Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh

TP HCMÔng Phan Đình Nhiên, 37 tuổi, ra sân bay đi Hàn Quốc thì bất ngờ được thông báo Cục thi hành án dân sự đã có lệnh tạm hoãn xuất cảnh với mình, năm 2018.

Cho rằng Cục thi hành án dân sự áp dụng lệnh cấm xuất cảnh sai với mình gây thiệt hại lớn, ông Nhiên khởi kiện ra TAND TP HCM, đòi bồi thường và xin lỗi công khai. Sau nhiều lần hòa giải không thành, TAND TP HCM dự kiến đưa vụ án ra xét xử vào ngày 8/6.

Trong đơn kiện, ông Nhiên trình bày, ngày 29/5/2018 cùng vợ ra sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục đi Hàn Quốc thì biết mình bị Cục thi hành án dân sự TP HCM ra lệnh tạm hoãn xuất cảnh. Liên hệ với cơ quan này, ông được cho hay lý do bị cấm xuất cảnh "là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Chau Kee Holdings Việt Nam - đang nợ tiền thi hành án của đối tác". Trong khi đó ông không biết hay liên quan gì đến doanh nghiệp này. Bốn tháng sau, Cục thi hành án xác nhận đã áp dụng lệnh cấm xuất cảnh sai người.

Ông Nhiên cho rằng sai lầm của Cục thi hành án đã khiến chuyến công tác của ông bị hủy, gây thiệt hại lớn như: vừa bị mất thu nhập vừa phải bồi thường cho đối tác; ảnh hưởng đến uy tín, tâm lý của ông trong thời gian dài... Ông đã yêu cầu Cục thi hành án bồi thường 970 triệu đồng và xin lỗi công khai, song cơ quan này không đồng ý, nên kiện ra tòa.

Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh

Ông Phan Đình Nhiên - người bị Cục Thi hành án dân sự TP HCM cấm xuất cảnh nhầm. Ảnh: NVCC

Trong bản tự khai gửi tòa, đại diện Cục thi hành án dân sự TP HCM cho rằng, việc tạm cấm xuất cảnh đối với ông Nhiên là để tổ chức thi hành phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam lập tại TP HCM. Nội dung phán quyết xác định Công ty TNHH Chau Kee Holdings Việt Nam phải trả hơn 480 triệu đồng và 30 triệu đồng phí trọng tài cho Công ty Cổ phần Phát triển Khu phức hợp Thương mại Vietsin.

Quá trình tổ chức thi hành án, công ty này chưa trả tiền cho đối tác. Ban đầu, Cục thi hành án ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Anh Pháp, sau đó là bà Hoàng Thị Vân - là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Chau Kee Holdings Việt Nam. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo công ty này thay đổi đăng ký kinh doanh lần 8 và ông Phan Đình Nhiên là người đại diện mới theo pháp luật. Do đó, Cục thi hành án ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nhiên để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của công ty này.

Đến tháng 9/2018, Cục thi hành án được Sở kế hoạch và Đầu tư thông báo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Chau Kee Holdings Việt Nam là giả mạo, nên đã hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh "do ông Nhiên đứng tên". Cục thi hành án sau đó đã ra quyết định giải tỏa lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nhiên.

Theo Cục thi hành án dân sự, quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan này đã làm đúng theo nội dung phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tại TP HCM. Cơ quan này viện dẫn nhiều quy định của pháp luật, khẳng định việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nhiên đã thực hiện theo đúng trình tự thủ thục. Từ đó, Cục thi hành án đề nghị tòa bác yêu cầu của nguyên đơn.

Trong buổi làm việc hồi tháng 4, ông Nhiên rút lại một phần yêu cầu khởi kiện, đề nghị tòa tuyên buộc Cục thi hành án liên đới với Sở Kế hoạch và Đầu tư bồi thường 110 triệu đồng (36 triệu tiền vé máy bay và 74 triệu tổn thất về tinh thần). Những thiệt hại khác như mất thu nhập, tiền bồi thường cho đối tác... ông sẽ khởi kiện thành vụ án khác khi thu thập đủ căn cứ.

Nguyên đơn cũng đề nghị tòa triệu tập đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty TNHH Chau Kee Holdings Việt Nam và Cổ phần Phát triển Khu phức hợp Thương mại Vietsin tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, ông Nhiên đề nghị tòa chuyển sang công an điều tra dấu hiệu hình sự trong việc giả mạo tài liệu, con dấu, trốn nghĩa vụ thi hành án của những người liên quan.

Về phía Cục thi hành án dân sự vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị tòa bác yêu cầu của ông Nhiên.

Thảo Mi

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh có quyền ra quyết định chưa cho xuất cảnh với người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

Theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 94/2015/NĐ-CP), công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh được quy định như sau:

a) Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.

b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21  Nghị định này.

c) Bộ trưởng Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.

d) Bộ trưởng Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.

đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.

Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, với trường hợp công dân bị tình nghi phạm tội nhưng vụ án chưa được khởi tố để điều tra thì vẫn có thể được xuất cảnh bởi điều luật quy định phải thuộc trường hợp “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm” (vụ án đã được khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự)

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành), người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh.

Như vậy, quy định mới này đã cho phép cơ quan tiến hành tố tụng được phép ra lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân ngay cả khi chưa khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với họ.  

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty Luật Bảo An -Đoàn Luật sư Hà Nội

  • Khoản 2 điều 3 nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam nêu rõ Chưa được xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định không cho phép công dân Việt Nam xuất cảnh. Các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh và thẩm quyền ra quyết định ở từng trường hợp được quy định tại điều 21, điều 22 luật này. Cụ thể, công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế…, thẩm quyền ra quyết định này thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định. Và khi có quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì các cơ quan có thẩm quyền nói trên phải gửi văn bản thông báo cho cục quản lý xuất nhập cảnh – bộ công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải có văn bản thông báo…

    Theo đó, phòng quản lý xuất nhập cảnh trả lời yêu cầu của ba bạn như vậy là đúng theo quy định của pháp luật vì bằng yêu cẩu của ba bạn không đủ căn cứ để ngăn chặn một người xuất cảnh. Ba bạn cũng không thể trực tiếp gửi yêu cầu đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh mà cần phải thông qua thủ tục tố tụng.

    Hiện tại từ bản cam kết ở công an xã mà ba bạn đang giữ, người vay nợ nói trên đang nợ ba bạn khoản tiền gốc là 720 triệu, quá thời hạn cam kết một tháng người này vẫn chưa thực hiện đúng theo cam kết của mình. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian gần một năm trước đó, người này trốn tránh nghĩ vụ trả nợ cho ba bạn. Đối với hành vi này, ba bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện vụ án dân sự gửi đến tòa án nhân dân quận/ huyện nơi người này cư trú để yêu cầu trả nợ. Trường hợp ba bạn có đủ căn cứ chứng minh người này đang chuẩn bị xuất cảnh để trốn trách nghĩa vụ trả nợ, thì hành vi này đã có đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 140 bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Theo đó để ngăn chặn việc người này xuất cảnh để chiếm đoạt số tiền đã vay của ba bạn, ba bạn có thể gửi đơn tố cáo gửi cơ quan công an, đơn yêu cầu truy tố hình sự gửi đến Viện kiểm sát nhân dân, đơn khởi kiện hình sự gửi đến tòa án nhân dân cấp Huyện nơi người này có hộ khẩu thường trú kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh việc vay nợ giữa các bên trong đơn nêu rõ yêu cầu trả nợ và trình bày việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn việc xuất cảnh của người này.

    Như vậy, tùy theo tình hình thực tế gia đình bạn có thể chọn khởi kiện dân sự hoặc hình sự để yêu cầu bên kia trả nợ. Theo đó, khi có quyết định thụ lý vụ án đối với trường hợp khởi kiện dân sự; hoặc sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, cơ quan công an tiến hành công tác điều tra tội phạm thì nếu có căn cứ và để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử, trong thời gian chờ giải quyết tranh chấp… cơ quan tố tụng ở từng giai đoạn sẽ có quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp đối với người này (tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú…). Tuy nhiên về nguyên tắc, trong các quá trình tố tụng, người này phải có mặt khi có giấy triệu tập, điều này cũng phù hợp với các trường hợp công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh đã được đề cập đến ở trên. Do vậy, trong trường hợp này gia đình bạn nên nhanh chóng tiến hành các thủ tục theo trình tự đã hướng dẫn ở trên để bảo vệ quyền lợi của mình.