Khí nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

I. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HÓA THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

1. Hóa thạch là gì?

- Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

- Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng…

2. Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới:

+ Xác định được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của sinh vật.

+ Xác định tuổi của các lớp đất đá chứa chúng và ngược lại.

+ Xác định được mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

- Là hiện tượng di chuyển của các lục địa.

- Hậu quả: Làm thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và phát sinh các loài mới.

2. Sinh vật trong các đại địa chất

- Dựa vào quá trình biến đổi của Trái Đất và các hóa thạch điển hình, các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của Trái Đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hóa và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.

- Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát.

→ Kết luận chung:

- Sinh giới phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức cơ thể ngày càng cao, thích nghi ngày càng hoàn thiện.

- Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thúc đẩy sự thay đổi bộ mặt sinh giới.

- Sự thay đổi địa chất, khí hậu diễn ra chậm hơn so với sự phát triển của sinh giới.



Page 2

Khí nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

SureLRN

Khí nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

Hóa thạch và ý nghĩa của hóa thạch, hiện tượng trôi dạt lục địa, sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.

Hoá thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.

Ý nghĩa của hoá thạch: Căn cứ vào hoá thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật. Ngược lại từ những sinh vật hoá thạch đã xác định tuổi có thể suy ra tuổi của lớp đất chứa chúng. Hoá thạch là dẫn liêu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.

Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất khí hậu, các hoá thạch điển hình. Người ta chia lịch sử Trái Đất kèm theo sự sống thành 5 đại: Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

Sơ đồ tư duy Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Cơ quan tương đồng

B. Hóa thạch

C. Cơ quan tương tự

D. Cơ quan thoái hóa.

Sinh giới ngày nay phát triển và phong phú như ngày nay thì đã phải trải qua thời gian phát triển của các đại, các kỷ. Cùng VUIHOC tìm hiểu sâu hơn về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào và một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập tăng cường nhé!

- Hóa thạch được định nghĩa là di tích của sinh vật được để lại bên trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

- Hóa thạch được phân làm 3 loại: hoá thạch tìm thấy là những xác nguyên vẹn, hoá thạch bằng đá (khuôn trong), hóa thạch ở dạng dấu vết (khuôn ngoài).

Khí nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Ý nghĩa của hoá thạch:

  • Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để để nghiên cứu được lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.

  • Là dẫn liệu quan trọng để nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của vỏ trái đất.

2.  Sự phân chia thời gian địa chất

2.1. Cách xác định tuổi các lớp đất đá và hóa thạch

Để xác định tuổi của các lớp đất, đá các nhà khoa học thường căn cứ vào lượng sản phẩm phân rã của những nguyên tố phóng xạ. Quá trình phân rã của các nguyên tố này diễn ra trong tự nhiên với tốc độ rất đều đặn và không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, chu kỳ bán ra (là thời gian phân rã được một nửa lượng chất phóng xạ ban đầu) của urani là 4,5 tỷ năm. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được 1 gam Ur235 mỗi năm phân rã sinh ra 7,4.10-9g Pb206 và 9.10-6 cm3 He. Bằng các phương pháp phân tích chính xác, ta có thể xác định được số gam Pb206, số cm3 He và số gam Ur235 hiện có trong mẫu quặng. Từ những số liệu nói trên có thể tính được tuổi mẫu quặng đó, với độ chính xác tới hàng triệu năm. 

- Cách xác định tuổi hoá thạch:     + Phương pháp sử dụng Urani phóng xạ (Ur235):           . Dựa vào chu kì bán rã của Ur235 dài, khoảng 4,5 tỷ năm.           . Kết quả: Có thể xác định tuổi của các lớp đất đá và hoá thạch tới hàng triệu năm.     + Phương pháp sử dụng Cacbon phóng xạ (C14):           . Dựa vào chu kì bán rã của C14 khoảng 5730 năm

          . Kết quả: Có thể xác định được tuổi của các lớp đất đá và hoá thạch lên tới 75000 năm.

2.2. Xác định các mốc thời gian địa chất

Việc xác định các mốc thời gian đại địa chất trong lịch sử trái đất căn cứ vào những biến đổi lớn về các yếu tố địa chất, khí hậu. Bề mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hay tiến sâu vào đất liền. Ví dụ: ở ven biển phía Bắc nước ta đã từng được nâng lên, sau đó để lại những ngấn nước ở trên vách núi đá vôi vùng Quỳnh Lưu (Nghệ An). Ở Vịnh Hạ Long có ngấn nước cao khoảng 20m so với mực nước biển ngày nay. 

Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền. Ví dụ: đại lục Úc đã bị cắt đứt khỏi đại lục châu Á vào cuối đại Trung sinh và đến cuối thế kỉ Đệ tam thì tách khỏi đại lục Nam Mỹ.

Các chuyển động tạo núi làm xuất hiện các dãy núi lớn ảnh hưởng rất mạnh tới sự phân hoá khí hậu duyên hải ẩm và khí hậu lục địa khô. Chuyển động tạo núi thường kèm theo các hiện tượng động đất và núi lửa làm cho sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. Chuyển động tạo núi cũng ảnh hưởng tới sự phân bố lại các lục địa và đại dương. Đại dương mà chiếm ưu thế thì nước bay hơi nhiều, khí hậu càng ấm và ẩm. Lục địa mà chiếm diện tích càng lớn thì trong nội địa sẽ hình thành nên những vùng khí hậu càng khô, nóng lạnh rất chênh lệch. 

Sự phát triển của băng hà cũng là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu. Khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà. Cách đây 25 vạn năm, băng tràn xuống bán cầu Nam đến tận Niu Zi Lân, diện tích băng phủ gấp đôi hiện nay, có nơi băng dày vài trăm mét. 

Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu, vào các hóa thạch điển hình người ta chia lịch sử sự sống thành 5 đại: đại Thái Cổ (vỏ quả đất còn rất cổ sơ), đại Nguyên Sinh (sự sống hình thành bộ mặt nguyên thuỷ), đại Cổ Sinh (sự sống còn ở trạng thái cổ sơ), đại Trung Sinh (sự sống đã phát triển đến giai đoạn giữa), đại Tân Sinh (sự sống đã có bộ mặt giống ngày nay). 

Mỗi đại lại chia thành những kỷ. Mỗi kỷ mang tên của loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỷ đó (ví dụ kỷ Than đá, kỷ Phấn trắng) hoặc tên của địa phương ở đấy lần đầu tiên người ta đã nghiên cứu lớp đất thuộc kỷ đó (ví dụ kỉ Đêvôn, kỷ Giura). 

Sự xác định thời điểm bắt đầu và thời gian kéo dài của mỗi đại, kỉ chỉ chính xác tương đối và có chênh lệch khá nhiều giữa các tác giả khác nhau.

3. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

3.1. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

   Hiện tượng trôi dạt lục địa

Khí nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

- Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

3.2. Sinh vật trong các đại địa chất

Khí nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất và các hóa thạch điển hình mà các nhà địa chất học phân chia lịch sử phát triển của Trái đất thành những giai đoạn được gọi là các đại địa chất. Các đại địa chất đó bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại địa chất lại được chia nhỏ ra thành những kỷ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là những giai đoạn xuất hiện sự biến đổi của trái đất khiến cho nhiều sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt,sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót. Tiếp theo, các sinh vật sống sót tiếp tục tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, hình thành các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống trên Trái đất.

- Mỗi đại vàmỗi kỷ thường có các đặc điểm về khí hậu và địa chất riêng biệt, vì thế chúng kéo theo sự hình thành và phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của loài bò sát.

4. Bài tập về sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Dưới đây là một số câu bài tập sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất trắc nghiệm thường gặp trong các đề kiểm tra và kỳ thi THPT Quốc gia, các em cùng luyện tập nhé!

Câu 1: Đối với các dạng, thể hóa thạch của các sinh vật, di tích các nhà khoa học thu được thường là: 

A. Cơ thể sinh vật nguyên vẹn

B. Chỉ từng phần của cơ thể sinh vật

C. Cơ thể sinh vật mà giữ nguyên hình dạng, màu sắc

D. Cơ thể sinh vật được bảo quản và bảo toàn toàn vẹn

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa diễn ra là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới lớp đất nền chuyển động.

B. Trôi dạt lục địa diễn ra là do sự di chuyển của các mảng kiến tạo.

C. Cách đây xấp xỉ 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt vô số lần và làm thay đổi các lục địa và đại dương.

D. Hiện nay các lục địa trên Trái đất không còn trôi dạt nữa.

Câu 3: Bao nhiêu năm trước thì tất cả các mảng kiến tạo liên kết với nhau tạo thành một siêu lục địa duy nhất trên trái đất?

A. 12 triệu năm

B. 20 triệu năm

C. 50 triệu năm 

D. 250 triệu năm

Câu 4: Trong giai đoạn lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim xuất hiện đầu tiên ở thời nào?

A. Kỷ Tam điệp - đại Trung sinh.

B. Kỷ Phấn trắng - đại Trung sinh.

C. Kỷ Jura - đại Trung sinh.

D. Kỷ Đệ tam - đại Tân sinh.

Câu 5: Thực vật có hoa xuất hiện trong giai đoạn nào dưới đây? 

A. Kỷ Đệ tứ - đại Tân sinh

B. Kỷ Đệ tam - đại Tân sinh

C. Kỷ Phấn trắng - đại Trung sinh

D. Kỷ Jura - đại Trung sinh

Câu 6: Trường hợp nào KHÔNG phải là hóa thạch?

A. Than đá có vết lá dương xỉ

B. Dấu chân của khủng long xuất hiện trên than bùn

C. Mũi tên bằng đồng, trống đồng Đông sơn

D. Xác côn trùng được giữ trong hổ phách hàng ngàn năm

Câu 7: Sự di cư của động vật và thực vật trên cạn trong kỷ đệ tứ là do:

A. Khí hậu khô hanh, băng tan, nước biển rút tạo điều kiện thuận lợi cho sự di cư

B. Sự phát triển mạnh mẽ, ồ ạt của thực vật hạt kín và các loài thú ăn thịt

C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm bắt đầu xuất hiện các đồng cỏ mới

D. Xuất hiện thêm các cầu nối giữa các lục địa do băng hà phát triển, mực nước biển bắt đầu rút 

Câu 8: Đại Tân sinh là thời đại tồn tại sự phát triển phồn thịnh của những loài động thực vật nào?

A. thực vật hạt kín, sâu bọ, chim, thú

B. thực vật hạt trần, chim, thú

C. thực vật hạt kín, chim, thú

D. thực vật hạt kín, thú

Câu 9: Dựa vào đâu để các nhà khoa học phân chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các mốc thời gian của đại địa chất?

A. Hoá thạch

B. Đặc điểm khí hậu và địa chất

C. Hoá thạch, các đặc điểm khí hậu và địa chất

D. Đặc điểm các sinh vật

Câu 10: Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được tìm thấy và phát hiện ở đâu?

A. Châu Phi

B. Châu Á

C. Đông Nam Á

D. Châu Mỹ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

D

A

C

C

D

A

C

A

Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất là quá trình phát triển và thay đổi của sinh giới, quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian dài. Đây là một phần lý thuyết rất hay và được đưa vào trong đề thi hàng năm. Để ôn thi đạt hiệu quả như mong muốn, các em có thể truy cập ngay vào trang web Vuihoc.vn để có thể đăng ký tài khoản hoặc liên hệ nhanh qua trung tâm hỗ trợ của VUIHOC để ôn tập và nắm bắt được thật nhiều kiến thức nhé!