bài tậpquá khó, phải cố gắng hết sức mà vẫn không tìm ra câu trả lời thì cũng sẽ khiến cácem có tâm trí chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú học tập. Chính vì vậy cũng khôngđạt được mục đích giáo dục.Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng cho việc đề xuất một sốdạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5. Đồng thời, bài tập cũng cần phùhợp khả năng nhận thức, trí tuệ của học sinh. Trong quá trình xây dựng bài tập, cầntìm cách tăng giảm mức độ khó sao cho phù hợp từng nhóm trình độ.Để đáp ứng yêu cầu của hệ thống bài tập, đề tài đã căn cứ vào vốn ngôn ngữvà kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Ngoài ra, đề tài cũng đặc biệt quantâm, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học có tác động đến thực hiệncác bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5, trong đó có: tri giác, tư duy, tưởngtượng, trí nhớ, chú ý, ngôn ngữ.Tri giác: tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết vàmang tính không ổn định. Ở đầu tuổi tiều học tri giác thường gắn với hành độngtrực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác đã mang tính mục đích, có phương hướngró ràng – tri giác có chủ định (học sinh biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp côngviệc, biết làm các bài tập từ dễ đến khó…)Ngôn ngữ: hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi vào lớp1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viêt đã thành thạo và bắtđầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Thông qua ngôn ngữ có thểđánh giá được sự phat triển trí tuệ của học sinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ của các emđang trong quá trình phát triển, vốn từ cò hạn chế.Chú ý: ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định còn yếu, khẳ năng kiểm soát, điềukhiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định ciếm ưu thế hơnchú ý có chủ định. Ở cuối tuổi tiểu học, ở học sinh đàn hình thành kĩ năng tổ chức,điều chỉnh chú ý. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, các em đã có sựnỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập. Trong sự chý ý đã bắt đầu xuất hiện giớihạn của yếu tố thời gian, biết định lượng được khoảng thời gian cho phép để làmmột việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian quy định.Biết được những đặc điểm về tri giác, ngôn ngữ và chú ý của học sinh, cácnhà giáo dục nên giao cho các em những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý và