Không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu

Liên quan tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, chuyên gia pháp lý cho rằng, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử phạt hành chính lên đến 3 triệu đồng đối với cá nhân.

Sinh viên, chủ quán nhậu “méo mặt” vì tiền phạt nặng do vi phạm phòng dịch Covid-19

Tổ chức bị phạt gấp đôi

Trao đổi với Thanh Niên, luật sư (LS) Lê Trung Phát (đoàn LS TP.HCM) cho biết, theo hướng dẫn của Bộ y tế, để phòng chống dịch bệnh Covid-19, người dân cần thực hiện tốt biện pháp 5K, trong đeo khẩu trang là một trong những biện pháp cần thiết.

"Do đó, khi đến nơi công cộng mà người dân không thực hiện việc đeo khẩu trang chính là hành vi vi phạm quy định của Bộ Y tế. Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử phạt từ 1 - 3 triệu đồng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP", LS Phát nhận định.

Đồng quan điểm với ý kiến này, LS Bùi Quốc Tuấn (đoàn LS TP.HCM) cho biết thêm: "Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật. Hành vi này bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng"

Tuy nhiên, "Mức phạt tiền này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân", LS Tuấn nhấn mạnh.

Trưa 16.5: Thêm 6 ca Covid-19, với 5 ca trong Bệnh viện K Tân Triều

Tăng cường kiểm soát

Trao đổi với Thanh Niên, LS Bùi Quốc Tuấn khuyến cáo: "Đeo khẩu trang nơi công cộng là bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Đeo khẩu trang đạt hiệu quả nhất khi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang. Khẩu trang phải che kín hoàn toàn mũi, miệng và vừa khít với hai bên mặt mà không có kẽ hở. Phải đeo khẩu trang bất cứ khi nào đi trên máy bay, xe buýt, tàu hỏa hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác".

"Tuy nhiên, khẩu trang không thay thế cho biện pháp cách ly giao tiếp xã hội. Do đó, bên cạnh đeo khẩu trang thì người dân ở địa phương có dịch cần phải tuân thủ quy định giãn cách. Đồng thời, rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay có ít nhất 60% cồn sau khi chạm vào hoặc tháo khẩu trang", LS Tuấn phân tích.

Liên quan hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt, LS Phát khuyến cáo: "Cơ quan chức năng cần tăng cường việc kiểm soát, sớm phát hiện và xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng. Việc mua một chiếc khẩu trang khi đi ra đường sẽ rẻ hơn rất nhiều so với để bị xử phạt. Và quan trọng hơn là góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh".

TPO - UBND phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) kết luận việc Cty Sao Mai xử phạt đối với anh D. tại toà nhà Sao Mai là không đúng theo quy định của pháp luật. “Cty cần tiếp tục làm việc với anh D. để nhận lỗi và hoàn trả số tiền thu sai quy định đã thu”, biên bản nêu.

Trước đó, như đã thông tin, Ban quản lý toà nhà Sao Mai (19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) phạt một thanh niên là nhân viên Cty đang thuê địa điểm tại toà nhà số tiền 2 triệu đồng vì hành vi không đeo khẩu trang. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử phạt này là trái thẩm quyền, vi phạm quy định pháp luật.

Qua tìm hiểu của phóng viên, toà nhà Sao Mai tại số 19 Lê Văn Lương được xây dựng 16 tầng có chức năng cho các Cty bên ngoài thuê làm văn phòng, trụ sở...

Không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu

Toà nhà văn phòng Sao Mai, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: PV

Với lý do “hoàn thiện hơn môi trường làm việc và hoạt động kinh doanh của các Cty”, Ban Quản lý toà nhà Sao Mai đã đề ra quy định các nhóm hành động nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Theo đó, nếu tập thể hoặc cá nhân vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, lần thứ 2 bị phạt 500 nghìn đồng/lỗi vi phạm còn lần thứ 3 phạt số tiền 1 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 19/4, đại diện Ban Quản lý toà nhà Sao Mai xác nhận có xử phạt anh D. số tiền 2 triệu đồng với hành vi “không đeo khẩu trang”.

Theo vị này, anh D. không đeo khẩu trang trong quá trình di chuyển trong thang máy xuống sảnh toà nhà. Vị này cũng cho biết, các quy định xử phạt trong toà nhà nhằm phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo an toàn cho người làm việc trong toà nhà.

Theo lời vị này, các quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong toà nhà đã có sự đồng ý của các Cty thuê địa điểm trong toà nhà. Về số tiền thu được, đại diện Ban Quản lý toà nhà cho biết, sẽ sử dụng để gây quỹ, mua sắm một số trang thiết bị như nước xịt khuẩn…

Tuy nhiên, ngày 22/4, theo biên bản cuộc làm việc với đại diện lãnh đạo UBND phường Nhân Chính, cảnh sát khu vực, đại diện Cty Sao Mai, Ban Quản lý toà nhà Sao Mai lại nêu rằng “các văn phòng làm việc nếu vi phạm các nội quy, quy chế của toà nhà tuỳ từng mức độ xử lý có thể bị xử phạt bằng tiền và sẽ được công ty tạm thu vào quỹ của Ban quản lý và sẽ hoàn trả cho các văn phòng sau 6 tháng nếu đã rút kinh nghiệm và chấp hành tốt các nội quy, quy chế của toà nhà”.

Cũng theo biên bản cuộc làm việc nói trên, đối với nội dung xử phạt anh D., phía Cty Sao Mai cho biết, sau khi sự việc diễn ra, Cty nhận thấy việc xử phạt đối với cá nhân anh D. là không đúng với quy định. Cty đã cử đại diện xuống làm việc với anh D. để xin lỗi và hoàn trả lại số tiền Cty đã thu sai quy định, nhưng anh D. không nhận lại tiền.

Biên bản cũng nêu ý kiến của UBND phường Nhân Chính, kết luận việc Cty Sao Mai xử phạt đối với anh D. tại toà nhà Sao Mai là không đúng theo quy định của pháp luật. “Cty cần tiếp tục làm việc với anh D. để nhận lỗi và hoàn trả số tiền thu sai quy định đã thu”, biên bản nêu.

Liên quan đến vụ việc này, theo tìm hiểu và nguồn tin của phóng viên, Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã bắt đầu vào cuộc để tiếp tục xác minh, làm rõ có hay không dấu hiệu hình sự trong vụ việc. "Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan công an sẽ xử lý nghiêm theo quy định", nguồn tin nêu.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, anh D. (31 tuổi, ở Tây Hồ) cho biết, ngày 8/4, trên đường di chuyển trong thang máy từ tầng 8 xuống tầng 1 của toà nhà, anh không đeo khẩu trang. Nguyên nhân vì anh kéo khẩu trang xuống để gãi mũi và vô tình không kéo lên do sử dụng điện thoại.

Khi xuống sảnh tầng 1, anh được bảo vệ toà nhà nhắc nhở nên lập tức đeo lại khẩu trang. Toàn bộ quá trình này được camera an ninh của toà nhà ghi nhận lại.

Sau đó, bộ phận lễ tân của toà nhà đã liên hệ với Cty nơi anh D. làm việc (đang thuê trụ sở tại toà nhà Sao Mai) và thông báo rằng, anh D. phải nộp số tiền 2 triệu đồng vì hành vi không đeo khẩu trang.

“Khi đó, tôi đã trao đổi với phòng nhân sự và xin giảm nhẹ mức phạt vì thấy rằng tính chất vụ việc không đến mức nặng nề như vậy nhưng không được chấp thuận”, anh D. kể.

Đến ngày 14/4, theo lời anh D., đại diện Ban Quản lý toà nhà Sao Mai tiếp tục gọi điện yêu cầu anh phải nộp số tiền nêu trên. Lo sợ sẽ mất việc nên anh D. đã chuyển khoản số tiền 2 triệu đồng vào tài khoản của Cty TNHH Xuất nhập khẩu và đầu tư Sao Mai (Công ty Sao Mai). Đáng chú ý, anh D. hiện mới đang là nhân viên thử việc 2 tháng, lương 7 triệu/tháng.

“Các bên đều thúc hối tôi nộp tiền. Có người còn bảo rằng các cá nhân khác khi sinh hoạt, làm việc tại toà nhà mà vi phạm quy định đều bị nộp phạt. Với suy nghĩ nộp phạt để tiếp tục được làm việc nên tôi đã chấp nhận”, anh D. nói.