Kinh đô thời nhà Đinh Tiên Lê ở đầu

Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và cho định đô ở Hoa Lư. Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rõ: "Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế".

Vị trí dựng đặt kinh đô Hoa Lư có diện tích khoảng 300 ha, là vùng đồng chiêm trũng được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, núi non hiểm trở. Với tầm nhìn của nhà quân sự, Đinh Tiên Hoàng đã triệt để lợi dụng địa thế tự nhiên để xây thành, đắp lũy, nối liền các khoảng trống giữa các núi thành một hệ thống khép kín. Mặc dù chức năng quân sự được thể hiện rõ trong kiến trúc tự nhiên của kinh thành Hoa Lư nhưng về cơ bản nó vẫn đảm bảo trọn vẹn chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa của Vương triều Đinh buổi đầu kiến lập.

Kinh đô Hoa Lư bao gồm thành Ngoại và thành Nội. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận các thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên. Đây là cung điện chính mà khu vực đền Đinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Đinh lấy núi làm án. Thành Nội có diện tích tương đương thành Ngoại, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình. Hai thành này được ngăn cách với nhau bằng một lối đi tương đối hiểm trở gọi là quèn Vòng.

Kinh đô Hoa Lư do Đinh Tiên Hoàng tổ chức xây dựng là một công trình kiến trúc lớn nhất của đất nước sau ngàn năm Bắc thuộc. Từ đây, bộ máy chính quyền của Nhà nước độc lập tự chủ do Đinh Tiên Hoàng đứng đầu đã củng cố và giữ vững chủ quyền của quốc gia và dân tộc.

Xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Bộ Lĩnh đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng một mô hình Nhà nước với thiết chế mới.

ở triều đình Hoa Lư, người đứng đầu và có vai trò quyết định mọi công việc trọng đại có liên quan đến vận mệnh của đất nước và Vương triều là Hoàng đế- tức Đinh Tiên Hoàng.

Tổ chức bộ máy Nhà nước ở triều đình được chia làm hai ban văn, võ. Do nguồn sử liệu biên chép về thời kỳ này khá hạn chế nên chỉ có thể biết được năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong Nguyễn Bặc chức Định quốc công đứng đầu triều, Lưu Cơ được phong là Đô hộ phủ sĩ sư trông coi việc hình án. Ngoài ra còn có chức Thái sư do Hồng Hiến (người gốc Trung Quốc) đảm nhiệm hay Trịnh Tú giữ chức Sứ quán...

Cũng trong năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong Lê Hoàn giữ chức Thập đạo tướng quân đứng đầu quân đội. Năm 974, cùng với việc chia đất nước thành 10 đạo, Đinh Tiên Hoàng cũng quy định số quân của các đạo: "Mỗi đạo có 10 quân, mỗi quân có 10 lữ, mỗi lữ có 10 tốt, mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người, đầu đội mũ bình đính vuông bốn góc". Như vậy, dưới triều Đinh, lực lượng quân đội lên đến khoảng 1 triệu người (chiếm 1/3 dân số). Phạm Bạch Hổ- hay còn gọi là Phạm Phòng át, nguyên là sứ quân hùng cứ vùng Kim Động (Hưng Yên)- được phong chức Thân vệ tướng quân nắm giữ quân đội trong kinh thành lực lượng khoảng 3.000 người trực tiếp bảo vệ kinh đô; Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp cùng trông coi lực lượng quân sự bên ngoài (quân Tứ sương chuyên lo bảo vệ các cổng thành và các vòng thành).

Đảm nhiệm công việc bang giao (chủ yếu với triều Tống ở Trung Quốc), Đinh Tiên Hoàng giao cho con trai trưởng là Đinh Liễn đặc trách. Năm 969, chỉ một năm sau khi Vương triều thành lập, Đinh Tiên Hoàng đã phong cho Đinh Liễn làm Nam Việt Vương (nhân vật đứng thứ hai sau Hoàng đế) trông coi công việc bang giao và "mùa xuân, tháng giêng năm Canh Ngọ (970) sai sứ sang giao hảo với nhà Tống" chính thức đặt mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia, hai Vương triều; năm 975, nhà Đinh sai Trịnh Tú đi sứ nhà Tống, tiếp đó, nhà Tống sai Cao Bảo Tự đem chế sách sang phong Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam kỵ, Kiểm hiệu Thái sư, Giao Chỉ Quận vương. Từ đó về sau, sai sứ sang nhà Tống đều do Đinh Liễn làm chủ.

Trong triều đình Hoa Lư thời Đinh, bên cạnh đội tướng lĩnh ngũ công thần từng theo Đinh Bộ Lĩnh "dẹp loạn", thống nhất đất nước, kiến lập Vương triều thì tầng lớp tăng lữ có một vai trò rất quan trọng. Đội ngũ này gần như là "cố vấn" cho Hoàng đế và triều đình trong công tác nội trị và bang giao. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt đại sư cho Tăng thống Ngô Chân Lưu, cho Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi...

Dưới thời Đinh, tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương không được sử sách ghi chép nhiều. Năm 974, Đinh Tiên Hoàng chia cả nước Đại Cồ Việt làm 10 đạo mà hiện nay địa bàn của từng đạo cũng rất khó xác định. Chính quyền địa phương thời Đinh gồm các cấp: đạo, phủ, châu, giáp và xã. Hệ thống quan chức các cấp chính quyền cũng không xác định được rõ ràng. Có lẽ, người đứng đầu đạo do triều đình cử về (như trường hợp Bùi Quang Dũng được cử về trấn giữ vùng Bố Hải khẩu, Thái Bình); chức phủ, châu do thổ hào địa phương nắm giữ còn giáp và xã có quản giáp, phó tri giáp, chánh lệnh trưởng, tá lệnh trưởng đứng đầu như từ thời họ Khúc, Giáp, xã tuy đã xuất hiện nhưng chưa nhiều. Theo thống kê của Cao Hùng Trưng (tác giả thời Thanh) trong An Nam chí nguyên thì thời Khúc cả nước có 314 giáp.

Cùng với việc từng bước xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý từ Trung ương đến các cấp đạo, phủ; xây dựng củng cố lực lượng quân sự, thì nền pháp chế thời kỳ này cũng bắt đầu được để ý đến. Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án- một chức quan Tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Chính sử nước ta cho biết, ngay từ những thập niên đầu công nguyên, người Việt đã có luật nhưng xây dựng một bộ luật thành văn thì mãi đến đầu triều Lý mới thấy nhắc đến, đó là bộ Hình thư (đã thất truyền).

Như vậy, dưới triều Đinh chưa có một bộ luật thành văn mà chỉ có những quy định, quy tắc buộc mọi người phải tuân thủ. Việc quy kết tội danh và các hình thức xử phạt còn rất thô phác, dân dã. "Vua muốn dùng uy thế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm.

Về cơ bản, mô hình Nhà nước quân chủ tập quyền thời Đinh còn phôi thai, bộ máy Nhà nước, hệ thống pháp luật còn dân dã, thô phác. Trong hệ thống quan lại triều Đinh được ghi chép trong các bộ chính sử sau này chỉ thấy xuất hiện tên tuổi một số võ tướng gắn bó mật thiết với Đinh Bộ Lĩnh từ thời "dẹp loạn" như Định Quốc công Nguyễn Bặc, Lê Hoàn, Trịnh Tú, Lưu Cơ (Huân thần khai quốc), Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng (dòng dõi cựu thần); Phạm Bạch Hổ, Trần Thăng, Ngô Nhật Khánh, Đỗ Thích (cựu các sứ quân hoặc dòng dõi các sứ quân); Ngô Chân Lưu, Trương Ma Ni, Đặng Huyền Quang (tăng lữ)... Nguồn tư liệu địa phương như thần tích, gia phả, bi ký ghi nhận thêm một số nhân vật khác trong bộ máy chính quyền nhà Đinh buổi đầu như Sứ quân Trần Lãm; Tả bộc xạ Lê Lương (nguyên là một thổ hào lớn ở Thanh Hóa); Trinh Quốc công Bùi Quang Dũng (Thái Bình) và Kiến Nghĩa hầu Nguyễn Tấn (Nam Định) được xếp huân thần khai quốc.

Với việc xưng đế hiệu, đặt quốc hiệu, định niên hiệu, thiết lập triều chính gồm hai ban văn, võ cũng như bộ máy chính quyền địa phương, tổ chức quân đội, bước đầu xây dựng nền pháp chế (mới dừng ở quy định, quy tắc); xây dựng mối bang giao cũng như triển khai các hoạt động kinh tế, mô hình Nhà nước triều Đinh đã hướng đến xu thế tập trung quyền lực vào triều đình Trung ương, trong đó Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) là người nắm giữ quyền lực tối cao.

Bàn về triều Đinh và Đinh Tiên Hoàng, sử gia Lê Văn Hưu viết: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ...".

Sử thần Lê Tung trong Việt giám thông khảo tổng luận nhận định: "Đinh Tiên Hoàng nhân khi nhà Ngô loạn lạc, dẹp được 12 sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi... sang chế triều nghi, định lập quân đội. Vua chính thống của nước Việt ta thực bắt đầu từ đấy..."

Trong hai bộ sử lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến là bộ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn) đều có nhìn nhận tương đối nhất quán về triều Đinh khi đưa triều Đinh mở đầu cho phần Bản kỷ (Toàn thư) và Chính biên (Cương mục). Điều đấy càng khẳng định thêm về vị trí của Vương triều Đinh trong tiến trình lịch sử dân tộc.

PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ

Nhà Đinh (chữ Nôm: 茹丁, chữ Hán: 丁朝, Hán Việt: Đinh triều) là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.

Kinh đô thời nhà Đinh Tiên Lê ở đầu

Đại Cồ Việt

968–980

Châu Á vào nửa sau thế kỷ thứ 10, với lãnh thổ Đại Cồ Việt (Giao Chỉ-màu vàng)

Thủ đôHoa LưThành phố lớn nhấtĐại LaNgôn ngữ thông dụngHán ngữ trung đạiTôn giáo chính

Phật giáo, Đạo giáo,...Chính trịChính phủQuân chủHoàng đế 

• 968-979

Đinh Tiên Hoàng

• 979-980

Đinh Phế Đế Lịch sử 

• Đinh Bộ Lĩnh đánh bại 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế

968

• Lê Hoàn soán ngôi Nhà Đinh

980 Kinh tếĐơn vị tiền tệTiền xu

Tiền thân
Kế tục
Kinh đô thời nhà Đinh Tiên Lê ở đầu
Nhà Ngô
Nhà Tiền Lê
Kinh đô thời nhà Đinh Tiên Lê ở đầu
Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Kinh đô thời nhà Đinh Tiên Lê ở đầu

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
   Lê
   trung
   hưng
(1533 – 1789)
Nhà Mạc (1527 – 1592)
Trịnh–Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
   Pháp thuộc (1887 – 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa

Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ với một chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt Nam.[1] Vương triều nhà Đinh đã mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập cho nên trong các bộ chính sử kể từ Đại Việt sử ký toàn thư thế kỷ XV, Đại Việt sử ký tiền biên thế kỷ XVIII đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục thế kỷ XIX thì triều đại này đều được các tác giả lấy làm mốc mở đầu phần Bản kỷ hoặc Chính biên. Tiếp đến, việc xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng mang ý thức lớn về sự tự tôn của nước Việt, có hàm ý so sánh với các Hoàng đế Trung Hoa.[2]

Năm 944, Ngô Quyền (vua tự xưng là Ngô Vương) mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.

Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền - làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương.

Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế cục mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân.

Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn). Ông là người Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Có cha là Đinh Công Trứ - nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử Hoan Châu(Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay).

Thời kỳ đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu. Sau khi Trần Minh Công chết,[3] Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, chiêu mộ binh lính, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng nhiều sứ quân khác chống nhà Ngô và tiến đánh các sứ quân còn lại.

Trong hơn 3 năm, nhờ tài năng của mình, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

Đinh Tiên Hoàng

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn là con cả, đã cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Năm 978, Đinh Bộ Lĩnh lập con út là Hạng Lang làm thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên giết chết Hạng Lang vào mùa xuân năm 979.

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại trong cung. Sử ghi thủ phạm là nội nhân Đỗ Thích, nhưng các nhà nghiên cứu gần đây đặt ra giả thiết khác, cho rằng chủ mưu là Lê Hoàn (sau này làm vua và gọi là Lê Đại Hành) và Dương hậu.

Đinh Phế Đế

Năm 979 Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, là Đinh Phế Đế.

Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế nằm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, là nhiếp chính. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy vậy, lại nghi Lê Hoàn tư thông cùng Thái hậu Dương Vân Nga nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết chết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam sang Chăm Pa, sau đó cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão chết.

Năm 980, nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Nhà Đinh kết thúc, truyền được đến đời thứ hai, trị vì 12 năm (968-980).

Lê Hoàn sau khi lên ngôi lập ra nhà Tiền Lê đã đánh thắng quân Tống (tháng 4 năm 981). Đinh Toàn trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm 1001, trong lần cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên chết.

Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ trong triều đình. Trong triều có sự tham gia của các nhà sư vì những đóng góp của họ trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân[4]. Vua Đinh phong cho các quan văn võ:

  • Nguyễn Bặc làm Định quốc công
  • Đinh Điền làm Ngoại giáp
  • Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư (chức vụ coi việc hình án)
  • Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân
  • Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư
  • Trương Ma Ni làm Tăng lục
  • Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.

Năm 975 vua Đinh ban quy định áo mũ cho các quan văn võ[5]. Bộ máy chính quyền nhà Đinh vẫn được xem là còn đơn sơ[6].

Quân đội

Theo sử sách, quân đội nhà Đinh có mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy tổng số theo lý thuyết là 1 triệu người.[cần dẫn nguồn]

Tuy nhiên, trong các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến cho rằng con số đó không có thực. Chữ Thập, theo Lê Văn Siêu, chỉ mang tính khái quát toàn thể về cách tổ chức kiểu "ngụ binh ư nông" như nhà Lý sau này, thời bình cho làm ruộng, chỉ huy động khi cần[7]; còn Trần Trọng Kim ước đoán quân đội nhà Đinh nhiều nhất chỉ có đến 10 vạn người[8].

Pháp luật

Do ảnh hưởng nhiều năm từ thời loạn lạc, có nhiều người quen thói lúc loạn, không chịu tuân theo luật lệ. Do đó vua Tiên Hoàng dùng pháp luật nghiêm ngặt để trừng trị.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi về việc này:

Vua [Đinh Tiên Hoàng] muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm[5].

Trần Trọng Kim cho rằng "hình uy nghiêm như thế, thì cũng quá lắm, nhưng nhờ có những hình luật ấy thì dân trong nước mới dần dần được yên".[8]

Nhà Tống đang trên đường thống nhất Trung Quốc sau hơn 50 năm loạn lạc. Quân Tống do Phan Mỹ chỉ huy đã áp sát nước Nam Hán ở cạnh nước Đại Cồ Việt. Năm 970 Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang giao hảo với Tống Thái Tổ. Việc ngoại giao với phương Bắc từ đó được duy trì khá đều đặn và hòa bình.

Sang năm 972, Tiên Hoàng lại sai con cả Đinh Liễn đi sứ sang Biện Kinh. Năm 973, Đinh Liễn trở về, nhà Tống lại sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ[5].

Đầu năm 975, Tiên Hoàng lại sai Trịnh Tú đem vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang triều cống nhà Tống. Ngay mùa thu năm đó, nhà Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù sang gia phong cho Nam Việt Vương Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương. Từ đó về sau, Đinh Liễn được giao làm chủ việc ngoại giao với nhà Tống[5].

Đến năm 976, vua Đinh sai em Trần Lãm là Phò mã Trần Nguyên Thái sang nhà Tống đáp lễ. Năm sau (977), ông lại sai sứ sang mừng vua Tống mới là Tống Thái Tông lên ngôi. Đó cũng là lần ngoại giao cuối cùng giữa nhà Đinh và nhà Tống mà sử sách đề cập.

Thời kỳ phục quốc của Việt Nam thế kỷ 10, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng Vương và tới vua Đinh xưng làm Hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc bao gồm Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Đế (nếu công nhận tính chính thống của nhà Triệu), Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế rồi bị thất bại trước họa ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của một quốc gia độc lập. Trong hoạt động ngoại giao, nhà Đinh được nhà Tống thừa nhận và coi trọng.

Việc vua Đinh khôn khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân (968) là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất phương nam.

Kế tục nhà Ngô, nhà Đinh tiếp tục xây dựng bộ máy cai trị trên lãnh thổ, dù chưa được hoàn bị như nhà Lý sau này nhưng bước đầu đã đi vào nền nếp.

Tổng cộng nhà Đinh có hai đời nhưng thực chất chỉ có 1 đời vua Tiên Hoàng.

 

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế ở thành phố Ninh Bình

Di tích về thời Đinh là các di tích có lịch sử hình thành từ thời Đinh hoặc có sau thời đại nhà Đinh, thờ các nhân vật lịch sử thời Đinh. Hiện ở Việt Nam có khoảng trên 500 di tích về thời Đinh.

Ninh Bình là vùng đất có kinh đô Hoa Lư, ở đây có nhiều di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh, đặc biệt nằm ở các huyện Hoa Lư, Nho Quan và Gia Viễn như: cố đô Hoa Lư với sông Sào Khê, động Thiên Tôn, động Hoa Lư,... Đặc biệt, quần thể danh thắng Tràng An với rất nhiều di tích thời Đinh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2014.

  1. ^ Lực lượng vũ trang nhà Đinh (968 - 980)
  2. ^ Nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất đất nước
  3. ^ Có tài liệu ghi là Trần Minh Công già yếu trao lại quyền cho Bộ Lĩnh.
  4. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr. 52.
  5. ^ a b c d Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V
  6. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr. 57.
  7. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr. 55.
  8. ^ a b Việt Nam sử lược, bản điện tử, tr. 36.

  • Đại Việt Sử ký Toàn thư.
  • Nguyễn Danh Phiệt (1990), Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
  • Lê Văn Siêu (2004), Việt Nam văn minh sử cương, Nhà Xuất bản Thanh niên.
  • Nhà Đinh 12 năm (968-980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư
  • Chép về Nhà Đinh trên Đại Việt Sử Lược
  • Sử thời Nhà Đinh
  • Giai đoạn độc lập - Nhà Đinh

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_Đinh&oldid=67893893”