Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

.

Cập nhật lúc: 21:34, 18/05/2011 (GMT+7)

Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Đồng Nai là tỉnh đô thị hóa nhanh nên tình hình biến động về đất đai diễn ra khá phức tạp. Do đó, Bộ Tài nguyên và môi trường (TN-MT) đã chọn Đồng Nai thực hiện mô hình điểm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính quản lý đất đai để rút kinh nghiệm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ TN-MT.

* Phóng viên: Hiện nay, Quốc hội vẫn chưa thông qua quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành khác đành phải ngưng triển khai một số dự án, gây khó khăn rất lớn. Trước tình hình này, Bộ TN-MT có động thái gì để giúp các tỉnh tháo gỡ bớt khó khăn?

- Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Khó khăn này hiện đã được Bộ tạm thời tháo gỡ, bằng cách yêu cầu các tỉnh, thành liệt kê các dự án cần triển khai trong năm 2011 gửi về Bộ TN-MT. Sau đó, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt dự án. Khi dự án được Thủ tướng phê duyệt các địa phương có thể tiến hành thực hiện.

* Các dự án cấp bách như xây dựng các công trình công cộng phải đợi liệt kê gửi về Bộ TN-MT để trình Thủ tướng Chính phủ và chờ phê duyệt sẽ mất nhiều thời gian?

- Với những dự án quan trọng cần triển khai nhanh, Bộ TN-MT sẽ ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian ngắn nhất để sớm có kết quả giúp các địa phương nhanh chóng triển khai được dự án.

* Vì sao Bộ lại chọn Đồng Nai thực hiện mô hình điểm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thưa ông?

- Đồng Nai là tỉnh có diện tích lớn, tình hình đất đai biến động phức tạp nên Bộ đã chọn làm điểm để rút kinh nghiệm, khắc phục các hạn chế để sau đó nhân rộng ra các tỉnh, thành khác. Thời gian qua, Đồng Nai đã xây dựng khá thành công dữ liệu địa chính giúp tỉnh thuận lợi hơn trong việc quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai. Hiện cơ sở dữ liệu đất đai của Đồng Nai đã được tập trung tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, các huyện, thị, thành kết nối vào cơ sở dữ liệu này để khai thác, cập nhật, chỉnh lý thông tin về từng thửa đất thông qua mạng MegaWan (kết nối mạng máy tính ở các vị trí khác nhau tạo thành một mạng duy nhất). Do đó, công tác quản lý của Nhà nước về đất đai, như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng thông tin đất đai... tốt hơn, tránh được tình trạng chuyển nhượng, quy hoạch, tách thửa tràn lan.

Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

* Khi cơ sở dữ liệu này hoàn thiện, ngoài thuận lợi cho công tác quản lý đất đai, người dân được hưởng lợi gì, thưa ông?

- Nếu cơ sở dữ liệu hoàn thiện, không chỉ Nhà nước quản lý đất đai thuận tiện, mà người dân cũng sẽ rất thuận lợi khi muốn tìm hiểu các thông tin về các thửa đất mình định mua bán hoặc đầu tư. Chẳng hạn, khi người dân muốn mua bán, tìm hiểu thông tin về mảnh đất mình sẽ mua hoặc đầu tư thì chỉ cần vào website của Sở TN-MT tỉnh vào mục cần tìm, sau đó gõ số thửa đất vào sẽ biết được hiện trạng và tương lai của mảnh đất. Như vậy, người dân sẽ tránh được nhiều rủi ro trong việc mua bán, đầu tư trên mảnh đất đó. Hiện Sở TN-MT Đồng Nai đang tiếp tục thực hiện thí điểm ở một số phường thuộc TX.Long Khánh  để cập nhật chi tiết tất cả các thông tin về nguồn gốc, quá trình biến động của thửa đất đó vào một file. Nếu công việc này thành công, nhân rộng ra sẽ giúp chính quyền địa phương quản lý đất chính xác hơn và người dân khi muốn tìm hiểu nguồn gốc chi tiết của thửa đất cũng dễ dàng.

Đất đai ở TP. Biên Hòa được quản lý trên phần mềm Vilis (phần mềm quản lý đất đai).

Đến nay, Đồng Nai đã hoàn thành việc lập bản đồ địa chính cho 171/171 xã, phường, thị trấn. Trong đó, 130 xã, phường, thị trấn có bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ bản đồ số và 41 xã, phường, thị trấn được số hóa đưa về chuẩn phần mềm Famis (phần mềm quản lý bản đồ đất đai). Hiện trong tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho gần 1,4 triệu thửa đất của 6.854 tờ bản đồ địa chính với diện tích 590.73 hécta. Đây là những dữ liệu phục vụ tích cực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

K.M

* Xin cảm ơn ông!

Hương Giang (thực hiện)

Đại tá Đặng Hoài Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Công an cũng xác định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính về trật tự xã hội là một trong các nội dung hoạt động của biện pháp khoa học - kỹ thuật trong công tác Công an, là biện pháp quan trọng trong cải cách thủ hành chính, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ công dân theo yêu cầu phát triển Chính phủ điện tử của đất nước hiện nay. Chính vì vậy, Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt vào ngày 08/6/2013 có thể nói là một bước ngoặt lớn, khẳng định vai trò quan trọng của Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại; CSDLQG về dân cư là một trong những kho dữ liệu dùng chung lớn nhất, liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động của công dân, các tổ chức và doanh nghiệp, là CSDLQG cần phải ưu tiên triển khai sớm nhất, nhanh nhất có thể.
 

Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính


Hà Tĩnh là một tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ, có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 10 huyện với 21 phường, 182 xã và 13 thị trấn, dân số hiện có 396.554 hộ - 1.496.921 nhân khẩu. Xác định công tác triển khai xây dựng Dự án CSDLQG về dân cư là yêu cầu cấp bách của Bộ Công an và toàn lực lượng Công an nhân dân; nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư; Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, các văn bản hướng dẫn thi hành, Công an tỉnh Hà Tĩnh với vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Đề án 896 tỉnh đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, cùng đồng hành với lực lượng Công an trong công tác xây dựng CSDLQG về dân cư trên địa bàn. Thực hiện yêu cầu chỉ đạo của Ban chỉ đạo 896 Trung ương, Ban Chỉ đạo 896 tỉnh, thời gian qua Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động phân công các đơn vị chức năng kịp thời triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: (1) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CSDLQG về dân cư. Đã xây dựng nhiều bài viết, phóng sự truyền hình tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đến tận từng thôn, xóm những nội dung cơ bản của Luật Căn cước công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về CSDLQG về dân cư. Qua đó đã tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, hưởng ứng, phối hợp của Nhân dân trong quá trình triển khai dự án CSDLQG về dân cư. (2) Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, thị xã, Công an các phường, xã, thị trấn chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành nhiều văn bản để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân trong công tác thu thập thông tin dân cư; đồng thời chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, thị xã tập trung xây dựng, củng cố tàng thư hồ sơ hộ khẩu phục vụ quá trình kiểm tra, đối soát thông tin cơ bản của công dân được thu thập vào CSDLQG về dân cư. (3) Tổ chức các Hội nghị triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư trên địa bàn tỉnh và trong lực lượng Công an tỉnh Hà Tĩnh; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về CSDLQG về dân cư, nghiệp vụ thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin dân cư cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ làm công tác xây dựng, quản lý và khai thác CSDLQG về dân cư Công an cấp huyện, cấp xã. Thời gian qua đã tổ chức 15 Hội nghị, 01 buổi Hội ý nghiệp vụ (tại cấp tỉnh và 13/13 huyện), 805 lớp tập huấn với hơn 3.800 lượt cán bộ tham gia. Các Hội nghị tập huấn đã quán triệt, triển khai các nội dung về công tác thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin dân cư, phân công nhiệm vụ của Công an các cấp trong quá trình triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư, giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc, những tình huống phát sinh trong quá trình thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin dân cư, hướng dẫn cách thức ghi Phiếu thu thập thông tin dân cư (DC01), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (DC02)… Qua đó đã kịp thời nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công tác thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin dân cư. (4) Thành lập 63 Tổ công tác gồm những cán bộ có chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, kiểm tra, phúc tra trên 3.800 lượt tại cơ sở. Qua đó để hướng dẫn, khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập. Đặc biệt, nhằm kịp thời chỉ đạo cơ sở, đồng chí Phó Giám đốc phụ trách công tác Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã thường xuyên cùng các đơn vị có liên quan trực tiếp xuống 13/13 huyện, thành phố, thị xã để kiểm tra, chỉ đạo việc kiểm tra, phúc tra, đánh giá chất lượng Phiếu DC01, DC02.
 

Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính


Ngay sau khi tiếp nhận Phiếu DC01 do Bộ Công an cấp, tháng 7 năm 2018 Công an tỉnh cấp phát tới 13/13 huyện, thành phố, thị xã và chỉ đạo tiến hành thu thập thông tin dân cư. Đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh đã tiến hành thu thập được 1.478.997 phiếu trên tổng số 1.496.921 công dân; đã phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tiến hành quét dữ liệu đợt 1 về Trung tâm CSDLQG đối với 1.472.612 phiếu đạt yêu cầu. Trong năm 2019, tiếp tục thu thập, bổ sung với các nhân khẩu chưa thu thập được và nhân khẩu mới phát sinh. Năm 2020, tiến hành kiểm tra, phúc tra chất lượng các Phiếu DC01 đã thu thập nhằm đảm bảo thông tin công dân được chính xác trước khi cập nhật vào CSDLQG về dân cư. Đến hết ngày 30/6/2020 đã kiểm tra, phúc tra 1.484.307/148.307 phiếu DC01 đã scan năm 2018 (đạt 100%) và 18.692/24.626 phiếu DC01 mới thu thập từ năm 2019.
 

Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính


Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ở tỉnh Hà Tĩnh gặp một số khó khăn, vướng mắc như:
- Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CSDLQG về dân cư đã rất được chú trọng, tuy nhiên thời gian đầu một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác này, coi đây là nhiệm vụ của ngành Công an nên chưa vào cuộc quyết liệt; một bộ phận Nhân dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng, tính cấp bách của dự án CSDLQG về dân cư và dữ liệu thông tin dân cư dẫn đến công tác tổ chức thu thập thông tin dân cư cũng như công tác đối sánh, phúc tra thông tin đã thu thập gặp khó khăn do công dân thiếu hợp tác, không cung cấp đủ các loại giấy tờ làm căn cứ xác minh; hoặc một số lượng không ít công dân lớn tuổi không nhớ ngày, tháng sinh, thậm chí có người không biết chữ, không nhớ chính xác tên cha mẹ, quê quán… nên việc kê khai phiếu kéo dài thời gian.
- Một số huyện có diện tích tự nhiên rộng, nhiều hộ dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn hoặc có số công dân đi làm ăn xa, vắng mặt tại địa phương gây khó khăn cho các Tổ công tác trong việc tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân nhằm hướng dẫn, thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin về công dân trong CSDLQG về dân cư.
- Công tác nắm hộ, nắm người, lập, cập nhật, bổ sung thông tin vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu của một số xã còn hạn chế; việc chuyển giao hồ sơ hộ khẩu, trao đổi thông tin của công dân chuyển nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi cấp huyện giữa Công an nơi công dân chuyển đi và Công an nơi công dân chuyển đến chưa kịp thời; thông tin trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, sổ sách quản lý cư trú lưu tại Công an huyện, thành phố, thị xã và Công an các xã, phường, thị trấn còn sai khác so với Sổ hộ khẩu (HK08)… đã ảnh hưởng nhất định đến việc khai thác, tra cứu thông tin phục vụ c thu thập, kiểm tra, phúc tra, cập nhật và chỉnh sửa thông tin dân cư.
         - Công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành có liên quan chưa thực sự chặt chẽ, việc chồng chéo thông tin giữa hộ khẩu, CMND và các loại giấy tờ khác (thẻ bảo hiểm, hồ sơ cán bộ, các loại giấy tờ hưởng chế độ chính sách…) chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến thông tin thu được không đầy đủ, chính xác.
         - Trình độ cán bộ làm công tác thu thập thông tin dân cư không đồng đều. Mặt khác thực hiện chủ trương bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, đến nay tại Hà Tĩnh đã bố trí 100% Công an xã chính quy về 195/195 xã, thị trấn đã phục vụ tốt việc thu thập, cập nhật thông tin dân cư; tuy nhiên lực lượng Công an xã chính quy do mới được bố trí nên chưa thông thuộc địa bàn, đặc điểm tình hình, phong tục tập quán của địa phương, khó khăn trong việc nắm tình hình, quản lý cư trú, quản lý đối tượng; một số đồng chí được điều động từ lĩnh vực công tác khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư.
 

Khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính


Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong thời gian tới Công an tỉnh Hà Tĩnh sẽ tập trung một số nội dung trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tổ chức triển khai dự án quản lý dân cư qua đó nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư vào hệ thống, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDLQG về dân cư.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để các cơ quan, tổ chức và quần chúng Nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách của việc xây dựng CSDLQG về dân cư; quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng. Qua đó, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan với cơ quan Công an và sự đồng thuận của người dân trong quá trình triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư, nhất là việc chủ động cung cấp và xác thực các thông tin dân cư để cập nhật vào hệ thống.
Ba là, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc Công an các địa phương làm tốt công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu; củng cố, bổ sung hồ sơ, sổ sách kịp thời; nắm chắc về tình hình dân cư tại địa bàn phục vụ công tác thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư đảm bảo chính xác. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của Cục C06, Bộ Công an để đề xuất triển khai ứng dụng đồng bộ phần mềm đăng ký, quản lý cư trú trên 13/13 Công an huyện, thành phố, thị xã.
Bốn là, tăng cường phổ biến, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ về Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử và CSDLQG về dân cư, tính tất yếu áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng công tác Công an. Củng cố, kiện toàn lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội các cấp, chú trọng tăng cường lực lượng cho cấp cơ sở, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin để vận hành và khai thác có hiệu quả Dự án Cơ sở dữ liệu dân cư khi đưa vào sử dụng tại Hà Tĩnh./.

Đại tá Đặng Hoài Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh