Khi chế biến thịt cóc để đảm bảo an toàn cần chú ý điều gì

Lại thêm vụ tử vong do ăn thịt cóc

Mới đây nhất, tại ấp Tân An, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc đã xảy ra một vụ ngộ độc thương tâm do ăn thịt cóc khiến cả 3 mẹ con trong cùng một gia đình tử vong.

Theo anh Trần Chơn T. - chồng của nạn nhân cho biết, vào khoảng 21 giờ ngày 7/11, khi anh đang đi làm thì nhận được điện thoại của vợ là chị Bùi Thị H. báo tin 2 đứa con ói mửa liên tục.

Anh T. vội vàng thu xếp trở về nhà và thấy chị H. cùng 2 con gái là cháu N. (7 tuổi) và cháu P. (1 tuổi) ói mửa ra chất màu đen, anh nhanh chóng gọi taxi đưa cả 3 mẹ con đi bệnh viện cấp cứu. Trên đường đi, chị H. kể đã nấu cháo 4 con cóc rồi cả 3 mẹ con cùng ăn. Ăn được một lúc, cả ba người cùng ói mửa.

Khi chế biến thịt cóc để đảm bảo an toàn cần chú ý điều gì

Anh T. cũng cho cho biết thêm, do con gái sinh thiếu tháng nên chị H. thường xuyên mua thịt cóc nấu cho con ăn. Vợ anh vẫn mua thịt cóc của người quen tên Linh tại xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc.

Tại bệnh viện, mặc dù đã được các bác sĩ súc ruột, cho uống than hoạt tính, lọc máu liên tục … nhưng do nhập viện trễ, độc tố đã ngấm vào người nên cả 3 mẹ con chị H. đều không qua khỏi.

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nhà của người bán thịt cóc và ghi nhận vẫn còn khoảng 10 con cóc trong bao. Bà Linh kể chị H. đặt mua 20 con cóc rồi nhờ đến nhà làm giúp. Bà Linh đã dặn chị H. nên bỏ bộ lòng đi vì sẽ gây chết người nhưng chị H. vẫn giữ lại và nói để đắp bướu cho người nào đó.

Qua xác minh ban đầu, cơ quan chức năng cho biết các nạn nhân tử vong do độc tố từ cóc gây ra.

Vụ việc 3 mẹ con tử vong do ăn cháo cóc một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhiều gia đình có thói quen mua thịt cóc về làm ruốc hay chế biến cho con ăn với mong muốn chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.

Đừng để mất mạng oan uổng vì ăn thịt cóc

Theo các bác sĩ khuyến cáo, cóc là một món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc ăn thịt cóc lại tiềm ẩn nguy cơ vô cùng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người bởi trong quá trình chế biến cóc cho dù đã bỏ trứng và mật cóc ra ngoài nhưng trong khi chế biến không thể không tránh khỏi còn sót lại.

Ngộ độc do sử dụng thịt cóc không đảm bảo, do sử dụng những phần chứa độc tố cóc như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan cóc và trong buồng trứng cóc đã được cảnh báo, khuyến cáo dưới nhiều hình thức nhưng vẫn gây nhiều ca tử vong thương tâm.

Những lưu ý khi chế biến thịt cóc

Chỉ dùng những con cóc có trọng lượng trên 80g. Khi chế biến cóc cần loại bỏ hết tất cả các phủ tạng như gan, mật, trứng… và nhựa cóc, đặc biệt là trứng cóc vì rất độc, mỗi con cóc cái trưởng thành đều có hai buồng trứng rất to, trong đó chứa rất nhiều trứng.

Trứng cóc lầy nhầy, màu xám trông tựa trứng ếch hoặc trứng chão chuộc. Trứng cóc đun chín đều không có mùi gì đặc biệt, trông rất giống trứng ếch hay trứng chão chuộc nên đã có một số người lầm tưởng có thể ăn được. Sau khi ăn trứng cóc sẽ có những biểu hiện ngộ độc: nôn mửa dữ dội, đau bụng, sùi bọt mép...

Nếu không cấp cứu kịp thời bằng các phương pháp thích hợp như phương pháp “thổ” (gây nôn) của Đông y, hay “rửa ruột” của YHHĐ sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng. Vì trứng cóc độc như vậy nên khi chế biến cóc cần phải loại bỏ một cách triệt để, nhất là những con cóc có buồng trứng bị sa xuống phía dưới, thường là một bên.

Từ buồng trứng trong bụng cóc có một ống nhỏ, đường kính khoảng 2-3mm, trong suốt, kéo dài xuống phía dưới chân, nằm lách sâu trong kẽ bắp cơ đùi và cơ bắp chân của cóc. Trong ống đó có rất nhiều trứng cóc nên nhiều người không biết hoặc không để ý, đã ăn phải trứng cóc ở bộ phận này mà bị trúng độc.

Mặt khác, cho dù đã loại hết các chất độc do cóc gây ra như nhựa cóc, trứng cóc..., song khi ăn thịt cóc dưới dạng nấu canh, nấu cháo... vẫn bị ngộ độc theo kiểu viêm cấp tính đường tiết niệu, gây đái buốt, nặng hơn thì đái ra máu hoặc các lớp màng niêm mạc của đường tiết niệu... Do đó, việc chế biến cóc cần phải hết sức thận trọng.

Triệu chứng khi ngộ độc thịt cóc

Mệt mỏi, lạnh, nhức các chi, chướng bụng, buồn nôn. Đặc điểm là tim đập rất chậm: 40 lần/phút, có khi chậm hơn hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Cách xử lý khi ngộ độc thịt cóc

- Gây nôn, rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 2%.

- Cho uống nước cam thảo, nước luộc đỗ xanh, lòng trắng trứng.

- Điều trị triệu chứng.

- Không được dùng Adrenalin, Ouabain.

(Nguồn: giadinh.net.vn)

Theo nghiên cứu này, thịt cóc có lượng protein tương đương với ếch, gà (khoảng 22%), kẽm thì có nhưng thua con hàu, chất sắt cũng có nhưng không bằng huyết heo, gan bò, gan heo.

* Tôi nghe nói thịt cóc rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng nhưng nhựa cóc lại rất độc cho nên làm sao chế biến thịt cóc cho an toàn?

Chị Bùi Mỹ An (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng)

Theo diendan.phunu.net.com thì ngoài luận án Tiến sĩ của GS-TS Nguyễn Thị Kim Liên (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thực hiện cách đây hơn 20 năm với đề tài phân tích chất dinh dưỡng của cóc, thì chưa có một công trình khoa học nào khác nghiên cứu sâu về công dụng của thịt cóc.

Theo nghiên cứu này, thịt cóc có lượng protein tương đương với ếch, gà (khoảng 22%), kẽm thì có nhưng thua con hàu, chất sắt cũng có nhưng không bằng huyết heo, gan bò, gan heo. Nếu nói thịt cóc rất bổ dưỡng và chữa được bệnh thì chưa có cơ sở nào để kết luận.

Khi chế biến thịt cóc để đảm bảo an toàn cần chú ý điều gì

Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng da, gan và đầu cóc có rất nhiều độc tố. Chính xác là ở gan, trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufalotoxin - là một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất nhanh. Nếu không thận trọng thì năm nào cũng nghe có người tử vong vì ngộ độc thịt cóc.

Cách chế biến thịt cóc đúng cách là như sau: Chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, chặt bỏ 4 bàn chân, rạch một đường thẳng trên lưng, lột bỏ da, bỏ toàn bộ phủ tạng (ruột, gan, trứng...) cho vào chậu nước to rửa sạch. Rửa kỹ 4-5 lần cho thật sạch, ngâm vào nước muối 1% trong 10 phút. Rồi kiểm soát lại từng con xem trong bụng còn sót trứng hay không.

Để ráo nước, xếp vào khay sạch sấy khô giòn ở 70-80oC. Tán bột, rây nhỏ, sấy lại 1 giờ, để nguội rồi cho vào lọ kín để dùng dần. Ngoài ra thịt cóc làm kỹ như trên sau đó băm nhỏ gói vào lá chanh, hay lá lốt làm chả nướng để ăn hoặc có thể nấu cháo để ăn có tác dụng chữa trị kinh phong, hen suyễn, suy dinh dưỡng cam tích ở trẻ nhỏ, ngày dùng 3-6g thịt cóc. Trẻ không có cam tích thì không nên dùng.

Theo sách Chữa bệnh bằng cây thuốc Nam do lương y Đinh Công Bảy hiệu đính thì bài thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nên làm như sau: Bột cóc - 10 phần, bột chuối- 10 phần, lòng đỏ trứng- 2 phần. Hấp chín lòng đỏ trứng, sấy khô, tán thành bột. Trộn các thành phần nói trên với nhau rồi vò thành viên, mỗi viên khoảng 4 g. Mỗi ngày cho trẻ uống hai lần, mỗi lần hai viên. Uống liên tục trong 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng cao….

Cóc là động vật lưỡng cư, thuộc họ Bufonidae có nhiều loài khác nhau, cư trú ở khắp nơi trên thế giới. Thịt cóc rất giàu dinh dưỡng, cao hơn thịt bò, thịt lợn (53,37% protit, 12,66% lipit, rất ít gluxit), đặc biệt có nhiều axít amin cần thiết (Asparagine, Histidine, Tyrosine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tryptophan, Cystein, Threonine..) và nhiều chất vi lượng (Mangan, Kẽm…) được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc...

Trong đông y và dân gian, nhựa cóc, gan cóc được sử dụng để chống sưng, tiêu viêm dưới dạng cao, dùng ngoài da (da chưa bị tổn thương) điều trị nhọt độc, đầu đinh, sưng tấy…

Khi chế biến thịt cóc để đảm bảo an toàn cần chú ý điều gì

Độc tố chỉ có một số bộ phận cơ thể cóc như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan và buồng trứng. Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin… Tác động sinh học của độc tố tùy theo cấu trúc hoá học: Bufagin tác động đến tim mạch như nhóm Glycoside tim mạch; Bufotenine gây ảo giác; Serotonin gây hạ huyết áp... Thành phần độc tố thay đổi tuỳ theo loài cóc. Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da bình thường, nhưng gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt, niêm mạc người.

Ăn thịt cóc thế nào để tránh ngộ độc?

Ngộ độc thực phẩm do độc tố cóc xảy ra do ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố (nhựa cóc, gan, mật bị dập nát dính trên thịt cóc) và có trường hợp do ăn gan, trứng cóc. Triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện từ 1 - 2 giờ sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện: bị chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, Block nhĩ - thất, truỵ tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp. Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc...

Khi chế biến thịt cóc để đảm bảo an toàn cần chú ý điều gì

Thịt cóc


Ngộ độc do độc tố cóc tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao nên cần phát hiện sớm, sơ cứu, cấp cứu kịp thời ở những trung tâm y tế mới có hiệu quả. Cụ thể:

- Phát hiện dấu hiệu ngộ độc sớm (người bệnh còn tỉnh táo): cần gây nôn chủ động; chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu.- Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở ô xy, thở máy, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận....-  Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày, uống than hoạt, thụt, tháo...- Phát hiện dấu hiệu ngộ độc sớm (người bệnh còn tỉnh táo): cần gây nôn chủ động; chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu.- Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở ô xy, thở máy, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận....

-  Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày, uống than hoạt, thụt, tháo...

Cóc với sức khoẻ của con người bên cạnh những lợi ích là những nguy cơ rất lớn đe doạ đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Để dự phòng ngộ độc thực phẩm do ăn thịt cóc chỉ sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành; nếu muốn sử dụng thịt cóc để ăn cần loại bỏ cóc tía (cóc có mắt mầu đỏ), thịt cóc theo đúng quy trình (cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch), chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm.